Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi
Pháp luật lao động - 23/07/2024 17:51 TRẦN LƯU
Vụ ngừng việc tập thể ở Đồng Nai: Tất cả công nhân đã trở lại làm việc |
Công đoàn vào cuộc kịp thời
Ngày 20/7 vừa qua, 433/460 người lao động của Công ty TNHH H.F V.N (phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đã tiến hành ngừng việc.
Nguyên nhân bắt nguồn từ việc doanh nghiệp ra quyết định điều chỉnh tiền lương, tăng lương cho tất cả người lao động đang làm việc tại công ty. Tuy nhiên, quyết định điều chỉnh tăng lương chưa thể hiện rõ số tiền tăng lương, mà chỉ ghi chung chung là “theo quy định Nhà nước”. Thông báo cũng không có chữ ký của lãnh đạo công ty, cũng không có dấu mộc đỏ, từ đó, khiến cho người lao động cảm thấy mơ hồ và thiếu minh bạch.
Qua nắm bắt tình hình và làm việc, cơ quan chức năng thành phố Tân Uyên đã giải thích và hướng dẫn công ty thỏa thuận với người lao động thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung tiền lương cho phù hợp với Nghị định số 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ. Sau đó, công ty đã ban hành lại quyết định điều chỉnh tiền lương.
Theo đó công ty tăng lương cơ bản cho tất cả người lao động tại công ty thêm 280.000 đồng, tức là từ 4.680.000 đồng lên 4.960.000 đồng. Đồng thời, công ty phối hợp cùng công đoàn cơ sở (CĐCS) công ty thông báo, giải thích cho tất cả người lao động biết. Đến ngày 22/7, tất cả công ty đã trở lại làm việc bình thường.
Vụ ngừng việc ở thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ảnh: CĐCC |
Công đoàn và các ngành chức năng khuyến cáo doanh nghiệp đã có điều chỉnh tăng lương chính thức cho người lao động thì phải thông báo rõ ràng, cụ thể mức điều chỉnh tăng.
Trước đó, vào ngày 19/7, một vụ ngừng việc tập thể khác cũng đã xảy ra tại Công ty TNHH Chen Tai Việt Nam (Khu công nghiệp Mỹ Phước, thành phố Bến Cát, Bình Dương). Gần 100 công nhân đã ngừng việc để yêu cầu chủ doanh nghiệp tăng lương cơ bản 6% theo quy định. Đây là doanh nghiệp có công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn các KCN Bến Cát, tổng số lao động 500 người, vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất dây giày.
Được biết, Công đoàn cơ sở và đại diện Ban giám đốc công ty cũng đã thương lượng xong về việc điều chỉnh tăng lương và đang chờ Tổng giám đốc ký thông báo công bố chính thức.
Sau khi vụ việc xảy ra, công ty cũng đã nhanh chóng có thông báo công bố chính thức điều chỉnh tăng lương cơ bản cho tất cả công nhân thêm 294.000 đồng/người/tháng. Theo đó, lương cơ bản từ 4.914.000 lên 5.208.000 đồng. Như vậy bao gồm các khoản phụ cấp, công ty có mức thu nhập thấp nhất là 6.800.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm tăng ca).
Điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng là cách để các doanh nghiệp giữ chân người lao động. Ảnh: Tr.L. |
Công đoàn và các ngành chức năng rất hoan nghênh và ghi nhận những doanh nghiệp đã có thông báo sớm việc điều chỉnh tăng lương chính thức cho người lao động.
Chủ động, đảm bảo lợi ích giữa các bên
Vừa qua, việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng đã mang đến không ít niềm vui cho công nhân lao động. Theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu theo các vùng tăng bình quân từ 200.000 đồng đến 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP.
Mức tăng này không quá cao, nhưng lại rất quan trọng đối với công nhân lao động. Việc tăng lương sẽ giúp họ có thêm động lực lao động sản xuất, tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp, đặc biệt là trang trải một số chi phí trong điều kiện đời sống còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện đúng hoặc đầy đủ việc tăng lương cho người lao động theo quy định mới. Từ đây đã dẫn đến các vụ ngừng việc tập thể.
Đồng chí Nguyễn Kim Loan – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, cho biết: Ngay sau khi Nghị định 74/2024/NĐ-CP ban hành, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn rà soát, nắm bắt tình hình điều chỉnh lương tối thiểu vùng tại các đơn vị.
Đồng chí Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương: "Các doanh nghiệp cần chủ động thông báo việc điểu chỉnh lương tối thiểu vùng ngay từ bây giờ để người lao động an tâm sản xuất, tránh những sự cố ngừng việc xảy ra, gây thiệt thòi cho người lao động và cả chính doanh nghiệp". Ảnh: Tr.L. |
Theo đồng chí Loan hiện các cấp công đoàn đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động thông qua đại diện là công đoàn cơ sở thực hiện việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. LĐLĐ tỉnh đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở triển khai để CĐCS tập trung tuyên truyền Nghị định số 74/2024/NĐ-CP, trong đó, tập trung vào việc thương lượng, giám sát người sử dụng lao động có trách nhiệm triển khai và thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo đúng quy định mới.
"Trường hợp thang lương, bảng lương của doanh nghiệp không còn phù hợp, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung lại cho phù hợp. Đồng thời, phối hợp rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với công bố mức điều chỉnh lương mới của doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của Nghị định số 74/2024/NĐ-CP. Việc này nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động và hạn chế những cuộc ngừng việc tập thể xảy ra", đồng chí Nguyễn Kim Loan nói.
Cũng theo đồng chí Nguyễn Kim Loan, các cấp công đoàn đang tập trung công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động. Phối hợp với các cơ quan rà soát đảm bảo doanh nghiệp thực hiện đúng quy định tăng lương tối thiểu vùng 6% cho người lao động. Đồng thời, tăng cường thương lượng đưa vào thỏa ước lao động tập thể các nội dung có lợi cho người lao động, trong đó tập trung triển khai hoạt động “bữa cơm công đoàn” ở doanh nghiệp. Tích cực tham gia vào công tác thanh tra, kiểm tra giám sát các vấn đề về lao động, an toàn lao động…
Điều đáng mừng là hiện nay, nền kinh tế đã có sự hồi phục tương đối ổn định, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng trở lại. Việc các doanh nghiệp chủ động sớm thực hiện tăng lương cũng là cách để giữ chân người lao động gắn bó lâu dài với họ, dung hoà lợi ích đôi bên để cùng phát triển và sẽ không phải xảy ra ngừng việc hoặc đình công.
“Khi doanh nghiệp khó khăn, công đoàn và người lao động đã đồng hành với doanh nghiệp vượt qua khoảng thời gian sản xuất không ổn định. Nên khi đã có đơn hàng, việc sản xuất kinh doanh ổn định trở lại, thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm chia sẻ với người lao động.
Theo quy định, từ ngày 1/7 các nơi sẽ thực hiện việc tăng lương, và thông thường các doanh nghiệp sẽ trả lương tháng 7 cho công nhân lao động từ ngày 10 của tháng sau (tức là 10/8/2024). Hiện các cấp công đoàn tỉnh đang tích cực đề xuất, hối thúc các doanh nghiệp có thông báo cụ thể, chính thức cho người lao động yên tâm làm việc. Thực tiễn đã cho thấy, các doanh nghiệp cần chủ động thông báo việc điểu chỉnh lương tối thiểu vùng ngay từ bây giờ để người lao động an tâm sản xuất, tránh những sự cố ngừng việc xảy ra, gây thiệt thòi cho người lao động và cả chính doanh nghiệp”, đồng chí Nguyễn Kim Loan nhấn mạnh.
Những "từ khóa" vàng của giải quyết ngừng việc tập thể Giải quyết ngừng việc tập thể cần rất nhiều kỹ năng đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, khả năng quan sát, học hỏi, ứng ... |
Hiểu điều công nhân nói và nói cho công nhân hiểu Một trong những kinh nghiệm khi giải quyết ngừng việc tập thể là hiểu điều công nhân nói, và nói cho công nhân hiểu, dựa ... |
Thấy gì từ vụ ngừng việc tại Công ty Điện tử BSE Việt Nam? Hơn 1.000 công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam (Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) tập trung ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 03/09/2024 16:24
Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.
Pháp luật lao động - 02/09/2024 13:08
Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước khi nào?
Các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người sử dụng lao động được quy định tại Khoản 2 điều 35 Bộ luật Lao động.
Pháp luật lao động - 01/09/2024 07:31
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 17:11
Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không?
Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không và nếu được, sẽ đóng cửa trong những trường hợp nào, thời điểm ra sao?
Pháp luật lao động - 31/08/2024 08:42
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn
Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.
Pháp luật lao động - 30/08/2024 09:01
Người lao động phấn khởi trước tin Công đoàn thắng kiện
Người lao động phấn khởi khi được Công đoàn thông tin thắng kiện trong vụ án tranh chấp lao động xảy ra tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng mà Công đoàn là đại diện bên khởi kiện.
- Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
- Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
- Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa
- Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc