Công ty nợ lương, công nhân Haprosimex bấp bênh lo toan cuộc sống
Phóng sự điều tra - 26/08/2023 09:07 MINH ANH
Công nhân Haprosimex không đồng ý với phương án trả 50% lương |
Nợ lương người lao động từ khi còn là công ty nhà nước, sau khi cổ phần hóa vào năm 2017 và tiếp tục bán lại cho một nhóm cổ đông vào năm 2022, Công ty Haprosimex vẫn chưa trả hết, dù tập thể người lao động rất nhiều lần kêu cứu lãnh đạo Công ty và các cơ quan chức năng. Gần 500 công nhân sản xuất phải nghỉ việc, nhiều người trở thành lao động tự do vì khó khăn do tìm việc.
“Chế độ không có, rủi ro công việc thì nhiều vì cô đã lớn tuổi”
Cô Đặng Thị Dung (61 tuổi, trước đó là Tạp vụ làm việc tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex) hiện đang làm quét dọn tại chợ Ninh Hiệp và rửa bát thuê. Với hai công việc trên, hằng tháng cô có mức thu nhập hơn 6 triệu đồng.
"Công việc quét chợ cô làm từ 5 giờ 30 phút đến 19 giờ, họ trả lương được gần 6 triệu tính cả bữa ăn trưa. Còn rửa bát cô làm thêm khi người thuê có nhu cầu, được trả thêm 120 nghìn đồng/ buổi. Cũng phải tằn tiện lắm mới đủ sống", cô Dung nghẹn ngào.
Cô Dung là mẹ đơn thân nhiều năm nay, con gái lớn đã lập gia đình. Con trai thứ mất từ năm 2007 do bị tai nạn trong quá trình làm việc, để lại cho cô một nỗi đau khôn nguôi. Khi đó, hai cháu nội vẫn còn quá nhỏ, con dâu cô Dung là giáo viên mầm non với mức lương chưa đến 6 triệu đồng/ tháng. Chính vì vậy, hằng tháng cô vẫn phải đóng góp thêm nuôi 2 cháu ăn học.
Cô Đặng Thị Dung (61 tuổi, trước đó là tạp vụ làm việc tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex) hiện đang làm quét dọn tại chợ Ninh Hiệp và rửa bát thuê với mức thu nhập hơn 6 triệu đồng/ tháng. Ảnh: M.A |
Kể từ ngày Công ty ra thông báo nghỉ chờ việc vào năm 2016, khi đó, cô đã ngoài 50 tuổi, cũng chỉ biết đợi đến khi được đi làm lại. Lương thì Công ty nợ, gia đình cũng không có khoản tích lũy, nhà thì phải đi thuê trọ, cô Dung phải tìm đến công việc với mức thu nhập bấp bênh để còn duy trì cuộc sống và lo thêm cho 2 cháu.
Cô Dung chia sẻ, quãng đường từ nhà đến chợ Ninh Hiệp nơi cô làm việc cũng gần 10 cây số. Phương tiện đi lại là chiếc xe đạp cà tàng, cũ kỹ nhiều năm nay. Đi làm từ tờ mờ sáng và về nhà khi trời đã tối mịt, công việc quét dọn chợ cũng khá nặng so với tuổi của cô. “Công việc làm thuê không thuộc diện hỗ trợ của công đoàn để mình được hưởng những chế độ theo quy định. Chính vì vậy, chẳng may xảy ra rủi ro khi làm việc cô cũng đành phải chấp nhận. Hơn nữa, con đường đến chợ cũng có nhiều xe to chạy rất ẩu khiến cô không khỏi lo lắng”.
Đôi chân tập tễnh cùng chiếc lưng đau do trái gió trở trời, cô Dung nặng nề đẩy chiếc xe đi gom rác quanh chợ.
Lo lắng từ những công việc thời vụ
Anh Nguyễn Hữu Hậu (sinh năm 1988) và chị Trần Thị Thu Hương (sinh năm 1993) đều là công nhân làm việc tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex. Cũng như cô Dung, vợ chồng anh Hậu đều khó khăn khi tìm công việc khác sau thời gian chờ nghỉ việc.
Để duy trì cuộc sống gia đình và lo cho 3 con nhỏ, anh Hậu nhận chạy thêm xe ôm, chở hàng từ chợ Ninh Hiệp. Chị Hương đi làm may thuê và ở nhà chăm sóc 3 con. Mức thu nhập từ công việc thời vụ của cả 2 vợ chồng chưa đến 10 triệu đồng cho gia đình 5 người chi tiêu.
“Công việc xe ôm tôi chạy linh động về thời gian, nhưng dạo gần đây cũng ít khách đi và kinh tế khó khăn nên đơn hàng chủ thuê giao cho khách cũng không có nhiều”, anh Hậu chia sẻ.
Anh Nguyễn Hữu Hậu (sinh năm 1988) nhận chạy thêm xe ôm, chở hàng từ chợ Ninh Hiệp để kiếm thu nhập lo cho gia đình. Ảnh: Ý Yên |
Được biết, hiện Công ty Haprosimex vẫn nợ vợ chồng anh Hiệp hơn 60 triệu tiền lương. Số tiền ấy cũng có thể giúp gia đình anh Hậu trang trải được cuộc sống trong một thời gian khi mà vợ chồng anh hiện trong tình trạng thiếu việc làm.
“Giờ không đi làm Công ty, chúng tôi không được đóng bảo hiểm. Bảo hiểm y tế tôi cũng phải mua ngoài để đề phòng ốm đau, đi lại. Công ty thì không chấm dứt hợp đồng lao động nên vợ chồng tôi cũng như nhiều công nhân khác tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex khó tìm được công việc mới”, anh Hậu thở dài.
Trước đó, theo biên bản cuộc họp ngày 9/3/2023 giữa đại diện Công ty Haprosimex với đại diện người lao động, Công ty đã xác định số tiền lương Công ty còn nợ công nhân lao động tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex là hơn 1,6 tỷ đồng. Công ty cũng đưa ra lộ trình sẽ thanh toán dứt điểm lương cho người lao động trong năm 2023.
Thế nhưng, ngày 4/7, khi đại diện Công ty làm việc với công nhân về vấn đề thanh toán tiền lương tại trụ sở Công ty tại 115 Đội Cấn, Ba Đình, phía Công ty đưa ra biên bản thỏa thuận với người lao động như sau: “Haprosimex đồng ý thanh toán và người lao động đồng ý nhận khoảng 50% số tiền lương, thay vì 100% số tiền lương theo số liệu nội bộ. Người lao động đọc đã hiểu và nhất trí nội dung nêu trong biên bản, đã nhận đủ số tiền (tương đương 50% lương) và cam kết sẽ không yêu cầu Haprosimex thanh toán bất kỳ khoản tiền nào khác, không thực hiện bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào về vấn đề tiền lương và chế độ lao động giữa người lao động và Haprosimex”.
Tập thể người lao động không đồng ý với phương án mà Công ty đưa ra. Bà Nguyễn Thị Huyền – đại diện cho công nhân lao động thuộc Nhà máy Dệt kim Haprosimex cho biết sẽ làm rõ vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động từ phía Công ty.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, đồng chí Hoàng Thanh Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ đồng hành cùng với người lao động trong việc đòi quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Công đoàn ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng có thẩm quyền, các cơ quan ban ngành liên quan để xử lý, tháo gỡ những vấn đề còn tồn đọng. Cùng với đó, Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động - Công đoàn Hà Nội cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Công đoàn ngành để đồng hành, hướng dẫn người lao động gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. |
Bài 16: Quảng An 1 đưa ra lộ trình thanh toán nợ bảo hiểm xã hội cho NLĐ Giám đốc chi nhánh 2 - Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 tại Đà Nẵng - Lưu Thanh Tùng đã ký thông báo ... |
Bài 17: Công ty Quảng An 1 làm người lao động hy vọng rồi thất vọng cùng cực Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 đưa ra lộ trình thanh toán về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), ... |
Bài 18: BHXH Đà Nẵng yêu cầu Quảng An 1 chuyển đóng ngay hơn 11 tỷ đồng nợ NLĐ Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng - Nguyễn Hùng Anh khẳng định, đơn vị không có thẩm quyền chấp thuận ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 27/09/2024 18:20
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 7: Mọi lợi ích thu được từ khách hàng phải hợp pháp và minh bạch
“Trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, tôi cho rằng các ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn cao về đạo đức kinh doanh để đảm bảo rằng mọi lợi ích thu được từ khách hàng đều hợp pháp và minh bạch”, ThS.Luật sư Nguyễn Thị Minh Anh - Công ty Luật TNHH Việt Kim (Hà Nội), chia sẻ.
Phóng sự điều tra - 26/09/2024 13:33
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 6: Ý kiến của cán bộ công đoàn
Trước tình trạng nhiều công nhân, người lao động trở thành “con nợ” bất đắc dĩ của những chiếc thẻ ngân hàng, một số cán bộ, lãnh đạo tổ chức Công đoàn đã lên tiếng, chia sẻ thêm những thông tin, lời khuyên dành cho công nhân.
Pháp luật lao động - 25/09/2024 08:33
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 5: Ngân hàng cần minh bạch, rạch ròi
Trước thực trạng trở thành những con nợ bất đắc dĩ bởi những chiếc thẻ không sử dụng, nhiều công nhân đề nghị nhà phát hành thẻ, các ngân hàng cần có biện pháp quản lý phù hợp, minh bạch, rạch ròi, nhất là liên quan các khoản phí sau khi chủ thẻ ngừng sử dụng thẻ.
Phóng sự điều tra - 24/09/2024 08:19
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 4: Công nhân chịu thiệt đến bao giờ?
Việc doanh nghiệp phối hợp với ngân hàng phát hành thẻ ATM cho công nhân diễn ra phổ biến. Mỗi khi nhảy việc, công nhân lại được yêu cầu sử dụng thẻ mới đồng bộ với công ty, do đó họ phải gánh thêm những khoản phí cho những chiếc thẻ cũ...
Pháp luật lao động - 23/09/2024 07:49
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 3: Trên 60% công nhân dùng từ 2 thẻ ATM trở lên
Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát việc sử dụng thẻ ATM qua 500 công nhân trong các khu công nghiệp lớn của cả nước. Số lượng những chiếc thẻ ngân hàng “ngủ đông” khiến nhiều người giật mình.
Phóng sự điều tra - 21/09/2024 19:59
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 2: Những chiếc thẻ ngân hàng làm công nhân khốn khổ
Mỗi lần nhảy việc, công nhân sở hữu thêm một thẻ ATM. Thẻ cũ không dùng vẫn bị thu phí, dẫn đến nhiều hệ lụy, làm khốn khó thêm cho đời sống công nhân.
- Người bảo vệ gần gũi, thân thiện của Trường Tiểu học Trung Yên
- Vòng tay Công đoàn tiếp thêm động lực, lan tỏa yêu thương
- LĐLĐ Bình Phước tổ chức hội nghị báo cáo viên
- Vietcombank giảm lãi suất cho vay hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 - Yagi
- “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 7: Mọi lợi ích thu được từ khách hàng phải hợp pháp và minh bạch