|
Dưới góc độ của Chi hội Thẻ - đơn vị bao quát hoạt động phát hành, quản lý thẻ của các ngân hàng thương mại, theo bà, có nên xây dựng một hành lang pháp lý, cơ chế riêng cho các thẻ “ngủ đông” nhiều năm không sử dụng có thể tự động khóa thay vì ngân hàng tự động thu phí như hiện nay? Bà Nguyễn Hồng Thanh: Hoạt động ngân hàng là hoạt động chịu sự điều chỉnh rất chặt chẽ của các hành lang pháp lý và đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước. Cho nên đối với các ngân hàng thì việc tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như Ngân hàng Nhà nước là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hoạt động của ngân hàng ổn định và lâu bền. Trong một số trường hợp ngân hàng sẽ thông qua đối tác, đại lý để phát hành thẻ. Khi đó, có thể xảy ra một số tình huống việc truyền thông cho khách hàng về thông tin phát hành thẻ không được đầy đủ. Còn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì tất cả các ngân hàng phải cập nhật, công bố công khai trên website. Tùy theo chính sách của từng ngân hàng, ví dụ với Vietcombank, đối với khách hàng phát hành thẻ tín dụng, các quy trình rất chặt chẽ vì ngân hàng phải phê duyệt, thẩm định tín dụng. Khi cấp tín chấp cho khách hàng, đây là khoản có thể gây rủi ro cho ngân hàng vì vậy các ngân hàng sẽ rất thận trọng. Bên cạnh đó, hiện nay, hầu như các ngân hàng đều có ứng dụng mobile banking, đây không chỉ là phương tiện để khách hàng có thể tra cứu, quản lý các giao dịch liên quan đến tài khoản hay thực hiện chuyển tiền mà còn là phương tiện để khách hàng có thể quản lý những thẻ đã được phát hành với ngân hàng cũng như các giao dịch phát sinh và tình hình thanh toán, trả nợ với ngân hàng. Vì vậy, họ đều cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng trên ứng dụng. Các ngân hàng cũng sẽ gửi tin nhắn cho khách hàng - đây là quy định bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay cũng chưa có hướng dẫn, quy định chung cho các ngân hàng đối với các thẻ “ngủ đông” hoặc lâu không hoạt động mà tùy theo chính sách của từng ngân hàng. Nếu có hành lang pháp lý chung cho vấn đề này thì cũng sẽ thuận tiện hơn cho các ngân hàng trong việc xử lý với khách hàng. Vậy bà có khuyến cáo gì giúp nâng cao nhận thức cho công nhân, người lao động để họ sử dụng thẻ an toàn, hiệu quả, không gây bất lợi cho chính bản thân mình? Bà Nguyễn Hồng Thanh: Thứ nhất, trước khi quyết định lựa chọn một sản phẩm thẻ nào đó thì cần tìm hiểu kỹ các chính sách, quy định, các loại phí áp dụng đối với sản phẩm đó để có thể hiểu, sử dụng và quản lý thẻ một cách hiệu quả. Khi thẻ có phát sinh phí cần thanh toán đúng hạn theo quy định của sản phẩm và chính sách của ngân hàng. Thứ hai, khi khách hàng đăng ký phát hành thẻ với ngân hàng thì phải ký hợp đồng với ngân hàng và đăng ký các thông tin có thể là email, số điện thoại hoặc đăng ký các ứng dụng (app) của ngân hàng để nhận thông báo một cách kịp thời. Đây là những kênh mà ngân hàng có thể báo cho khách hàng về những giao dịch thẻ và khoản phí phát sinh, hoặc thời hạn thanh toán trả nợ của khách hàng. Do vậy, khi cung cấp thông tin cho ngân hàng thì người lao động cần phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác để đảm bảo nhận được thông báo kịp thời từ phía ngân hàng. Trong trường hợp thay đổi những thông tin này, khách hàng cũng cần báo lại để ngân hàng có thể cập nhật địa chỉ đúng. Thứ ba, thẻ là phương thức thanh toán điện tử nên người lao động cũng cần biết cách sử dụng an toàn, tránh những tình huống rủi ro. Xin cảm ơn bà! Phóng viên: Thưa bà, công nhân thường có nhiều thẻ ngân hàng, cũng thường xuyên thay SIM, đổi số điện thoại. Nếu việc liên lạc, thông báo thu phí không được thường xuyên và thuận tiện thì sẽ phát sinh phí chậm trả, nợ xấu. Những trường hợp này, theo bà cần xử lý thế nào và có nên có một hành lang pháp lý chung cho việc này không, khi mà mấy năm không phát sinh giao dịch nhưng vẫn thu phí tự động? Bà Phan Thu Hiền – Phó Giám đốc Trung tâm Thẻ, PVcomBank: Tại PVcomBank, cứ trong vòng 6 tháng khách hàng phát hành thẻ nhưng chưa kích hoạt thì chiếc thẻ đấy đã được đóng tự động trên hệ thống. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng căn cứ vào dữ liệu lịch sử giao dịch của khách hàng. Nếu trong vòng 1 năm gần nhất, khách hàng không phát sinh giao dịch thì PVcomBank cũng không thực hiện gia hạn thẻ đó để đảm bảo khách hàng nào là khách hàng thực sự có nhu cầu sử dụng thẻ. Ngoài những chốt chặn tự động trên hệ thống, PVcomBank cũng có những chương trình “đánh thức khách hàng ngủ đông”, tức là từ dữ liệu khách hàng, chúng tôi sẽ thường xuyên thực hiện những cuộc gọi chăm sóc khách hàng để hiểu và nắm bắt được là vì sao khách hàng không sử dụng thẻ thường xuyên và truyền thông đến cho khách hàng khi sử dụng thẻ sẽ có những ưu đãi như thế nào. Trong quá trình làm việc với các đơn vị trả lương tại các khu công nghiệp, PVcomBank cũng có những hoạt động sâu sát cùng với phòng nhân sự hay Công đoàn Công ty nhằm nắm bắt được những người lao động nào đang tiếp tục công tác tại đơn vị để thường xuyên rà soát, làm sạch dữ liệu khách hàng. Với những người đã chuyển công tác, ưu đãi sẽ quay trở về thành khách hàng thông thường. Tất cả những đối tượng đó sẽ vẫn được truyền thông để ngân hàng biết khách hàng chấp nhận sử dụng tiếp hay dừng dịch vụ. Về hành lang pháp lý chung đối với cả hệ thống ngân hàng, PVcomBank nhận định là nên có những nguyên tắc thống nhất giữa các ngân hàng thương mại. Ví dụ như tài khoản không sử dụng, không có số dư hoặc không có bất kỳ giao dịch nào sẽ phải có thời hạn nhất định để thực hiện đóng những tài khoản đó. Từ đó làm sạch dữ liệu khách hàng, bảo vệ nguồn tài nguyên dữ liệu của ngân hàng.
Xem thêm video bà Phan Thu Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm thẻ PVcomBank chia sẻ về sử dụng thẻ tín dụng: Đón đọc bài tới: |