Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?
Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?

Chị Trần Thị Thanh, 34 tuổi, ở xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khoảng 10 năm qua, chị làm công nhân và trải qua ít nhất 4 công ty ở Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế. Chị Thanh kể, thời còn đi học chị có dùng một chiếc thẻ ATM (cách gọi dễ hiểu về thẻ ghi nợ - debit card - mở tại ngân hàng, sử dụng giao dịch rút tiền tự động). Sau đó đi làm công nhân cho một công ty sản xuất đồ nhựa tại Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, theo đề nghị từ phía công ty, chị có thêm một thẻ ngân hàng khác, thẻ cũ bỏ vào ví. Cứ như thế đến nay chị có 4 lần chuyển công ty và chị sở hữu 4 chiếc thẻ ATM. Đó là các chiếc thẻ của ngân hàng MB, BIDV, Viettinbank và Vietcombank. “Cứ mỗi lần có thẻ mới, em để thẻ cũ vào ví cất. Ngân hàng gần nhất mà em sử dụng là BIDV. Bên ngân hàng họ đến làm việc đâu đó với công ty, xong rồi họ đưa về cho các công nhân tụi em một bảng biểu mẫu rồi biểu điền vào. Công nhân thì không có thời gian nghiên cứu, chỉ có 15 – 20 phút nghỉ ngơi tranh thủ điền và lấy cái thẻ để nhận lương cho xong. Ai cũng nghĩ đơn giản là cái thẻ ấy để nhận lương, rút tiền. Mỗi năm mất vào chục ngàn tiền phí quản lý thẻ. Thế thôi. Không ai được gặp trực tiếp nhân viên ngân hàng để nghe họ tư vấn, giải thích, như mình đi tới trực tiếp ngân hàng mở tài khoản. Vì vậy khi những cái thẻ đó không sử dụng, hay ít sử dụng công nhân như tụi em cũng không biết nó có bị trừ tiền hay không, mỗi năm bao nhiều, có bị phạt hay gối nợ gì không.”, chị Thanh lo lắng.

Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?

Cũng theo chị Thanh, mặc dù không sử dụng và trong tài khoản thẻ còn một ít tiền nhưng thi thoảng chị vẫn nhận tin nhắn bị trừ tiền phí thường niên. Lại có thẻ không dùng, nhưng mỗi khi bạn bè, người quen chuyển tiền đến cho cùng hệ thống ngân hàng đỡ mất phí, thì lập tức có phát sinh trừ phí quản lý do... nợ. “Do số tiền vài chục ngàn đồng nên em cũng ít để ý. Nếu tính ra cả 4 tấm thẻ thì đúng là mất tiền trăm tiền triệu nếu để lâu.”, chị Thanh nói thêm.

Chị Pơ Loong Tuyền (24 tuổi, công nhân quê tỉnh Quảng Nam, hiện ở trọ tại đường Âu Cơ, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng), cho biết hơn 6 năm đi làm, chị đã mở 2 thẻ ngân hàng, loại thẻ ghi nợ nội địa. Ở công ty đầu tiên chị được công ty hướng dẫn mở thẻ của một ngân hàng thương mại để nhận lương và các khoản thu nhập khác. Năm 2021, chị nghỉ việc công ty này và chuyển qua làm việc ở công ty đang làm hiện nay (ở Khu công nghiệp Hòa Khánh), lại được công ty hướng dẫn mở thẻ của ngân hàng Vietcombank để nhận lương. Vậy là chị đã bỏ cái thẻ cũ 3 năm, chưa có dịp kiểm tra có phát sinh nợ nần gì không.

Chị Lê Thị Nguyệt – công nhân Công ty TNHH Chaichareon ở thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) cho biết, hiện tại chị Nguyệt đang sử dụng 2 thẻ ngân hàng là Agribank và Sacombank. Trước đó, ở công ty cũ, việc chi trả lương, thưởng của chị được thanh toán thông qua ngân hàng Agribank. Từ khi chuyển qua làm ở Công ty TNHH Chaichareon thì công ty đã yêu cầu chị mở tài khoản ngân hàng Sacombank, để chi trả lương và các khoản thu nhập khác. “Từ ngày làm việc ở công ty mới đến nay, tôi không còn sử dụng ngân hàng Agribank nữa, sau khoảng 12 tháng không có giao dịch, và số tiền trong tài khoản thấp hơn 50.000 đồng nên ngân hàng Agribank đã có thông báo qua tin nhắn, tạm khóa tài khoản”, chị Nguyệt kể.

Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?

Theo Ngân hàng Nhà nước thẻ ngân hàng được hiểu như một phương tiện thanh toán được sử dụng để thực hiện dịch vụ thanh toán qua ngân hàng bên cạnh các phương tiện thanh toán khác như tiền mặt, séc, lệnh chi (ủy nhiệm chi), ủy nhiệm thu. Với những tính năng ưu việt như gọn nhẹ, an toàn, thuận lợi, thẻ ngân hàng đã và đang được sử dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Có nhiều lý do khác nhau để công nhân lao động sở hữu cho mình nhiều người hơn 1 thẻ, trong đó phổ biến nhất là việc thay đổi thẻ sau mỗi lần “nhảy việc” chuyển công ty, cơ sở làm việc. Hệ lụy là các thẻ cũ không hủy, “để quên” và bị trừ tiền trong tài khoản cho dịch vụ quản lý thẻ, thậm chí có thể bị ghi nợ nếu không hủy, khóa thẻ. Thậm chí có nhiều người đã, đang sở hữu đến 4 – 6 thẻ, trong khi nhu cầu chỉ có 1.

Ví như trường hợp chị Phạm Thị Linh (29 tuổi, hiện ở tại đường Phước Trường 16, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng), người đang bối rối chưa biết có “dính nợ” với ngân hàng hay không khi mà chị có 5/6 chiếc thẻ nhiều năm rồi không dùng. Kể với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, chị Linh cho biết hơn 10 năm đi làm, mỗi công ty chị được yêu cầu mở 1 thẻ khác nhau để nhận lương. Đến bây giờ chị mở tổng cộng phải 6 thẻ ngân hàng để nhận lương.

“Hiện nay nhu cầu của tôi chỉ sử dụng thường xuyên 1 thẻ của BIDV để nhận lương và các giao dịch khác. Còn các thẻ ngân hàng khác tôi không dùng đến đã lâu, trong đó đa số còn khoảng 50-70 ngàn đồng trong tài khoản. Trước đây mỗi tháng tôi bị bị trừ khoảng 11-15 ngàn đồng tiền phí mỗi thẻ. Lâu rồi tôi không còn nhận tin nhắn báo từ các ngân hàng về việc bị trừ tiền phí dịch vụ này nữa. Tôi không biết có bị ghi nợ gì không.”, chị Linh âu lo.

Còn anh Nguyễn Hoàng Nguyên (SN 1992, quê ở xã Lý Văn Lâm, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau), cho biết: Anh lên miền Đông Nam bộ làm công nhân đã gần 4 năm. Do áp lực cuộc sống, anh thường xuyên “nhảy” việc để tìm chỗ có nguồn thu nhập cao hơn.

Ngoài ra tôi nghĩ mình phù hợp và sẽ giúp SHB nhắm tới lượng khách hàng mới là những người trẻ thành đạt – đối tượng sắp tới đây là khách hàng mục tiêu đối với mảng bán lẻ của SHB, giúp tạo nền tảng khách hàng vững chắc trong tương lai.

Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?
Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?

Ban đầu, anh làm việc tại một công ty gỗ ở Bình Dương, được doanh nghiệp trả lương qua tài khoản ngân hàng BIDV. Hơn một năm sau, anh chuyển qua làm cho một công ty khác (cũng sản xuất gỗ ở tỉnh Đồng Nai) và nhận lương hàng tháng qua tài khoản ngân hàng Á Châu (ACB).

Sau Tết Nguyên đán vừa qua, được sự giới thiệu của một người anh bà con, Nguyên quay trở lại Bình Dương làm việc cho một doanh nghiệp thứ ba, và được trả lương qua tài khoản ngân hàng PVcombank.

Nguyên nói: “Đến nay em đã đổi chỗ làm 3 lần, nhưng đều chung một công việc là phụ trách sơn gỗ. Nơi nào có thu nhập cao hơn thì mình đến xin việc. Tuy nhiên, mỗi một công ty trả lương qua một ngân hàng khác nhau, nên dù muốn hay không em vẫn phải mở thẻ ngân hàng mới. Cộng thêm tài khoản ngân hàng cá nhân em tự mở, đến nay em sở hữu bốn tài khoản ngân hàng và bốn thẻ ATM khác nhau. Nhưng trên thực tế, em chỉ có nhu cầu sử dụng một thẻ ATM cũng như một tài khoản ngân hàng mà thôi”.

Gần đây, khi kiểm tra các tài khoản đã lâu không sử dụng, Nguyên mới tá hỏa vì biết trong thời gian mình không dùng thẻ, ngân hàng vẫn đều đặn trừ các loại phí dịch vụ mà khách hàng đã đăng ký trước đó... Trong 3 tài khoản thì có 2 tài khoản bị trừ âm tiền, một tài khoản còn lại thì yêu cầu nộp hơn 800.000đ cho các loại chi phí để duy trì hoạt động của thẻ.

“Trên thực tế, chưa thấy ngân hàng nào chủ động đóng tài khoản cho khách hàng nếu không sử dụng trong thời gian dài. Họ cũng chưa bao giờ chủ động liên hệ với khách để thông báo, hoặc gọi điện, nhắn tin kêu mình đi “trả nợ” hoặc đóng thẻ. Từ đó khách hàng cứ lầm tưởng tài khoản không sử dụng cứ để đó sẽ không sao. Số tiền cho các loại phí hàng tháng không lớn, nhưng nếu để qua nhiều năm thì lại khác, trở thành “món nợ” như từ trên trời rơi xuống. Hôm rồi, sau khi “tất toán hết dư nợ”, em đã ra ngân hàng đóng 3 tài khoản, giờ chỉ sử dụng đúng một tài khoản tại công ty đang làm việc”, Nguyên chia sẻ.

Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?
Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?

Điều 5, Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định: Chỉ tổ chức phát hành thẻ được thu phí của chủ thẻ theo Biểu phí dịch vụ thẻ của tổ chức mình và không được thu thêm bất kỳ loại phí nào ngoài Biểu phí đã công bố. Thông thường sẽ có các loại phí như phí phát hành thẻ, phí thường niên, phí nợ xấu, lãi xuất... Các mức phí này tùy vào loại thể, tổ chức phát hành thẻ (ngân hàng) mà có mức phí khác nhau. Phổ biến nhất là khoản thu phí thường niên, trong đó mức thu khoảng từ vào chục ngàn đồng mỗi năm đến vài trăm ngàn đồng mỗi năm, thậm chí tiền triệu tùy loại thẻ.

Hiện nay với công nhân và người lao động sử dụng phổ biến nhất là thẻ ghi nợ (debit card) do liên quan đến việc chi trả, rút tiền lương. Phí đi kèm của loại thẻ này thường bao gồm phí phát hành, phí thường niên, phí giao dịch... Loại thẻ thứ hai cũng phổ biến là thẻ tín dụng (credit card). Thẻ này cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ với một hạn mức nhất định với đặc điểm là “chi tiêu trước, trả tiền sau”, nếu chậm trả sẽ bị tính phí chậm thanh toán, tính lãi theo quy định của ngân hàng.

Chẳng hạn tại ngân hàng VIB, phí thường niên đối với thẻ ghi nợ (vật lý) thông thường là 10 ngàn đồng/tháng. Thẻ có thời hạn sử dụng 8 năm, nếu hết thời gian không gia hạn và đổi thẻ mới thì thẻ sẽ tự động khoá. Phí chậm thanh toán sẽ cộng dồn, khách hàng có nhu cầu sử dụng lại thẻ, hoặc mở thẻ mới của VIB phải thanh toán, nếu thẻ bị khoá thì ngân hàng sẽ không thu được tiền phí này nữa. Đối với thẻ tín dụng, phí thường niên 499 ngàn đồng/năm, đối với thẻ family link, thẻ supercard: 999 ngàn đồng/năm. Khi phát sinh nợ xấu khách hàng phải tốn phí chậm thanh toán 4%/số tiền chậm thanh toán và lãi suất: 4-6 %.

Còn với BIDV, phí thường niên của thẻ ghi nợ thông thường là 55 ngàn đồng/năm. Nếu phát sinh nợ xấu khách hành chịu phí chậm thanh toán cộng dồn, khách phải thanh toán khi có nhu cầu sử dụng lại, mở thẻ mới.

Đối với thẻ tín dụng của BIDV, phí thường niên từ 300 ngàn đồng, 500 ngàn đồng, 1 triệu đồng tùy từng loại thẻ tín dụng. Nếu phát sinh nợ xấu thì khách hàng chị phí phạt chậm trả 4% số tiền chậm thanh toán, lãi suất 16,5%/năm. Theo tính toán của một nhân viên ngân hàng, giả sử nếu nếu chậm thanh toán 10 triệu đồng, trong thời gian 5 năm khách hàng phải trả khoảng hơn 30 triệu đồng.

Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?
Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?

Bài viết: Nhóm Phóng viên

Thiết kế: Dũng Choai