Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản

Phóng sự điều tra - MINH KHÔI - YẾN NHI

Ốm đau không được hưởng chế độ; sinh con nhiều năm không được hưởng tiền thai sản… Đó là thực trạng xảy ra với nhiều người lao động đã, đang làm việc tại Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten mà nguyên nhân doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội.

Con lên 2 tuổi vẫn chưa nhận tiền thai sản

Tạp chí Lao động và Công đoàn nhận được đơn phản ánh của một nhóm người lao động từng làm việc tại Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten (Hà Nội) về việc bị mất quyền lợi về bảo hiểm xã hội và các khoản lương, thưởng.

Đơn cử, chị Trần Thị Thùy Nga (SN 1992) cho biết chính thức làm việc tại Công ty Igarten với hợp đồng 36 tháng bắt đầu từ 2/1/2021, trong vai trò nhân viên tuyển sinh tại Trường Mầm non Steame cơ sở Mỹ Đình.

Trong thời gian làm việc, chị Nga nghỉ ốm 2 lần vào tháng 4 và tháng 5/2022. Đến tháng 9/2022, chị Nga nghỉ sinh con. Cả 3 lần nghỉ, chị đều cung cấp các giấy tờ liên quan để công ty làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản. Tuy nhiên, gần 2 năm trôi qua, chị Nga vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản tiền nào liên quan đến quyền lợi mà chị đáng lẽ ra được hưởng.

Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản
Người lao động của Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten cầu cứu về việc nợ bảo hiểm xã hội, nợ lương, thưởng... Ảnh: NVCC

Thông qua thư điện tử ngày 31/7/2024, phía Công ty Igarten xác nhận còn “vướng mắc” số tiền ốm đau, thai sản của chị Nga hơn 33 triệu đồng.

“Tôi đã liên hệ với công ty để hỏi thì bị gây khó khăn, không tiếp, không trả lời, có lần thì nói đã nộp hồ sơ nhưng chưa được bảo hiểm giải quyết”, chị Nga nêu trong đơn.

Cùng cảnh ngộ đó, một đồng nghiệp của chị Nga là chị Bùi Thị Thu Hiền hiện cũng bị “treo” khoản tiền thai sản gần 34.000.000 đồng.

“Khi nghỉ sinh thì tôi cứ nghĩ là sẽ có một khoản tiền để trang trải nhưng giờ không có khoản tiền này vợ chồng tôi rơi vào thế bị động. Tháng nào tôi cũng phải vay tạm đồng nghiệp vài triệu để tiêu, có lương thì trả”, chị Hiền cho biết.

Cùng với chị Hiền, chị Nga, rất nhiều lao động khác của Công ty Igarten đang bị thiệt thòi quyền lợi liên quan đến bảo hiểm xã hội. Điều mà ai cũng thấy rõ là khoản tiền thai sản của lao động nữ bị “treo” quá lâu. Chính vì điều này, rất nhiều lao động đã xin nghỉ việc để tìm cơ hội mới.

Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản
Chị Trần Thị Thùy Nga vẫn đang bị "treo" quyền lợi thai sản dù con đã 2 tuổi - Ảnh: NVCC

“Công ty không thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, chúng tôi bị thiệt thòi quyền lợi. Nếu tiếp tục đi làm thì chúng tôi càng thiệt thòi”, chị Nga giải thích về quyết định của mình.

Phản ánh tới Tạp chí Lao động và Công đoàn, các chị Trần Thị Ngọc Khánh, Phan Thị Minh Thu, Bùi Thị Phương… cho biết dù đã nghỉ việc nhưng đến nay đều không được chi trả tiền thai sản từ 33 đến 35 triệu đồng; chưa kể các khoản lương, thưởng vẫn đang bị nợ.

Doanh nghiệp chây ì, người lao động đấu tranh trong vô vọng

Số liệu của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội cho biết, tính đến tháng 7/2024, Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten đang chậm đóng bảo hiểm xã hội 25 tháng, với tổng số tiền gần 18 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2022, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten. Tại thời điểm đó, Công ty Igarten có 676 người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội nhưng còn chậm nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên 12,8 tỷ đồng, vi phạm quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 57 Luật Việc làm.

Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xử phạt hành chính đối với công ty 150 triệu đồng về hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, yêu cầu công ty khắc phục các vi phạm về việc chậm đóng bảo hiểm xã hội.

Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản
Địa điểm nơi người lao động tập trung đòi quyền lợi - Ảnh: Minh Khôi

Mặc dù theo kết luận thanh tra, Công ty Igarten phải có trách nhiệm khắc phục các vi phạm trong vòng 45 ngày kể từ ngày ban hành. Tuy nhiên, bà Dương Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng, Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội cho biết, dù cơ quan bảo hiểm xã hội quận Ba Đình đã đôn đốc công ty thực hiện để đảm bảo các quyền lợi cho người lao động nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện xong kết luận thanh tra.

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm nhắc nhở, đôn đốc. Biện pháp cuối cùng là cưỡng chế, phong tỏa tài sản.

Công ty Igarten nợ BHXH khiến người lao động bị “treo” quyền lợi suốt thời gian dài. Ngay cả khi có kết luận thanh kiểm tra, xử phạt mà doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện xong nghĩa vụ, cho thấy hai vấn đề: một là, doanh nghiệp coi thường quy định của pháp luật và quyết định của thanh tra; hai là việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận hoặc xử lý sau thanh tra chưa hiệu quả.

Bà Dương Minh Châu cho hay, điều kiện để người lao động hưởng chế độ thai sản là phải đóng đủ bảo hiểm xã hội 6 tháng trong vòng 12 tháng trước sinh. Nếu không đủ điều kiện này thì dù doanh nghiệp đã nộp hồ sơ sang cho cơ quan bảo hiểm xã hội và dù hồ sơ được duyệt rồi thì tiền thai sản của người lao động vẫn chưa thể được chi trả.

"Điều kiện duy nhất là đơn vị phải đóng đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Có thể đóng cho tất cả đơn vị, hoặc tách đóng riêng từng trường hợp", bà Châu nói về điều kiện để người lao động có thể nhận chế độ thai sản.

Phản ánh với Tạp chí Lao động và Công đoàn, nhiều người lao động cho biết khi còn làm việc tại Công ty Igarten đã phát hiện ra tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, tất cả đều tin vào lời hứa “sẽ nộp bổ sung” từ phía công ty nên tiếp tục làm việc.

Sau nhiều lần người lao động kiến nghị, ngày 27/2/2023, Công ty Igarten đưa ra bản cam kết với người lao động, ghi rõ các nội dung: Người lao động nghỉ việc được chốt sổ bảo hiểm; công ty sẽ ứng trước ngân sách, thực hiện chi trả giải quyết dần chế độ thai sản cho người lao động từ tháng 6/2023 và sẽ chi trả dần cùng lương hằng tháng - phân bổ chi trả trong vòng 6 tháng.

Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản
Nội dung trong bản cam kết với người lao động do Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten ban hành ngày 27/2/2023.

Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại các chế độ, quyền lợi của người lao động vẫn chưa được giải quyết. Trong bối cảnh đó, nhiều người đã quyết định xin nghỉ việc để tìm cơ hội mới.

Theo chị Trần Thị Thùy Nga, năm 2023 có ít nhất hai lần người lao động tập trung tới địa chỉ 360 Giải Phóng, Hà Nội (Trường Mầm non Steame Garten) để đòi quyền lợi nhưng đều bất lực ra về.

“Tháng 4/2023, tôi có đơn gửi công ty yêu cầu giải quyết quyền lợi nhưng không nhận được phản hồi, buộc lòng tôi phải cầu cứu báo chí vào cuộc bảo vệ quyền lợi”, chị Nga nói.

Công ty Igarten vi phạm quy định pháp luật

Theo chia sẻ của người lao động, trong suốt quá trình làm việc, hằng tháng Công ty Igarten vẫn khấu trừ lương với mục đích đóng bảo hiểm xã hội song trên thực tế vẫn nợ cơ quan bảo hiểm xã hội số tiền rất lớn, làm ảnh hưởng quyền lợi người lao động.

Căn cứ phiếu lương tháng 8/2022 của chị H.T.M. - nhân viên tư vấn tuyển sinh Công ty Igarten cho thấy, người này có tổng thu nhập trên 7,1 triệu đồng, phải trích nộp bảo hiểm xã hội 535,5 nghìn đồng.

Tương tự, phiếu lương tháng 11/2022 của chị B.T.P. - giáo viên thuộc Công ty Igarten diễn giải chị phải trích nộp bảo hiểm xã hội với số tiền tương tự.

Theo quy định tại Điều 21, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; đồng thời, trích từ tiền lương của người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định các hành vi trốn đóng, chậm đóng và chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thuộc các hành vi bị nghiêm cấm.

Do vậy, việc hằng tháng Công ty Igarten khấu trừ từ tiền lương của người lao động các khoản tiền BHXH, BHYT, BHTN nhưng không trích nộp lên cơ quan BHXH là vi phạm quy định của pháp luật.

Liên quan vụ việc trên, ngày 1/8/2024, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tới số 360 Giải Phóng, phường Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội - là địa chỉ đăng ký của Công ty Igarten để liên hệ làm việc, xác minh thông tin người lao động phản ánh. Ghi nhận của phóng viên, trước cổng trường có tấm biển màu đỏ đề tên Trường Mầm non Steame – Thanh Xuân 4. Trên tầng cao nhất của trường có dòng chữ lớn: “Hệ thống Mầm non Steame Garten”. Nhà trường vẫn đang hoạt động bình thường.

Sau khi PV xuất trình giấy giới thiệu, phía nhà trường cử một người tự xưng là Trang - nhân viên kế toán ra trao đổi bên ngoài cổng trường. Người này cho biết muốn gặp lãnh đạo, phóng viên phải đến địa chỉ tầng 2, tòa nhà 25T1 N05, khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản
Thời điểm giữa buổi sáng 1/8/2024, phóng viên ghi nhân tại địa chỉ tầng 2 tòa nhà 25T1 N05, khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội không có nhân viên làm việc - Ảnh: Minh Khôi

Sáng cùng ngày, phóng viên ghi nhận tại địa chỉ trên là trụ sở Tập đoàn Egroup nhưng không có người. Một người làm việc cùng khu vực này cho biết mọi thứ đang được dọn dẹp để cho một đơn vị khác thuê làm văn phòng.

Phóng viên cũng nhiều lần gọi điện, nhắn tin với ông Nguyễn Trọng Quyết – Tổng Giám đốc Công ty Igarten với mục đích liên hệ làm việc nhưng đến nay không nhận được phản hồi.

Chiều 23/8, phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn tiếp tục tới địa chỉ 360 Giải Phóng, Hà Nội để liên hệ xác minh thông tin nhưng vẫn không thể làm việc.

Sáng 24/8, một người tên H., giới thiệu là nhân viên Phòng Pháp chế của Công ty Igarten gọi điện cho phóng viên để xin một số thông tin nhằm sắp xếp thời gian trao đổi. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại phía Công ty vẫn chưa có phản hồi.

Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc!

Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten (Mã số thuế 0107645473) được biết đến là một công ty thành viên của Tập đoàn giáo dục Egroup, vận hành một chuỗi các trường mầm non song ngữ chất lượng cao Steame Garten tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác.

Thời điểm ngày 27/2/2023, khi Công ty Igarten đưa ra bản cam kết với người lao động về lộ trình trả nợ lương, bảo hiểm xã hội..., đại diện chủ sở hữu Công ty cùng ký tên vào văn bản gồm ông Nguyễn Mạnh Phú - Tổng Giám đốc và ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch Tập đoàn.

Tuy nhiên, đến tháng 3/2024, khi ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy) - Chủ tịch Tập đoàn Egroup, bị cơ quan điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công ty Igarten gửi thư ngỏ cho phụ huynh học sinh Hệ thống Mầm non Steame Garten. Thư nêu rõ hệ thống mầm non này không do ông Nguyễn Ngọc Thủy đứng đầu. Đồng thời, công tác giáo dục và các hoạt động của nhà trường diễn ra bình thường, Steame Garten "cam kết đảm bảo quyền lợi của học sinh, phụ huynh và người lao động".

Điều 216 Bộ luật Hình sự về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động quy định như sau:

1. Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

Cán bộ công đoàn góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội Cán bộ công đoàn góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội

Cán bộ công đoàn cho rằng, cần điều chỉnh một số quy định trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) để phù ...

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn? Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đây là vấn đề được cán bộ công đoàn nêu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật ...

Tiền tỷ của đại gia và khoản nợ bảo hiểm xã hội của nhân viên Tiền tỷ của đại gia và khoản nợ bảo hiểm xã hội của nhân viên

Thông tin những đại gia, thiếu gia vẫn sống phởn phơ trong xa hoa, sang trọng nhưng lại nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Pháp luật lao động -

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi , có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.

Pháp luật lao động -

Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.

Phóng sự điều tra -

Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.

Pháp luật lao động -

Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.

Phóng sự điều tra -

Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten (Công ty Igarten) thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Egroup, nổi tiếng với STEAMe GARTEN - được giới thiệu là “hệ thống trường mầm non song ngữ đầu tiên ứng dụng giáo dục STEAM tại Việt Nam”.

Talk Công đoàn

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Tôi công nhân

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 31/8/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.

Infographic

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Phóng sự điều tra -

Công nhân, người lao động mở tài khoản - thẻ ATM (thẻ ngân hàng ghi nợ nội địa – Debit Card, gắn với tài khoản cá nhân) có những bất cập ngay từ khâu tổ chức phát hành thẻ, khi mà họ hạ bút ký, chấp nhận những quy định mà họ không được tư vấn kỹ, cần thời gian nghiên cứu. Những chiếc thẻ ATM – tài khoản ngân hàng - ít hoặc không giao dịch, người lao động vẫn phải trả phí “oan”. Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với một số luật sư và lãnh đạo tổ chức Công đoàn, nhằm làm rõ thêm vấn đề này.

Phóng sự điều tra -

Họ là những công nhân đang sở hữu “bộ sưu tập” thẻ khá lớn, từ 3 – 5 thẻ ATM, dẫu nhu cầu hiện tại chỉ sử dụng 1 – 2 thẻ. Đấy là “di sản” từ những cách phát hành đại trà từ nhà phát hành thẻ, thông qua các công ty đến người lao động. Những chiếc thẻ “dư dùng”, bỏ không đã khiến họ thành những “con nợ” tiềm tàng, bất đắc dĩ của ngân hàng, dẫu là vài chục ngàn, vài trăm ngàn đồng hay tiền triệu.

Phóng sự điều tra -

Nhằm mang đến những thông tin khách quan, xác thực trước thực trạng sử dụng thẻ ATM trong công nhân, lao động, nhất là họ có phải bị mất phí “oan” hay không, trong một tháng qua Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát 500 công nhân trong các khu công nghiệp lớn của cả nước. Kết quả có nhiều con số hẳn sẽ khiến nhiều người “bừng tỉnh” từ những chiếc thẻ ngân hàng tưởng đã “ngủ yên”, không dùng.

Emagazine -

Theo những quy định hiện hành, nếu có thẻ ngân hàng nhưng không sử dụng, khách hàng vẫn có thể tốn phí từ 50 – 60 ngàn đồng, thậm chí hàng trăm ngàn đồng mỗi năm tùy từng trường hợp và tùy loại thẻ, thậm chí khách hàng có thể kèm phí phạt thanh toán dư nợ nếu chưa trả hết nợ. Tất nhiên, bạn có càng nhiều thẻ, số tiền ấy càng lớn, có khi tốn phí tiền triệu hằng năm, cùng với những rắc rối không đáng có khác.

Phóng sự điều tra -

Trót nhận thêm một thẻ tín dụng của một ngân hàng khi mở tài khoản ATM, bẵng đi gần chục năm dù không sử dụng, chị X. tá hỏa khi nhận được thông báo khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7 triệu đồng.

Pháp luật lao động -

Một số vụ ngừng việc tập thể gần đây của người lao động đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh tăng lương cho công nhân lao động và phải có sớm có thông báo rõ ràng, cụ thể để người lao động yên tâm làm việc…

Phóng sự điều tra -

Trong vụ án tranh chấp lao động mà công đoàn tham gia bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu, phiên tòa phúc thẩm ngày 19/6 tạm ngừng xét xử.

Phóng sự điều tra -

TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa ông Lưu Chí Hiếu và bị đơn là công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3; HĐXX nghị án kéo dài và dự kiến tuyên án vào ngày 19/6.

Phóng sự điều tra -

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh quyết định thanh tra đột xuất 7 doanh nghiệp; xác minh trực tiếp tại 17 doanh nghiệp thực hiện thuê lại lao động. Các doanh nghiệp, đơn vị đều vi phạm quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, dưới thành niên, tổng mức xử phạt trên 330 triệu đồng.

Pháp luật lao động -

Tháng 10/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng loạt bài về vụ án một người lao động khởi kiện công ty và thắng kiện, được bồi thường hơn 725 triệu đồng. Bị đơn là Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 đã kháng cáo và tòa phúc thẩm sẽ xét xử vào ngày 02/5/2024. Liên quan vụ việc này, PV có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai.