Cán bộ công đoàn, người lao động Thủ đô góp ý vào các dự thảo luật
Công đoàn - 06/10/2023 13:36 Hưng Thịnh
Kịp thời chia sẻ khó khăn với đoàn viên, NLĐ thiếu việc làm, bị nợ lương Công đoàn Thủ đô: Học và làm theo Bác bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực |
|
Hội nghị đã ghi nhận 35 ý kiến góp ý vào các Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Thủ đô (sửa đổi). Các nội dung góp ý tập trung vào những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng, thực hiện pháp luật và những đề xuất, góp ý, kiến nghị Quốc hội nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Hội nghị do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội tổ chức. Chủ trì Hội nghị có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Mai - Thành uỷ viên, Phó Trưởng đoàn Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội; Phạm Quang Thanh - Thành uỷ viên, Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội; Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội.
Nhiều khởi sắc trong đời sống, việc làm của CNLĐ dần ổn định
Báo cáo về tình hình đời sống, việc làm, quan hệ lao động và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với công nhân, viên chức lao động và tổ chức Công đoàn Thủ đô, đồng chí Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hà Nội cho biết: “9 tháng đầu năm 2023, tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN) và ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, đời sống và thu nhập của người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, lãnh đạo thành phố đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cùng với sự ủng hộ, đồng hành, cố gắng của cộng đồng DN và Nhân dân để triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp. Nhờ đó, tình hình phát triển kinh tế xã hội Thủ đô và SXKD của các DN đã có nhiều khởi sắc; đời sống, việc làm của CNLĐ dần đi vào ổn định”.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: T. VÂN. |
Cụ thể, tình hình quan hệ lao động vẫn giữ được ổn định; số vụ tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể, đình công có xu hướng giảm mạnh. Tuy SXKD còn gặp nhiều khó khăn, song đa số DN vẫn cố gắng bảo đảm tiền lương, phúc lợi cho NLĐ, thu nhập bình quân của NLĐ là 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, theo đồng chí Lê Đình Hùng, mức thu nhập này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của NLĐ.
Hiện nay, dự án nhà ở xã hội của TP chỉ đáp ứng gần 30% nhu cầu về chỗ ở của CNLĐ, trên 70% vẫn phải thuê nhà trọ ở các khu dân cư. Do vậy, CNLĐ rất mong muốn được mua nhà ở xã hội với giá mua phù hợp để an cư, lập nghiệp. Ngoài ra, các công trình hạ tầng xã hội, phúc lợi công cộng như: Trường mầm non công lập còn thiếu; nhà văn hóa, khu thể thao và khu vui chơi giải trí, các điểm sinh hoạt phục vụ CNLĐ ở các khu công nghiệp tập trung hầu như chưa có.
Trước tình hình SXKD ở một số DN gặp khó khăn, việc làm và thu nhập của NLĐ có chiều hướng giảm, lao động phải nghỉ giãn việc hoặc nghỉ việc, LĐLĐ TP đã tiếp tục thực hiện Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/1/2023 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do DN bị cắt, giảm đơn hàng.
Thời gian qua, số người tham gia BHXH của TP tăng 7,8% so với năm 2022. Tuy nhiên, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH còn cao: Tính đến tháng 8/2023, có trên 83 nghìn đơn vị, DN nợ đọng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp từ 2 tháng trở lên, với số tiền nợ trên 5,3 nghìn tỉ đồng, làm ảnh hưởng đến chế độ chính sách của trên 1,1 triệu NLĐ.
Công tác quản lý Nhà nước về lao động đã được các cấp chính quyền TP triển khai, thực hiện tốt; thực hiện đúng các quy định pháp luật về mức lương tối thiểu vùng, các quy định về thời giờ làm việc, hỗ trợ bổ sung nhiều khoản trợ cấp cho NLĐ. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra tại một số DN trên địa bàn TP làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của NLĐ.
Đồng chí Phạm Thị Bích Hải - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH TOTO Việt Nam đề xuất kiến nghị tại Hội nghị. Ảnh: T. VÂN. |
Nhiều ý kiến góp ý tâm huyết, trách nhiệm
Tại Hội nghị, với tinh thần trách nhiệm cao, cử tri là cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ Thủ đô đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết vào dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Thủ đô (sửa đổi).
Các ý kiến góp ý về Luật BHXH (sửa đổi) tập trung vào các nội dung như: Kiến nghị giảm độ tuổi nghỉ hưu với NLĐ tại các DN sản xuất, còn ở mức 60 đối với nam và 55 đối với nữ, vì ngoài 50 tuổi sức khỏe đã giảm sút, năng suất lao động sẽ không cao; mức hưởng BHYT tỷ lệ với mức đóng, hiện nay đang có mức hưởng như nhau dù mức đóng khác nhau; các quy trình để NLĐ khởi kiện khi chính sách BHXH bị vi phạm; điều kiện hưởng chế độ ốm đau; những bất cập hiện nay như chức danh nghề, xử lý khi chậm đóng/đóng thiếu…
Về Luật Nhà ở (sửa đổi), góp ý về cơ chế chính sách hỗ trợ CNLĐ thuê, mua nhà ở xã hội; cần thay đổi nội dung phải có hợp đồng thuê, mua nhà ở xã hội thì mới được vay vốn (khoản 4 điều 50 Luật Nhà ở mới quy định về việc hỗ trợ vay vốn với trường hợp xây dựng cải tạo nhà ở xã hội chứ chưa có quy định về việc thuê, mua nhà ở xã hội thì được ưu đãi như nào…); đồng thời đề xuất, phải đặt ra mức giá trần cho nhà ở xã hội và mở rộng phạm vi đối tượng được mua nhà ở xã hội và nên đưa vào Luật cụ thể chính sách, cơ chế thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao.
Đồng chí Hà Thị Phương Anh, Chủ tịch Công đoàn Công ty May Liên doanh Plummy đóng góp ý kiến về Luật BHXH (sửa đổi). Ảnh: T. VÂN. |
Về nhóm ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các cử tri đề nghị cần có quy định về các điều kiện thể chế, cơ chế, chính sách lớn và nguồn lực cơ bản bảo đảm phát triển Thủ đô đúng tầm đã được xác định, trong đó cần xác định rõ trách nhiệm bảo đảm từ Trung ương và cả nước; trách nhiệm của Hà Nội; các thể chế, cơ chế, chính sách vượt trội, đặc thù, đặc biệt là thể chế, cơ chế vượt trước cả nước, qua đó, tạo động lực phát triển mới mạnh mẽ thực chất...
Đồng thời, đề xuất bổ sung 1 Chương về “Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chính sách thu hút, sử dụng nhân tài” để thể chế hóa được chủ trương, Nghị quyết của Đảng vào dự thảo Luật, góp phần đưa Thủ đô phát triển bền vững và toàn diện.
Đánh giá cao những ý kiến của cử tri, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn đối với 3 dự thảo luật và nêu rõ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện pháp luật, Đoàn Đại biểu quốc hội TP. Hà Nội cho biết: "Đoàn sẽ tổng hợp và gửi tới các cơ quan hữu quan nhằm trao đổi, giải đáp thấu đáo với cử tri. Đoàn đại biểu Quốc hội TP cũng mong muốn thời gian tới sẽ tiếp tục lắng nghe, nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cử tri".
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời kiến nghị của đoàn viên, người lao động Tại Đại hội Công đoàn Y tế Việt Nam lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan ... |
Lấy ý kiến về Điều lệ Công đoàn và dự thảo báo cáo Đại hội Công đoàn Việt Nam Ngày 16/8, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến dự thảo báo ... |
Công đoàn Cần Thơ: lấy đoàn viên, người lao động làm mục tiêu để hoạt động Sau kỳ Đại hội thành công tốt đẹp, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Cần Thơ đã bắt tay ngay vào việc đưa Nghị quyết ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 05/09/2024 15:51
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, năm nay đơn vị sẽ tiếp tục thúc đẩy lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc. Sau thành công của các chương trình như cha mẹ, thầy cô thay đổi, chủ điểm của năm nay có thể sẽ là “hiệu trưởng thay đổi”.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 15:45
Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi
Dù đã ở tuổi gần về hưu nhưng cô Lâm Thị Bích Sương vẫn làm công việc Tổng phụ trách Đội Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) một cách tận tụy, yêu nghề…
Phát triển đoàn viên - 05/09/2024 09:51
Công đoàn Công Thương Việt Nam phấn đấu tăng 3.500 đoàn viên trong năm 2024
Công đoàn Công Thương Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2028, toàn ngành sẽ có 182.258 đoàn viên. Riêng trong năm 2024, đơn vị đặt chỉ tiêu phát triển 3.500 đoàn viên.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 08:59
Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non
Cô Trương Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là giáo viên tiêu biểu trong công tác giáo dục. Cô đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người".
Công đoàn - 04/09/2024 18:48
"Tham mưu giỏi, phục vụ tốt" góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” do Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động đã nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; từ đó góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động Công đoàn - 04/09/2024 10:46
Chủ tịch Công đoàn trường nhiệt huyết, tận tâm với nghề giáo
Cô Trương Thị Kim Tuyền - Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (Trảng Bàng, Tây Ninh) là giáo viên đầy nhiệt huyết và tâm huyết với nghề. Với những nỗ lực không ngừng, cô đã tạo nên những thay đổi tích cực và sâu rộng đến đời sống của người lao động tại trường.
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi