4 băn khoăn của viên chức dân số
Đời sống - 07/08/2023 19:59 Hồng Nhung
Viên chức dân số: "Phụ cấp ưu đãi nghề phải 100% mới xứng đáng!" |
Trong Chương trình “Cử tri hỏi, đại biểu Quốc hội trả lời”, do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức vào ngày 6/8 vừa qua, trả lời về những bất cập của Nghị định 05 khi viên chức dân số không được xét đến, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Nghị định 05 là bố trí cho những người làm công tác y tế dự phòng, và y tế cơ sở được hưởng phụ cấp từ 40% trở lên. Nghĩa là họ làm chuyên môn y tế, trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch, công tác y tế dự phòng. Còn các cán bộ dân số được bổ nhiệm chức danh nghề là dân số viên, nghĩa là họ chỉ làm công tác dân số, không tham gia vào bất cứ công việc chuyên môn y tế nào. Nhưng bây giờ họ được giao thêm nhiệm vụ thì phải được bổ nhiệm chức danh nghề y tế.
Cụ thể hơn, bà Hương cho biết, hiện nay cán bộ dân số phải làm rất nhiều công việc khác, như: tiêm chủng, dinh dưỡng học đường, truyền thông giáo dục sức khỏe cộng đồng…, nhưng lại không được hưởng phụ cấp nghề. Lý do là họ không được bổ nhiệm chức danh nghề y tế, mặc dù làm nhiệm vụ chuyên môn y tế. Từ việc bổ nhiệm không đúng chức danh nghề, dẫn đến không được hưởng phụ cấp đúng theo công việc thực tế họ đang làm. Ở đây, các cơ sở y tế đã xem xét phân công và sắp xếp vị trí việc làm chưa đúng với công việc của cán bộ dân số.
Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế trả lời câu hỏi của viên chức dân số. Ảnh: Truyền hình Quốc hội. |
Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đăng tải chi tiết phần trả lời này của Thứ trưởng Bộ Y tế tại bài viết “Bộ Y tế chỉ ra nguyên nhân cán bộ dân số không được hưởng phụ cấp theo Nghị định 05”. Sau khi bài viết đăng tải, đã nhận được bình luận của độc giả là các cán bộ viên chức dân số tuyến cơ sở. Những vấn đề độc giả nêu tập trung vào 4 nội dung lớn sau:
1. Viên chức dân số có đủ điều kiện để được hưởng Nghị định 05
Độc giả Hằng Hà (Bắc Giang) khẳng định: “Cán bộ dân số là nhân viên y tế cơ sở, mang mã ngạch V08 và là biên chế của trạm y tế, được giao nhiệm vụ như những nhân viên y tế trong trạm. Trong khi đó, Nghị định 05 là chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế cơ sở. Theo tôi, việc loại viên chức dân số ra khỏi đối tượng thụ hưởng chỉ vì chức danh nghề nghiệp là quan điểm cứng nhắc”.
2. Nghị định 05 là nâng phụ cấp ưu đãi nghề hay ưu đãi chống dịch?
Độc giả Nguyễn Hiền (Nghệ An) nêu quan điểm: “Tôi thấy lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định Nghị định 05 là hỗ trợ ưu đãi nghề, không phải ưu đãi phòng chống dịch. Dân số thuộc chức danh nghề nghiệp khác nên không phải đối tượng được thụ hưởng trong Nghị định 05... Vậy, ưu đãi nghề sao không chọn thời điểm khác mà lại chọn thời điểm nhạy cảm nhất, khi cả nước căng mình chống dịch, cán bộ dân số làm nhiệm vụ không khác gì cán bộ y tế để rồi thất vọng và tủi thân khi không có tên mình? Và nếu đã là ưu đãi nghề, tại sao không tăng cho cả các đối tượng khác mà cứ phải là đối tượng đang hưởng mức ưu đãi 40-70% mới được tăng? Phải chăng, chỉ cần giữ chân cán bộ y tế còn hàng chục nghìn cán bộ dân số thì không?”
Phân tích rõ hơn quan điểm trên, anh Nông Văn Đông khá bức xúc: “Tăng phụ cấp ưu đãi nghề ghi trong Kết luận 25-KL/TW và Nghị đinh 05 là một biện pháp để động viên, hỗ trợ khó khăn cho viên chức y tế yên tâm công tác trong 02 năm. Nếu là tăng ưu đãi nghề cho ngành Y tế thì thời gian tăng phải lâu dài và cần có căn cứ tờ trình của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính. Đây rõ ràng là chính sách động viên, hỗ trợ viên chức y tế trong thời gian chống dịch, và nếu thế, viên chức dân số hà cớ gì bị loại ra?"
Viên chức dân số tỉnh Quảng Trị trong những ngày chống dịch cuối năm 2021. Ảnh: Độc giả cung cấp |
3. Bổ nhiệm chức danh nghề y tế cho viên chức dân số có khả thi?
“Câu trả lời của Thứ trưởng rằng, nếu viên chức dân số làm chuyên môn y tế phải bổ nhiệm chức danh đúng với chuyên môn y tế mới được hưởng mức nâng phụ cấp ưu đãi nghề lên 100% theo Nghị định 05. Tôi băn khoăn, vậy lúc chống dịch như chống giặc, huy động hoàn toàn lực lượng ngay tại chỗ, khẩn cấp, mà chúng tôi phải chờ bổ nhiệm, phải chờ các thủ tục thì phải chờ tới bao giờ mới có thể thực hiện nhiệm vụ chống dịch. Tương tự như vậy, để được hưởng Nghị định 05 chúng tôi phải chờ được bổ nhiệm chức danh nghề y tế thì cần đợi đến bao giờ?”, độc giả Phương (cán bộ dân số tỉnh Quảng Bình) nói rõ quan điểm của mình.
Phân tích thêm về những khó khăn với việc bổ nhiệm chức danh hay là chuyển đổi nghề cho viên chức dân số, độc giả Hiền ở Bắc Ninh phân tích: “Về việc chuyển đổi chức danh nghề nghiệp, theo tôi là rất mong manh. Bởi vì, thứ nhất là đã có quy định số lượng việc làm chức danh nghề nghiệp rồi, nếu địa phương đã đủ số lượng chức danh nghề nghiệp thì không thể chuyển đổi được. Thứ hai, nếu chuyển đổi thì sẽ có một "làn sóng di cư" từ dân số sang y tế. Vậy thì các nhiệm vụ của dân số không được chú trọng như trước nữa, và Nghị quyết 21 về công tác dân số cũng không thể hoàn thành”.
4. Phân công sai nhiệm vụ: Trách nhiệm thuộc về ai?
Độc giả Hồng Thắm (Nghệ An) nêu ý kiến: “Thứ trưởng có nói là các cơ sở y tế đã xem xét phân công và sắp xếp vị trí việc làm chưa đúng với công việc của cán bộ dân số, tức là từ lâu nay viên chức dân số đang được phân công sai nhiệm vụ. Vậy, lỗi phân công sai nhiệm vụ cho viên chức dân số thuộc về ai? Tại sao, việc này kéo dài trong nhiều năm mà cấp trên không ai biết, không ai quan tâm hay chỉ đạo gì? Và bây giờ đã rõ ràng việc y tế cơ sở phân công sai chức năng, nhiệm vụ cho cán bộ dân số thì tôi mong Bộ Y tế sẽ có công văn chỉ đạo sát sao về từng cấp cơ sở để viên chức dân số chúng tôi được làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình”.
Nỗi buồn “không nói nên lời” của viên chức dân số Sau khi biết thông tin về Nghị định 05, cán bộ dân số đã từng rất vui mừng vì nghĩ mình sẽ được tăng phụ ... |
“Cần đề xuất từ Bộ Y tế để viên chức dân số không tủi thân và được ghi nhận công bằng” Liên quan đến những ý kiến, đề xuất cần thiết điều chỉnh, bổ sung đối tượng được hưởng nâng phụ cấp ưu đãi nghề trong ... |
Bộ Y tế chỉ ra nguyên nhân cán bộ dân số không được hưởng phụ cấp theo Nghị định 05 “Như tôi và rất nhiều anh chị em ở Bộ Y tế đã đi các địa phương, tham gia phòng chống dịch, nhưng chúng tôi ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
- Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
- Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Kỳ vọng năm học mới
- Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3
- Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt
- “Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi