Vụ 149 công nhân VMEP “đột nhiên” bị sa thải: Nhập nhằng hợp đồng lao động!
Người lao động - 24/11/2019 02:59 Trường Hùng
Công nhân tập trung trước cổng công ty VMEP (đường Lê Trọng Tấn, P. La Khê) phản đối quyết định chấm dứt hợp đồng |
Trước đó, để giải quyết đơn kiến nghị của 45 công nhân về việc bị Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công chế biến hàng xuất khẩu Việt Nam (VMEP) đóng thiếu BHXH trong giai đoạn 2001 - 2005, vào ngày 19/11, Liên ngành UBND quận Hà Đông (bao gồm: Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động quận Hà Đông, Phòng Lao động quận Hà Đông) đã có buổi làm việc với công ty VMEP (P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội) và công đoàn cơ sở.
Theo đó, tại buổi làm việc này, qua kiểm tra hồ sơ do VMEP cung cấp, hai bên đã thống nhất việc truy đóng BHXH cho người lao động theo HĐLĐ ký kết giữa người lao động và chủ sử dụng lao động: “VMEP đã cung cấp HĐLĐ của 45 lao động khớp với thời gian tham gia BHXH, trong khi đó người lao động chưa cung cấp được đầy đủ HĐLĐ để có căn cứ truy đóng BHXH đối với thời gian chưa được tham gia BHXH như kiến nghị của người lao động.”
Sau buổi làm việc một ngày, VMEP ra thông báo số 201/TB/2019/VMEP đề nghị: “Người lao động nộp HĐLĐ (bản gốc) làm căn cứ chứng minh thời gian công tác tại Công ty để có cơ sở truy đóng Bảo hiểm theo quy định. Hạn nộp 30/11/2019”.
Bức xúc về kết quả làm việc và đề nghị trên, anh Nguyễn Đình Tá (55 tuổi, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), công nhân ở bộ phận kho động cơ cho biết, “Hợp đồng thử việc 3 tháng của tôi ghi ngày vào làm việc thực tế là 1/4/2002 thì công ty thu lại ngay khi ký. Sau khi kết thúc hợp đồng này, trong suốt 23 tháng kế tiếp công ty chỉ thỏa thuận miệng với tôi và không ký kết thêm hợp đồng gì cả, cho tới khi công ty quyết định ký hợp đồng chính thức với tôi vào ngày 1/3/2004.”
Anh Nguyễn Đình Tá làm việc tại VMEP đã được 17 năm 8 tháng |
Do đó, anh Tá cho rằng, HĐLĐ của anh mà VMEP cung cấp cho Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông ghi ngày 1/3/2004 là không phản ánh đúng thời gian anh vào làm việc thực tế tại công ty, và cái yêu cầu anh cung cấp HĐLĐ (gốc) theo đúng thời gian ngày vào làm việc thực tế mà anh kiến nghị là không khả thi vì hợp đồng này anh không được giữ.
Một điểm mâu thuẫn nữa trong văn bản của VMEP mà anh Tá chỉ ra, nếu dữ liệu nhân sự trên hệ thống của công ty ghi ngày anh vào làm việc là 1/3/2004 thì tại sao trong quyết định chấm dứt HĐLĐ của anh công ty lại ghi thời gian công tác tại công ty là từ ngày 1/4/2002. “Như vậy, công ty đã chứng tỏ tôi vào làm việc từ ngày 1/4/2002, và thời gian từ đó cho tới ngày 1/3/2004 mà tôi kiến nghị công ty đóng thiếu BHXH cho tôi là đúng”, anh Tá bày tỏ.
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của anh Nguyễn Đình Tá |
Lý giải về việc người lao động chưa cung cấp được HĐLĐ để truy thu BHXH như đã kiến nghị, ông Lý Đức Chung, Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy Công ty VMEP cho biết, “Một số công nhân vào làm việc khoảng đầu năm 2001, hợp đồng 3 tháng thì họ vẫn còn giữ được; nhưng mà đối với những công nhân vào làm việc khoảng từ cuối 2001 cho tới 2005, tôi có đi hỏi anh em, thì được biết thời điểm ấy công ty cho vào làm thì họ cứ làm thôi, không hợp đồng gì cả, và chỉ đến khi nào công ty đánh giá đạt thì mới ký hợp đồng dài hạn 1 năm 1 với người lao động, lúc ấy họ mới đước đóng BHXH… Do đó, mới có những trường hợp người vào 2002 thì đến 2003 mới được ký HĐLĐ, có người vào 2002 nhưng đến 2004 mới được ký HĐLĐ. Thế nên bây giờ kể cả công ty cũng không có dữ liệu khoảng thời gian thử việc đó mà chỉ có dữ liệu tem lương thôi, chứ cũng chẳng có hợp đồng lao động 3 tháng, mà người lao động cũng chẳng có. Trong khi đó, Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông lại yêu cầu người lao động đưa ra thì làm sao mà đưa.”
Còn về HĐLĐ mà công ty cung cấp, theo ông Chung, cung cấp theo giai đoạn VMEP bắt đầu đóng BHXH cho người lao động, HĐLĐ này thì đương nhiên không chỉ công ty có mà người lao động cũng có rồi, vì lúc đó đã ký HĐLĐ 1 năm 1. “Chính vì vậy, vấn đề ở đây là khoảng thời gian trước hợp đồng dài hạn đó, công nhân đang làm việc ở công ty mà vẫn không được đóng BHXH”, ông Chung chia sẻ.
Khi được hỏi, "Vậy thì bây giờ công nhân và công đoàn có giấy tờ nào có thể chứng minh được ngày vào làm thực tế như đã kiến nghị là đúng?" thì ông Chung trả lời, “Mỗi công nhân khi vào làm thì đều có tem lương (dữ liệu này công ty chắc chắn có) và khi chúng tôi xin vào làm việc thì đều có tờ phỏng vấn (ghi thời gian bắt đầu làm việc tại công ty)… Tuy nhiên, khi chúng tôi đề xuất Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông có thể căn cứ vào đây thì họ không chấp thuận, họ nói phải có HĐLĐ ký kết giữa 2 bên”.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
- Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô
- Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028
- Nữ VĐV duy nhất tại VGC PVOIL CUP 2024: "Phấn khích vì lần đầu thử sức ở giải lớn"
- Không tham dự Triển lãm ô tô Việt Nam, Mercedes-Benz tự tổ chức sự kiện riêng tại Hà Nội
- Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ