Bài 1 - Sau nửa tháng lập Tổ Liên ngành xác minh, Sở cho biết vẫn chưa có kết luận
Việc làm - tuyển dụng - 08/12/2019 05:56 Trường Hùng
Trụ sở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội. Ảnh: T.H |
PV: Trước khi thông báo chấm dứt HĐLĐ đối với 149 công nhân tại Chi nhánh Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy Công ty VMEP (P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội) với lý do thay đổi cơ cấu công nghệ vào ngày 10/10, Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công chế biến hàng xuất khẩu Việt Nam (VMEP) đã gửi thông báo cho Sở hay chưa thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Oanh: Trước khi thông báo quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động, công ty VMEP đã gửi thông báo cho Sở vào ngày 9/10. Và việc VMEP thông báo cho Sở là đã thực hiện theo Khoản 3, Điều 44 của Bộ luật Lao động 2012: “Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh”. Theo đó, VMEP chấm dứt hợp đồng với nhiều người lao động với lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ.
Bà Nguyễn Thị Oanh, Phó Trưởng phòng Lao động - Tiền Lương và Bảo hiểm xã hội trao đổi về vụ việc. Ảnh: T.H |
Cụ thể, trong hồ sơ mà VMEP gửi Sở, công ty này có nêu lý do thay đổi cơ cấu công nghệ là thực hiện theo Điều 13, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP. Tại điều này, có quy định các trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu công nghệ: tổ chức lại lao động, thay đổi sản phẩm, thay đổi máy móc thiết bị phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh. Với những quy định đó, VMEP cho biết họ thực hiện thay đổi cơ cấu công nghệ là thay đổi tổ chức (tổ chức lại lao động) và thay đổi sản phẩm (từ việc sản xuất xe máy động cơ chuyển sang sản xuất xe máy điện).
Khi thực hiện phương án thay đổi này, theo Điều 46 của Bộ luật Lao động, VMEP phải xây dựng phương án sử dụng lao động, nhưng từ khi vụ việc xảy ra công nhân có phản ánh khi xây dựng phương án này công ty không trao đổi với tập thể đại diện người lao động tại cơ sở. Tuy nhiên qua việc xác minh, Sở thấy rằng công ty đã có trao đổi với tập thể đại diện người lao động, điều này thể hiện ở các biên bản có sự tham gia của ban chấp hành công đoàn cơ sở tại các cuộc họp.
Một vấn đề nữa mà công nhân có kiến nghị là VMEP chấm dứt hợp đồng đối với người lao động không phải do thay đổi cơ cấu công nghệ mà do di dời nhà máy. Vấn đề này Sở cũng đã xác định, hiện tại công ty chỉ mới được UBND TP. Hà Nội chấp thuận về mặt nguyên tắc và có một quyết định chấp thuận về mặt chủ trương, nhưng công ty vẫn phải được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì mới thực hiện được, tuy nhiên cho đến thời điểm này công ty này vẫn chưa được thực hiện. Do đó, VMEP chưa có những căn cứ pháp lý để thực hiện phương án di dời và công ty này cũng không thuộc trường hợp di dời theo Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg về “Việc ban hành quy chế tài chính phục vụ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị”, bởi quyết định này đã hết hiệu lực và được thay đổi bằng Nghị định số 167/2017/NĐ-CP về “Quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công”
PV: Nói về việc tham gia xây dựng Phương án sử dụng lao động của Ban chấp hành Công đoàn vào ngày 3/10, Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội có gửi văn bản số 652/LĐLĐ trả lời Sở, theo đó, việc VMEP chỉ mời 2/5 ủy viên BCH Công đoàn nhà máy dự họp về phương án sử dụng lao động là chưa đúng thành phần theo quy định của Bộ luật Lao động. Vậy từ quan điểm đó, Sở cho biết phương án sử dụng lao động của công ty VMEP có giá trị pháp lý hay không?
Bà Nguyễn Thị Oanh: Công nhân và ban chấp hành công đoàn cơ sở có kiến nghị khi xây dựng phương án sử dụng lao động, VMEP không có sự trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở vì trong biên bản họp thông qua phương án đó chỉ có 2/5 người, như vậy là không đủ.
Công nhân bị chấm dứt hợp đồng tập trung trước cổng VMEP để phản đối quyết định. Ảnh: T.H |
Tuy nhiên, qua xác minh Sở được biết việc trao đổi đấy là có, vì cuộc họp ngày 3/10 chỉ là cuộc họp cuối cùng, trước đó còn có rất nhiều cuộc khác và trong các cuộc họp này đều có sự tham gia đầy đủ của ban chấp hành công đoàn, có cuộc 3/5 người tham dự, có cuộc 5/5 người tham dự và trong biên bản làm việc đều có chữ ký của họ.
PV: Theo khoản 2, Điều 38 của Bộ luật Lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tuy nhiên, VMEP lại thông báo quyết định chấm dứt HĐLĐ cho 149 công nhân vào ngày 10/10, sau đúng 2 ngày ban hành quyết định này. Vậy Sở cho biết, việc VMEP ban hành quyết định như thế có đúng hay không?
Bà Nguyễn Thị Oanh: Việc công ty thông báo chấm dứt hợp đồng cho người lao động thì đấy cũng chỉ là thông báo để người lao động biết trước, từ đó có sự chuẩn bị để chủ động tìm kiếm việc làm mới… Và việc VMEP thông báo quyết định này đối với người lao động thì không phải là chấm dứt ngay, bởi theo thông báo này thì đến tận ngày 30/11 mới là ngày chấm dứt.
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với 149 công nhân được công ty VMEP ban hành ngày 8/10/2019 |
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật thì sau 30 ngày kể từ ngày VMEP gửi thông báo cho Sở thì mới được cho người lao động thôi việc. Về việc này, ngày 8/10 ban hành quyết định, ngày 9/10 họ đã gửi thông báo cho Sở thì đến 30/11 họ mới chấm dứt hợp đồng với người lao động.
PV: Thưa bà, do đột ngột nhận được thông báo trên, nên ngày 10/10 các công nhân đã phản đối bằng việc không nhận quyết định. Trước phản ứng đó của họ, 2 ngày sau (tức 12/10) VMEP đã không cho công nhân ra vào và đình chỉ mọi hoạt động công việc của họ tại công ty. Sở suy nghĩ về động thái này ra sao?
Bà Nguyễn Thị Oanh: Việc công ty cho người lao động ngừng việc thì công ty phải có trách nhiệm trả lương cho người lao động trong những ngày đó, cụ thể trong vụ việc này công ty phải trả lương cho người lao động cho tới ngày 30/11. Do đó, trong trường hợp công ty cho người lao động ngừng việc mà không trả lương cho họ thì mới vi phạm pháp luật, còn nếu công ty cho công nhân nghỉ mà vẫn trả lương thì công ty đã thực hiện trách nhiệm khi cho họ ngừng việc.
PV: Được biết, ngày 22/11, Sở có thành lập Tổ Liên ngành xác minh đơn của người lao động. Vậy đến giờ, kết quả xác minh của Sở ra sao thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Oanh: Việc này Sở vẫn còn đang tiến hành, chưa có kết luận. Khi có đơn thì chúng tôi phải xác minh, việc này cũng bình thường như tất cả những trường hợp khác, để từ đó giải quyết dựa trên cơ sở những quy định của luật pháp.
PV: Xin trân trọng cảm ơn Bà!
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 03/09/2024 08:55
Công ty may ở Nam Định tuyển hàng trăm công nhân, thưởng 1-3 triệu cho người giới thiệu thành công
Công ty TNHH Smart-Shirts Garments Manufacturing Bảo Minh đang tuyển 100 công nhân may, 30 công nhân hoàn thiện, 30 công nhân QC (kiểm tra chất lượng), và 50 công nhân cắt.
Việc làm - tuyển dụng - 30/08/2024 07:00
Triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi Vòng 2 kỳ thi tuyển viên chức Tạp chí Lao động và Công đoàn
Thông báo về việc triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi Vòng 2, kỳ thi tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Tạp chí Lao động và Công đoàn.
Nhịp cầu lao động - 29/08/2024 20:40
Thông báo kết quả bài thi vòng 1 kỳ tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2024
Tạp chí Lao động và Công đoàn thông báo kết quả bài thi vòng 1 kỳ tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2024
Nhịp cầu lao động - 28/08/2024 15:48
VPBank tuyển dụng số lượng lớn nhân viên Khối quản trị rủi ro, chỉ cần tốt nghiệp THPT
VPBank đang tuyển dụng số lượng lớn nhân viên thu hồi nợ hiện trường và chuyên viên quản lý nợ tại hiện trường với mức lương hấp dẫn lên đến 15 triệu đồng/tháng cùng nhiều chế độ phúc lợi đa dạng. Đây là cơ hội tuyệt vời dành cho các ứng viên tốt nghiệp Trung học phổ thông, có kỹ năng giao tiếp tốt và đam mê công việc trong lĩnh vực ngân hàng.
Việc làm - tuyển dụng - 21/08/2024 18:10
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam tuyển dụng nhiều Điều dưỡng dụng cụ
Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam (thôn Nam Sơn, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành) tuyển dụng nhân sự Điều dưỡng dụng cụ.
Việc làm - tuyển dụng - 17/08/2024 12:28
Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel tuyển dụng gấp 2.000 lao động phổ thông với chế độ hấp dẫn
Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel, một liên doanh giữa Công ty cổ phần Hanel và tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), đang tuyển dụng 2.000 lao động phổ thông cho các vị trí sản xuất, lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. Với quy mô gần 9.000 lao động và là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hệ thống dây dẫn điện cho ô tô, Sumi-Hanel cam kết đem đến môi trường làm việc an toàn và các chế độ phúc lợi hấp dẫn.
- Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
- Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?
- Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”
- Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
- Chạy đua ra mắt xe hybrid, khách Việt tha hồ lựa chọn