Vi khuẩn "ăn thịt người" đã từng gieo rắc nỗi ám ảnh trên thế giới như thế nào?
Đời sống - 15/09/2019 14:05 Ngân Vĩnh (T.H)
Khuẩn ăn thịt người Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên sẽ gây hoại tử và tử vong ở người - Ảnh minh hoạ |
Whitmore "khuẩn ăn thịt người" - bệnh nhiệt đới bị lãng quên đang quay trở lại bùng phát tại Việt Nam.
Whitmore hay còn gọi Melioidosis là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Trực khuẩn Whitmore được xác định lần đầu vào năm 1917 tại Kuala Lumpur (Malaysia).
Bệnh được chính thức đặt tên là Melioidosis vào năm 1932 và các nhà khoa học đã phát hiện ra vi khuẩnBurkholderia pseudomallei ở nhiều nước Đông Nam Á, chủ yếu ở Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Lào.
Kể từ năm 1947, khi Thái Lan báo cáo trường hợp mắc bệnh Melioidosis đầu tiên, số liệu chính thức hàng năm về người mắc bệnh này là rất nhỏ, ngay cả vào giữa những năm 2000 chỉ có 1/100.000 người được báo cáo là mắc bệnh này. Lào ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc Melioidosis là vào năm 1999. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu có chính xác bao nhiêu người chết vì căn bệnh này. Thậm chí Tổ chức Y tế Thế giới còn từng liệt kê Melioidosis là “bệnh nhiệt đới bị lãng quên”.
Bệnh Whitmore dần được phát hiện ở nhiều nơi khác trên thế giới như Australia. Tỷ lệ tử vong do Melioidosis ở Thái Lan dao động ở mức 50%, còn tại miền bắc Australia, ít nhất 10 đến 20% bệnh nhân tử vong vì căn bệnh truyền nhiễm này.
Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam.
Vi khuẩn Vibrio - sát thủ 'ăn thịt người' tại Mỹ
Bàn chân bị hoại tử của một bệnh nhân nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” ở Mỹ - Ảnh minh hoạ |
Nước Mỹ năm 2016 chứng kiến sự xuất hiện của vi khuẩn Vibrio vulnificus, có thể xâm nhập vào cơ thể người chỉ qua một vết thương nhỏ. Vibrio cũng có thể gây tiêu chảy nặng, kèm theo đau bụng, buồn nôn, sốt và rét run. Chúng thường sống trong nước biển ở những vùng có khí hậu ấm áp.
Tháng 8/2016, cậu bé Dakarai Moore, 12 tuổi, sống ở bang Michigan bị mất gần hết chân trái do vi khuẩn “ăn thịt người”.
Tháng 10 năm đó, ông Michael Funk, 67 tuổi ở bang Maryland qua đời chỉ vài ngày sau khi trên chân xuất hiện một vết thương hở khi ông tiếp xúc với nước mặn trong vịnh gần nhà. Ông Funk buộc phải cắt phần da nhiễm trùng và chân nhưng chỉ trong 4 ngày, nhiễm trùng di chuyển nhanh khiến bệnh nhân tử vong.
Tháng 7/2019, bà Lynn Fleming, 77 tuổi, ở bang Florida tử vong vì vết cắt ở chân khi sa vào vũng nước biển ở Coquina. Trải qua hai cơn đột quỵ, suy nội tạng và rất nhiều cuộc phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng, bà Lynn cuối cùng không thể chống chọi và tử vong.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), viêm nhiễm hoại tử hoại tử với V. Vulnificus thường không xảy ra ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Để ngăn ngừa nhiễm trùng V. Vulnificus, CDC khuyến nghị những người có vết thương hở tránh tiếp xúc với muối hoặc nước lợ hay che vết thương bằng băng/gạc chống thấm. Để giảm khả năng mắc bệnh, bác sĩ cũng khuyên mọi người nên tránh ăn sò sống hoặc nấu chưa chín.
Nhật Bản bị nhiễm STSS hay còn gọi là “vi khuẩn ăn thịt người”
Theo thống kê từ Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản, 525 người ở nước này đã bị nhiễm hội chứng sốc nhiễm khuẩn cầu chuỗi (STSS) trong năm 2017, con số cao nhất được ghi nhận từ năm 1999 tới nay. Trong số những trường hợp nhiễm STT có 66 người ở Tokyo, 40 người ở Kanagawa, 32 người ở Aichi, 31 người ở Fukuoka và 28 người ở Hyogo. Hầu hết, các bệnh nhân đều trên 30 tuổi.
Năm 2013, số người nhiễm STT là 203 người. Tuy nhiên, con số này ngày càng tăng lên và hiện nguyên nhân tăng mỗi năm vẫn chưa rõ. Theo thống kê, khoảng 30% người mắc bệnh sẽ tử vong ngay sau khi bị hoại tử vài giờ.
Australia báo động trước vi khuẩn 'ăn thịt người'
Loét da Buruli thường xuất hiện ở tay, chân nhưng đôi khi tấn công mặt và cơ thể. |
Một trong số những khuẩn “ăn thịt người” nguy hiểm khác là Buruli, gây loét da. Tháng 4/2018, giới chức Australia đã lên tiếng cảnh báo về Buruli khi nó lan rộng chóng mặt tại nhiều khu vực của đất nước này. Theo số liệu thống kê, tại bang Victoria, số người bị loét da Buruli đã tăng 400% chỉ sau 4 năm.
Loét da Buruli gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium ulcerans. Chúng tiết ra các chất độc phá hủy tế bào da, các mạch máu nhỏ và mỡ dưới da từ đó gây lở loét, mất da.
Tới nay y học chưa thể xác định con người nhiễm vi khuẩn “ăn thịt” Mycobacterium ulcerans như thế nào. Vài nghiên cứu đặt giả thiết bệnh xuất phát từ các yếu tố môi trường như nước mưa, mặt đất. Số khác suy luận muỗi là thủ phạm lây truyền vi khuẩn hoặc có thể do động vật bản địa và thú nuôi trong nhà gồm chó, mèo và Koala đều có thể là nguyên nhân.
Ba cháu bé với biểu hiện sốt, sưng đau tuyến mang tai, sau khi xét nghiệm thì đã phát hiện vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi ... |
Ông H. bị sốt cao liên tục, hai ngón ở bàn chân phải bị sưng nóng, chảy dịch có mùi hôi phải nhập viện điều ... |
Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, tiếp nhận bệnh nhân nữ mắc vi khuẩn Whitmore - một loại vi khuẩn nguy hiểm ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
Đời sống - 14/10/2024 20:59
Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát
Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.
Đời sống - 07/10/2024 16:30
Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%
Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Đời sống - 04/10/2024 16:31
Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản
Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.
Đời sống - 02/10/2024 18:38
Giá vàng tăng đột ngột trở lại, công nhân có nên mua vào?
Trong bối cảnh giá vàng bất ngờ leo thang, giá liên tục “nhảy múa” mà thu nhập của công nhân lao động còn eo hẹp, liệu đây có còn là lựa chọn tích lũy an toàn và hiệu quả nhất?
- Nhất Tín Logistics tuyển hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu/tháng
- Giáo sư Phạm Quang Hưng, nhà “tiên đoán” hạt một lòng vì nước Việt
- Đề xuất nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%
- Chi bộ cơ sở Vietcombank Chi nhánh Nam Thăng Long tổ chức về nguồn thăm quê Bác
- AI với giáo dục