Từ đầu năm 2019, Việt Nam hứng chịu bao nhiêu trận động đất và rung chấn?
Đời sống - 22/11/2019 10:11 Vân Anh (TH)
Những ngày qua tại nước ta liên tiếp xảy ra các trận động đất hoặc chịu ảnh hưởng từ các vụ động đất xảy ra ở khu vực, các nước lân cận. |
Khoảng 6h55 sáng ngày (21/11), nhiều người dân sinh sống ở các chung cư cao tầng khu vực nội thành Hà Nội có cảm giác đồ vật trong nhà rung lắc giống như có động đất. Ngay sau đó, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu đã phát đi thông báo: Vào hồi 23 giờ 50 phút 42 giây (giờ GMT) ngày 20/11/2019 tức 06 giờ 50 phút 42 giây (giờ Hà Nội) ngày 21/11/2019 một trận động đất có độ lớn 6.1 xảy ra tại vị trí có tọa độ (19.46 độ vĩ Bắc, 101.26 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 38 km. Động đất xảy ra tại khu vực tỉnh Sayabouly, Lào.
Như vậy Hà Nội bị ảnh hưởng các đợt dư chấn của động đất xảy ra tại khu vực tỉnh Sayabouly, Lào nên dẫn đến hiện tượng nhiều vật dụng bị rung lắc ở các khu chung cư cao tầng.
Theo PGS.TS Cao Đình Triều, nguyên Phó viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), trận động đất xảy ra tại khu vực tỉnh Sayabouly, Lào là trận động đất tương đối lớn. Vì thế vùng rung chấn có thể sang tới Hà Nội là chuyện dễ hiểu.
Ông cũng giải thích thêm, Hà Nội là vùng có nền đất không tốt nên dễ cảm nhận được rung chấn khi có động đất lớn ở nơi khác. Không chỉ thủ đô, các vùng khác cũng sẽ chịu rung chấn theo quy luật càng gần tâm chấn (nơi xảy ra trận động đất ở Lào) thì càng chịu rung chấn.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Cao Đình Triều, nguy cơ xảy ra động đất tại Hà Nội là không cao. Theo Nghiên cứu dự báo động đất và dao động nền ở Việt Nam, thủ đô Hà Nội nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng - sông Chảy, nơi đã xảy ra các trận động đất mạnh 5,1-5,5 độ Richter. Chu kỳ lặp lại động đất mạnh 5,4 độ Richter ở Hà Nội là 1.100 năm và trận động đất mạnh cuối cùng xảy ra cách đây đã hơn 700 năm (1285).
Hà Nội đang trong thời kỳ yên tĩnh nhưng trong tương lai hoạt động động đất có thể tăng lên và động đất mạnh có thể xảy ra. Ngoài ra, Hà Nội còn phải chịu tác động của động đất mạnh xảy ra ở những vùng đứt gãy lân cận như đứt gãy sông Lô, Đông Triều, Sơn La.
Từ đầu năm 2019 đến nay, Việt Nam có bao nhiêu trận động đất và rung chấn
Ngày 20/11, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu cũng phát đi thông báo về động đất có vị trí chấn tâm ở huyện Tân Kỳ, Nghệ An.
Trước đó đơn vị này cũng thông tin, một trận động đất có độ lớn 3.3 xảy ra tại vị trí có tọa độ (16.269 độ vĩ Bắc, 107.315 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 11.0 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Như vậy trong 21 ngày của tháng 11, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu đã đưa ra 3 thông báo về động đất.
Truy lại các tháng trước đó cho thấy, ngày 06/10/2019 tức 11 giờ 34 phút 42 giây (giờ Hà Nội) một trận động đất có độ lớn 3.3 xảy ra tại vị trí có tọa độ (21.923 độ vĩ Bắc, 102.857 độ kinh Đông), độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km. Động đất xảy ra tại khu vực huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Tháng 9 có 2 vụ động đất xảy ra ở khu vực huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; hai vụ động đất ở khu vực huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Tháng 8, động đất xảy ra tại khu vực vùng biển ngoài khơi tỉnh Nam Định (cách bờ biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định khoảng 25 km); khu vực huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên; khu vực TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh;
Tháng 7 xảy ra động đất ở khu vực huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa (độ lớn 2.5); khu vực huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (độ lớn 3.8); Động đất xảy ra tại khu vực huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng (độ lớn 2.6); Động đất xảy ra tại khu vực huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn (độ lớn 2.7); Động đất xảy ra tại khu vực huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu (độ lớn 3.5); Động đất xảy ra tại khu vực huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (độ lớn 2.8).
Tháng 6 xảy ra động đất tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (độ lớn 4.0); Tháng 5 động đất xảy ra tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa (độ lớn 2.8); huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên (độ lớn 4.0); huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam (độ lớn 2.4)...
Đặc điểm chung của các trận động đất ở Việt Nam năm 2019 đều có độ lớn dao động trong khoảng từ 2.5-4.2 nên chưa gây ảnh hưởng hay thiệt hại đáng kể nào.
Việt Nam nên cảnh báo, khuyến cáo gì về động đất?
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh - Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) cho biết: Số lượng các trận động đất hàng năm tăng lên hay giảm xuống là điều bình thường. Hoạt động động đất vẫn tích lũy năng lượng và sau đó giải phóng nên xảy ra các hiện tượng như vậy.
Ở Việt Nam mới chỉ xảy ra các vụ trận động đất với cường độ nhỏ, chưa gây thiệt hại. Còn vụ động đất sáng ngày (21/11) có cường độ lớn thì lại xảy ra ở Lào nên Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng dư chấn.
Cũng theo Tiến sĩ Xuân Anh, tình hình thiên tai thì không thể nói trước được điều gì nên bắt buộc phải quan sát. Nếu có bất kì thông tin gì thì Viện Vật lý địa cầu sẽ thông báo công khai cho người dân được biết.
Theo các chyên gia về động đất, hiện vẫn chưa đạt được dự báo cho từng vụ, nghĩa là động đất là một thiên tai chưa thể dự báo trước được mà chỉ là cảnh báo. Cho nên những người sống ở vùng có nguy cơ động đất có thể không tránh nó được.
Trong lúc động đất nếu ở trong nhà chúng ta nên chui xuống gầm bàn. Tìm góc phòng để đứng, tránh cửa kính. Tránh xa những vật có thể rơi xuống. Che mặt và đầu bằng sách, báo để khỏi bị các mảnh vụn trúng. Nếu mất điện, dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn. Mở rađiô để xem có tin tức khẩn cấp không.
Nếu trong các tòa nhà cao tầng, tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt. Cũng không được dùng thang bộ và cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo. Nhanh chóng khóa gas, mở cửa sổ hoặc cửa ra vào.
Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người.
Trong trường hợp ở ngoài đường, tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống để đứng. Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện, và đường cầu, không chui xuống gầm xe.
Công an quận Cầu Giấy đã tạm giữ hình sự nữ tài xế điều khiển xe Mercedes gây ra tai nạn liên hoàn, khiến một ... |
Từ đầu năm 2019 tới nay nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và khó hiểu liên quan tới thương hiệu xe sang Mercedes-Benz ... |
Theo các chuyên gia đào tạo lái xe an toàn, việc đi giày cao gót khi lái ôtô tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và người ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.
Người lao động - 01/11/2024 20:11
Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội
Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.
Đời sống - 31/10/2024 21:30
Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi
Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.
Người lao động - 30/10/2024 16:42
Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”
Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.
Đời sống - 29/10/2024 19:50
Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ
Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.
- Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động
- Khai mở tiềm năng cùng cung offroad của Isuzu tại PVOIL VOC 2024
- Ngọn lửa tình người, giữ ấm yêu thương ở “mái nhà chung Hoàng Diệu”
- Công nhân khó tìm nơi chăm sóc trẻ phù hợp
- Thiếu hụt nhân sự, doanh nghiệp đưa ra nhiều phúc lợi để thu hút người lao động