Công nhân khó tìm nơi chăm sóc trẻ phù hợp
Hoạt động Công đoàn - 06/11/2024 07:49 Gia Hưng
Chính sách trợ cấp cho trẻ mầm non là con công nhân tại khu công nghiệp |
Công nhân không đủ thời gian chăm sóc con nhỏ
Theo đồng chí Đỗ Thị Hồng Vân, Trưởng Ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam, người lao động tại các khu công nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nơi chăm sóc trẻ phù hợp. Phần lớn công nhân là lao động nhập cư, không có hộ khẩu thường trú tại nơi đến, trong khi năng lực tiếp nhận của các trường mầm non công lập còn hạn chế.
Tình hình gửi trẻ của con lao động nữ di cư (%). Nguồn: Kết quả khảo sát của Ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam |
Với đặc thù làm việc ca kíp kéo dài và cường độ cao, công nhân không có đủ thời gian chăm sóc con nhỏ. Bên cạnh đó, đời sống của các gia đình công nhân cũng gặp nhiều khó khăn khi hầu hết phải sống trong các phòng trọ chật hẹp thiếu tiện nghi sinh hoạt.
Xu hướng di cư nội tỉnh ngày càng tăng sau đại dịch COVID-19 cũng đã khiến nhiều công nhân chọn gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc hoặc cho con học tại các trường công lập địa phương dưới sự giám sát của người thân.
Mô hình nhà trẻ mẫu giáo tại Trường Mầm non May 10 nằm trong Tổng Công ty, thuận tiện cho công nhân đưa đón con và yên tâm công tác. Ảnh: CĐ. |
Chế độ ăn kém dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ: Theo TS.BS Phạm Anh Bính - Cố vấn cấp cao, Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng NATRUMAX Việt Nam, sự phát triển toàn diện của trẻ cả về chiều cao, cân nặng và trí tuệ phụ thuộc rất lớn vào chế độ dinh dưỡng trong 5 năm đầu đời. Trong giai đoạn này, chiều cao được quyết định đến 60% và sự phát triển của não bộ được quyết định đến 80%. Thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ như: ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe và khả năng học tập của trẻ sau này. |
Nhiều gia đình công nhân phải chọn các nhóm trẻ tư nhân tại khu công nghiệp. Tuy nhiên, các cơ sở này thường thiếu không gian, người chăm sóc không qua đào tạo chuyên môn, và thiết bị hỗ trợ học tập cho trẻ rất sơ sài.
Chi phí thấp dẫn đến bữa ăn kém chất lượng và điều kiện chăm sóc không đầy đủ, khiến các bé chỉ được ăn và ngủ mà không có cơ hội phát triển toàn diện.
Thực tế đã có những trường hợp trẻ bị ngược đãi, thậm chí tử vong do sự bất cẩn và thiếu chuyên môn của người trông trẻ.
Khó khăn trong thực hiện chính sách hỗ trợ chăm sóc trẻ tại các khu công nghiệp
Nhằm hỗ trợ công nhân lao động, Chính phủ đã ban hành Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định các chính sách trợ cấp cho trẻ em mầm non là con công nhân và hỗ trợ giáo viên mầm non. Tuy nhiên, việc triển khai vẫn còn gặp một số hạn chế.
Về trợ cấp cho trẻ em, đã có 50 tỉnh, thành phố ban hành chính sách hỗ trợ với mức trung bình 160.000 đồng/trẻ/tháng, cao hơn ở một số tỉnh như Bình Định, Hà Nội, và Quảng Ninh. Tuy nhiên, các đối tượng ngoài khu công nghiệp như các cụm công nghiệp nhỏ lẻ chưa được hưởng chính sách này, gây ra sự bất bình đẳng.
Về hỗ trợ cho giáo viên mầm non: Các địa phương đã chi trả khoảng 30 tỷ đồng cho 5.577 giáo viên mầm non tại các cơ sở ngoài công lập trong khu công nghiệp, tạo động lực cho họ gắn bó với nghề. Tuy vậy, mức hỗ trợ giữa các tỉnh không đồng đều, ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Đồng chí Đỗ Thị Hồng Vân - Trưởng Ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam. |
Chương X, Bộ Luật Lao động 2019 nêu rõ: “Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ; người sử dụng lao động có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động. Hiện nay, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển như đối với giáo dục mầm non ở các vùng sâu, vùng xa...”. Mặc dù vậy, những quy định này khi triển khai vẫn chưa theo kịp nhu cầu của thực tiễn.
Sự phát triển nhanh chóng của các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất cùng lực lượng lao động đông đảo đã tạo ra áp lực lớn về nhà ở, y tế, và giáo dục. Tuy nhiên, mạng lưới trường công lập tại các khu vực này lại phát triển chưa đồng bộ, khiến nhu cầu gửi con của công nhân chưa được đáp ứng đầy đủ.
Trong khi đó, việc xây dựng trường mầm non cho con công nhân cũng gặp nhiều trở ngại, từ quỹ đất khan hiếm, thiếu kinh phí đến các khó khăn thực tế như khoảng cách giữa nơi làm việc và nơi gửi trẻ quá xa, cùng với chi phí và thời gian gửi trẻ chưa phù hợp với điều kiện của công nhân.
Ngoài ra, việc kêu gọi nhà đầu tư tham gia xây dựng trường mầm non cũng không dễ dàng do chính sách ưu đãi chưa đủ hấp dẫn, lợi nhuận thấp và rủi ro cao khiến nhiều nhà đầu tư không mặn mà với lĩnh vực này.
Hiện nay, đã có những mô hình nhà trẻ do công đoàn quản lý như tại Khu công nghiệp Điện Ngọc (Quảng Nam), Khu công nghiệp Bình Hòa (An Giang), và điểm trường tại Khu công nghiệp Cái Lân (Quảng Ninh), nhưng việc thiếu cơ chế quy định biên chế cho hệ thống này vẫn là rào cản lớn.
Theo Điều 82 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động có trách nhiệm hỗ trợ chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho con của người lao động. Dù vậy, mức hỗ trợ giữa các doanh nghiệp lại rất chênh lệch: có doanh nghiệp hỗ trợ 1.000.000 đồng/trẻ/tháng, trong khi một số nơi chỉ hỗ trợ 20.000 đồng/trẻ/tháng, mức trung bình phổ biến từ 50.000-100.000 đồng/trẻ/tháng. Đây là vấn đề cần sự vào cuộc của tổ chức Công đoàn, nhằm kêu gọi các doanh nghiệp thực hiện chính sách hỗ trợ một cách đồng bộ hơn, hoặc nâng mức hỗ trợ nếu mức hỗ trợ hiện tại chưa tương xứng với chi phí sinh hoạt.
Cần mở rộng đối tượng được hưởng
Tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh - nơi phần lớn lao động là người nhập cư có con nhỏ và làm việc theo ca, nhu cầu gửi trẻ từ 6-18 tháng tuổi và ngoài giờ hành chính rất cao. Tuy nhiên, do các trường mầm non công lập chưa đáp ứng đủ, nhiều công nhân phải gửi con vào nhóm trẻ gia đình, không đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục và không thuộc diện hỗ trợ theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP.
Nhiều cơ sở giáo dục mầm non tư thục hoạt động không ổn định, dẫn đến trẻ thường xuyên phải thay đổi chỗ học khi cha mẹ chuyển nơi làm việc, gây khó khăn trong việc thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Ngoài ra, một số giáo viên tại các cơ sở này chưa đạt chuẩn trình độ nên không đủ điều kiện nhận hỗ trợ. Các nhân viên khác như y tế, tạp vụ, nấu ăn, dù công việc liên quan đến chăm sóc trẻ, cũng không thuộc diện hỗ trợ theo quy định.
Việc hỗ trợ giáo viên tại các cơ sở mầm non độc lập trong và gần khu công nghiệp gặp khó khăn, vì nhiều cha mẹ công nhân chưa hoàn tất hồ sơ, ảnh hưởng đến quyền lợi của giáo viên.
Đồng chí Lê Thị Đường, Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công, LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc (đứng). Ảnh: T. Vân |
Tại Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con của công nhân lao động” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức chiều 5/11 tại Hà Nội, đồng chí Lê Thị Đường, Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công, LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc, kiến nghị mở rộng đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP bao gồm con em công nhân tại cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Đồng chí Lê Thị Đường cũng đề xuất tăng thời gian hỗ trợ từ 9 tháng lên 12 tháng nhằm phù hợp với thời gian gửi trẻ khi công nhân lao động làm việc đủ 12 tháng.
Đồng chí Đỗ Hồng Vân - Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho hay, sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến tháo gỡ, trình Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam để có kiến nghị tới Chính phủ nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
Đồ họa: Gia Hưng |
Hiện cả nước có 59/63 tỉnh, thành phố có khu công nghiệp. Những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương, đã có nhiều văn bản quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển giáo dục mầm non ở khu vực này. Những chính sách đó đã góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục, giảm bớt khó khăn đối với công nhân, người lao động, góp bảo đảm chất lượng giáo dục mầm non. Việc mở rộng đối tượng hỗ trợ và điều chỉnh mức trợ cấp là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho mọi công nhân. Đồng thời, các cơ chế thu hút đầu tư vào lĩnh vực giáo dục mầm non trong khu công nghiệp cần được điều chỉnh để khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư. |
Mời xem thêm video:
Hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/tháng cho trẻ mầm non là con người lao động làm tại KCN Tại Điều 8, Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ cấp tối thiểu 160.000 đồng/tháng đối với trẻ em mầm ... |
Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ? Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di ... |
Tìm ra giải pháp chung cư an toàn và hạnh phúc cho trẻ em là trách nhiệm của cả cộng đồng Ngày 2/8/2024, Tạp chí Trẻ em Việt Nam và Diễn đàn Người mua nhà đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nhận diện tiêu ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 07/11/2024 17:47
Công đoàn Trường Tiểu học Cam Hòa thấu hiểu, chia sẻ với người lao động khó khăn
Công đoàn cơ sở Trường Tiểu học Cam Hòa 1 (thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đã thực sự thấu hiểu, chia sẻ với những đoàn viên, người lao động khó khăn, giúp họ có được cuộc sống ổn định.
Hoạt động Công đoàn - 07/11/2024 08:06
Cô Đoàn Thị Lý - một tấm lòng nhân ái của Trường Mầm non Tuổi Hoa
Cuộc sống quanh ta có những con người rất bình dị nhưng lại khiến nhiều người phải nhớ khi nhắc đến, đó là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Cô giáo Đoàn Thị Lý - Ủy viên BCH Công đoàn Trường Mầm non Tuổi Hoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là người như thế. Đó là tấm gương nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, lòng nhiệt tình và giàu lòng nhân ái.
Công đoàn - 06/11/2024 15:02
Anh Hồ Trung Hội - công nhân điển hình của Điện lực Quảng Nam
Anh Hồ Trung Hội, công nhân Đội Sửa chữa nóng lưới điện Quảng Nam là người lao động bình dị mà cần mẫn. Anh đã có nhiều thành tích nổi bật và có nhiều sáng kiến góp phần vào việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho hệ thống phân phối điện khu vực Quảng Nam.
Hoạt động Công đoàn - 06/11/2024 07:58
Ngọn lửa tình người, giữ ấm yêu thương ở “mái nhà chung Hoàng Diệu”
Bằng ý chí lạc quan, công tác dưới "mái ấm" yêu thương của Trường THCS Hoàng Diệu (quận Tân Phú, TP HCM), thầy Thái Hồng Khang đã vươn lên hoàn thành mọi nhiệm vụ.
- Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
- Công đoàn Trường Tiểu học Cam Hòa thấu hiểu, chia sẻ với người lao động khó khăn
- Skoda Kodiaq ưu đãi phí trước bạ, chỉ còn hơn 1 tỷ đồng cho SUV nhập khẩu châu Âu
- Cô Đoàn Thị Lý - một tấm lòng nhân ái của Trường Mầm non Tuổi Hoa
- “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong xử lý vi phạm nồng độ cồn