Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động
Pháp luật lao động - 06/11/2024 09:48 ĐỖ LÂM
Công ty CP Môi trường xanh Friendly lại thất hẹn trả nợ lương người lao động |
Đồng chí Lê Đình Ngọc - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Bảo Lộc (người đeo kính) trao đổi, động viên người lao động bị nợ lương khi tập trung trước cổng Nhà máy xử lý rác. Ảnh: NLĐCC |
Đúng hẹn, hôm 30/10, hơn 40 người lao động đến Nhà Máy xử lý rác Bảo Lộc do Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly quản lý, vận hành chờ nhận tiền nợ lương nhưng vẫn chưa được trả như cam kết.
Anh Nguyễn Thanh Sơn (quê Đồng Nai) cho biết, nhóm người lao động bị nợ lương tập trung tại cổng vào Nhà máy xử lý rác Bảo Lộc nhưng Công ty không cho vào. Công ty cũng không cử người có thẩm quyền gặp gỡ, trao đổi với người lao động về vụ việc này.
“Chúng tôi yêu cầu được làm việc với lãnh đạo Công ty nhưng không được đáp ứng. Khi liên lạc với Giám đốc Công ty qua điện thoại di động cũng không được. Chúng tôi phải vật vờ suốt mấy ngày ở đây để chờ đợi”, anh Nguyễn Thanh Sơn cho hay.
Cùng ngày, ông Đào Tiến Lượng – người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly ban hành thông báo gửi người lao động, UBND xã và Công an xã Đại Lào về việc thông báo trách nhiệm thanh toán tiền lương cho công nhân.
Trong thông báo nêu trên, Công ty khẳng định trách nhiệm thanh toán tiền lương còn nợ của người lao động thuộc về ông Nguyễn Ngọc Long – nguyên Giám đốc Công ty này. Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly đã ký hợp đồng thuê khoán với ông Nguyễn Ngọc Long, do đó, không có trách nhiệm thanh toán lương cho người lao động.
Quyết định miễn nhiệm Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly đối với ông Nguyễn Ngọc Long từ ngày 27/7/2024 nhưng đại diện Công ty này vẫn khẳng định trách nhiệm trả lương cho người lao động thuộc ông Long. Ảnh: NLĐCC |
Thông báo đưa ra khiến người lao động Công ty phản ứng dữ dội. Họ khẳng định quá trình làm việc tại Nhà máy xử lý rác Bảo Lộc trong vai trò là người lao động của Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly. Vì vậy Công ty này phải có trách nhiệm trả tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho họ theo quy định.
Về việc này, ngày 10/10/2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly về chấp hành pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội. Tại biên bản kiểm tra, cơ quan này kết luận Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly nợ tiền lương và bảo hiểm xã hội của người lao động; vi phạm pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội.
Ông Nguyễn Ngọc Long - Giám đốc bị miễn nhiệm ngày 29/7/2024 khẳng định tất cả người lao động do ông tuyển dụng làm việc tại Nhà máy xử lý rác Bảo Lộc đều thuộc quyền quản lý của Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly.
Ông Long cũng cho hay, sau khi bị miễn nhiệm Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly, ông mới chỉ ký thỏa thuận với doanh nghiệp này nhận khoán xử lý rác tại Nhà máy xử lý rác Bảo Lộc từ ngày 02/8/2024.
Người lao động vật vờ chờ đợi nhận lương nhưng Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly không hợp tác để giải quyết vụ việc. Ảnh: NLĐCC |
Theo ông Long, thỏa thuận giao khoán cũng ghi rõ Bên A (Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly) đại diện cho Bên B (bên nhận khoán) đăng ký cho người lao động làm việc tại nhà máy Bên A tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động; đại diện cho Bên B thanh toán lương người lao động bên B thông qua tài khoản của bên A.
Như vậy, việc trả tiền lương và tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc tại Nhà máy xử lý rác Bảo Lộc thuộc trách nhiệm của Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly.
Về việc này, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Bảo Lộc – đồng chí Nguyễn Văn Mạnh cho biết, chiều 31/10/2024 tại UBND xã Đại Lào (nơi có Nhà máy xử lý rác Bảo Lộc), đại diện Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly cam kết với lãnh đạo UBND xã và người lao động đến ngày 05/11/2024 sẽ trả lương cho người lao động.
“Tuy nhiên, đến ngày 05/11/2024, Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly vẫn chưa trả nợ tiền lương cho người lao động như đã cam kết”, đồng chí Nguyễn Văn Mạnh cho biết.
Cùng ngày 05/11/2024, Chủ tịch UNBD xã Đại Lào - ông Nguyễn Vĩnh Thắng tổ chức buổi làm việc với đại diện người lao động và ông Đào Tiến Lượng – người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly. Tại đây, đại diện Liên đoàn Lao động và các phòng, ban liên quan thuộc UBND thành phố Bảo Lộc đều cho rằng, Công ty này vi phạm pháp luật; xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp và ảnh hưởng đời sống của người lao động.
Cũng tại buổi làm việc này, đại diện người lao động và đại diện các phòng, ban đưa ra một số phương án giải quyết để Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly trả tiền nợ lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Ông Đào Tiến Lượng – người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly vẫn thoái thác trách nhiệm trả lương và đóng bảo hiểm cho người lao động. Ảnh chụp Biên bản làm việc giữa UBND xã Đại Lào với đại diện Công ty và người lao động vào chiều 05/11/2024. |
Trong khi đó, ông Đào Tiến Lượng – người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly vẫn tiếp tục khẳng định rằng: “Toàn bộ số công nhân trên là do anh Long thuê về làm cho anh Long nên bảo hiểm xã hội anh Long chịu hoàn toàn, và tiền nhân công Công ty đã thanh toán cho anh Long”.
Đại diện người lao động, anh Đỗ Huỳnh Tấn Thái (quê Đồng Nai) bày tỏ sự bất bình trước ý kiến của ông Đào Tiến Lượng: “Lãnh đạo Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly đã 5 lần hẹn trả nợ lương cho chúng tôi, nhưng đều không thực hiện như cam kết. Chúng tôi đã gắn bó, lao động vất vả, tạo ra lợi nhuận cho Công ty. Đến nay ông Giám đốc Công ty vẫn từ chối trả lương và đóng bảo hiểm cho chúng tôi, như vậy là thoái thác trách nhiệm với người lao động chúng tôi”…
Video: anh Đỗ Huỳnh Tấn Thái - người lao động bị Công ty cổ phần Môi trường xanh Friendly nợ lương
Tạp chí Lao động và Công đoàn đã phản ánh trong loạt bài viết về Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly đang nợ tiền lương từ tháng 12/2023 đến hết tháng 8/2024 của hơn 60 người lao động làm việc tại Nhà máy xử lý rác Bảo Lộc số tiền 1,886 tỷ đồng. Đồng thời không trích đóng bảo hiểm xã hội cho 91 người lao động với số tiền 427,2 triệu đồng; chậm đóng bảo hiểm xã hội của 12 người lao động với số tiền hơn 99,9 triệu đồng. Liên đoàn Lao động cùng các phòng, ban chuyên môn, UBND thành phố Bảo Lộc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều buổi làm việc với lãnh đạo Công ty, kết luận, chỉ đạo giải quyết vụ việc này. Tuy nhiên, phía Công ty cổ phần Môi trường xanh Friendly phớt lờ ý kiến của chính quyền, vẫn chây ì khoản nợ lương và bảo hiểm xã hội trên khiến người lao động phải lao đao đi đòi quyền lợi. |
Thiếu hụt nhân sự, doanh nghiệp đưa ra nhiều phúc lợi để thu hút người lao động Để thu hút người lao động, nhiều doanh nghiệp đăng thông tin tuyển dụng kèm nhiều phúc lợi như: Cơm ca, xe đưa đón, nhà ... |
Công nhân khó tìm nơi chăm sóc trẻ phù hợp Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp và khu chế xuất đã thu hút lượng lớn lao động nhập cư, tạo áp ... |
Mức chi trả tối đa của bảo hiểm y tế cho 1 đợt điều trị của người lao động Theo quy định hiện hành, người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế sẽ được chi ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 07/11/2024 19:16
Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
- Cô Chủ tịch Công đoàn có tấm lòng nhân ái, hướng tới cộng đồng
- Người lao động 60 tuổi không có lương hưu được hưởng chính sách gì từ 01/7/2025?
- Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
- Công đoàn Trường Tiểu học Cam Hòa thấu hiểu, chia sẻ với người lao động khó khăn
- Skoda Kodiaq ưu đãi phí trước bạ, chỉ còn hơn 1 tỷ đồng cho SUV nhập khẩu châu Âu