Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1/7
Công đoàn - 29/03/2022 09:47 D.M
Chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực từ tháng 4/2022 Khảo sát tiền lương, mức sống của người lao động tại 18 tỉnh, thành phố |
|
Đây là phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia trong năm nay. Tại phiên họp lần này, đại diện người lao động là Tổng LĐLĐ Việt Nam và đại diện của chủ sử dụng lao động là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thảo luận trên tinh thần xây dựng, đưa ra các luận điểm để làm căn cứ cho các phương án tăng lương tối thiểu.
Đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, theo thông lệ, lương tối thiểu vùng tăng từ ngày 1/1 hằng năm. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hai năm qua, người lao động đã mòn mỏi chờ đợi được tăng lương, cuộc sống quá khó khăn. Đến thời điểm này không nên tiếp tục trì hoãn, người lao động cần được chia sẻ khó khăn sau thời gian kiệt quệ vì dịch bệnh và bão giá. Việc tăng lương tối thiểu sẽ có lợi cho cả đôi bên, lao động có thêm tiền trang trải sinh hoạt, doanh nghiệp tăng chi phí song lại giữ chân được nguồn nhân lực.
Dù Hội đồng chưa chốt phương án cụ thể, nhưng Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất tăng lương tối thiểu sớm, cụ thể là từ ngày 1/7.
Chia sẻ khó khăn với người lao động, song đại diện của VCCI đề nghị cần phải tính toán kỹ trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn cần phục hồi sau đại dịch.
Khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) năm 2021 cho thấy, 21% người lao động phải ăn mì tôm thay gạo nhiều hơn, 48% người lao động phải giảm lượng thịt, cá hằng ngày, 22% người lao động phải chuyển từ mua sắm mỗi ngày sang dùng thực phẩm do người thân cung cấp, 15% người lao động chọn việc ăn gộp bữa, giảm bữa, 60% người lao động tiết kiệm các khoản chi, 11% người lao động phải vay mượn tiền của người thân và 0,3% người lao động lao động vay lãi suất cao, tín dụng đen hoặc bán sổ Bảo hiểm xã hội lấy tiền sinh hoạt.
Người lao động làm việc tại một doanh nghiệp thuộc TP. Đà Nẵng. Ảnh: XH |
Nhằm tăng cường tính đồng thuận trong việc xây dựng phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng trình Chính phủ, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ nhóm họp hằng năm, thực hiện chức năng tư vấn, khuyến nghị với Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng. Đây là mức lương làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người lao động. Mức lương này áp dụng trong các loại hình doanh nghiệp tại 4 vùng kinh tế.
Để có căn cứ xây dựng các nội dung về lương tối thiểu vùng năm 2023, từ ngày 1/4/2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bắt đầu điều tra lao động, tiền lương và mức sống tối thiểu. Dự kiến 18 địa phương được điều tra đợt này gồm: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Long An, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, TP. Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ. Thời gian điều tra diễn ra trong một tháng.
Sẽ có 2.000 doanh nghiệp được chọn điều tra lần này. Các doanh nghiệp được điều tra thuộc nhóm ngành nghề sản xuất kinh doanh: Nông - lâm - ngư nghiệp; công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ. Doanh nghiệp được điều tra có quy mô từ dưới 100 lao động đến trên 300 lao động. Các nội dung chính được tìm hiểu ở doanh nghiệp là quỹ tiền lương theo công việc hoặc chức danh, quỹ phụ cấp lương, quỹ tiền thưởng, chi phí tuyển dụng đào tạo... Kết quả điều tra sẽ là căn cứ để xây dựng các nội dung về lương tối thiểu vùng năm 2023 và các chính sách liên quan.
Trước đó, tại Hội thảo khoa học quốc gia “Nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 - tầm nhìn quốc gia và hành động địa phương” do Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức vào sáng ngày 28/3, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, trong điều kiện nền kinh tế bắt đầu hồi phục, Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần sớm thống nhất, đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng, đồng thời có giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu tác động trực tiếp đến đời sống Nhân dân và công nhân lao động; xây dựng và thực hiện các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chuyển đổi nghề nhằm bổ sung nguồn nhân lực thiết hụt cho thị trường lao động.
Hiện mức lương tối thiểu vùng được áp dụng cho người lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp từ 1/1/2020 đến nay theo 4 vùng. Trong đó, vùng 1 (khu vực thành phố, đô thị thuộc các quận, thị nội thành) là 4,42 triệu đồng. Vùng 2 (khu vực huyện, thị thuộc các tỉnh, thành phố) là 3,92 triệu đồng. Vùng 3 (các huyện, thị xã thuộc các tỉnh) là 3,42 triệu đồng. Vùng 4 (vùng nông thôn, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn) là 3,07 triệu đồng. |
Cần thiết phải tăng lương tối thiểu vùng Trong bối cảnh giá cả các mặt hàng tăng cao, đời sống người lao động bị ảnh hưởng, vấn đề điều chỉnh tăng lương tối ... |
Công nhân lao đao trong cơn “bão giá” Dự định mua 1 cân dưa chuột cho các con nhưng khi chủ quầy rau nói giá, chị Thư tần ngần một lúc rồi quyết ... |
Sau những vụ ngừng việc và câu chuyện tiền lương Trên các nhóm facebook công nhân, câu chuyện về ngừng việc không còn được nhắc đến như cách đây một tháng. |
Tin cùng chuyên mục
Phát triển đoàn viên - 05/09/2024 09:51
Công đoàn Công Thương Việt Nam phấn đấu tăng 3.500 đoàn viên trong năm 2024
Công đoàn Công Thương Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2028, toàn ngành sẽ có 182.258 đoàn viên. Riêng trong năm 2024, đơn vị đặt chỉ tiêu phát triển 3.500 đoàn viên.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 08:59
Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non
Cô Trương Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là giáo viên tiêu biểu trong công tác giáo dục. Cô đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người".
Công đoàn - 04/09/2024 18:48
"Tham mưu giỏi, phục vụ tốt" góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” do Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động đã nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; từ đó góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động Công đoàn - 04/09/2024 10:46
Chủ tịch Công đoàn trường nhiệt huyết, tận tâm với nghề giáo
Cô Trương Thị Kim Tuyền - Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (Trảng Bàng, Tây Ninh) là giáo viên đầy nhiệt huyết và tâm huyết với nghề. Với những nỗ lực không ngừng, cô đã tạo nên những thay đổi tích cực và sâu rộng đến đời sống của người lao động tại trường.
Hoạt động Công đoàn - 04/09/2024 09:33
Nồi cháo tình thương của Công đoàn Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
Đều đặn vào sáng sớm thứ 5 hàng tuần, Công đoàn Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc và những người bạn lại tất bật chuẩn bị phát cháo miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt ở Bệnh viện Sản nhi tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch.
Phát triển đoàn viên - 03/09/2024 16:32
Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
LĐLĐ quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đang là điểm sáng về phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở khi vượt chỉ tiêu năm được cấp trên giao chỉ sau 7 tháng.
- Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
- Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
- Công đoàn Công Thương Việt Nam phấn đấu tăng 3.500 đoàn viên trong năm 2024
- “Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
- Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non