‘Tiên học lễ, hậu học văn’, sao phải bỏ?
game doi thuong - 23/11/2021 14:56 Mỹ Anh
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. |
Cụ thể, trong Hội thảo Giáo dục 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”. Hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21/11, GS. Trần Ngọc Thêm - Giáo sư đầu ngành về văn hóa Việt Nam có “bắt bệnh” cho giáo dục Việt Nam. Kế đó, GS. Thêm có đề xuất bỏ nhiều khái niệm, khẩu hiệu được coi là kim chỉ nam của giáo dục, đặc biệt có “tiên học lễ, hậu học văn”.
Theo báo Tuổi trẻ tường thuật, GS. Thêm lý giải: "Chừng nào còn đề cao chữ 'lễ' để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển".
Vietnamplus có dẫn gián tiếp phần trình bày tổng quan về mong mỏi triết lý giáo dục của GS. Thêm: Để có con người sáng tạo thì cần đề cao tính dân chủ trong giáo dục, coi trọng bản lĩnh. Tuy nhiên, ‘bệnh’ thiếu bản lĩnh đứng vị trí số 3 trong cuộc điều tra của nhóm nghiên cứu. Cách quản lý giáo dục hiện nay vô tình khuyến khích cho việc học thuộc lòng như sách giáo khoa ngắn gọn, học theo văn mẫu, chấm thi theo đáp án khiến học sinh, sinh viên không được nói khác với những gì mình đã học.
Nghiên cứu cũng chỉ ra “bệnh” thành tích, “bệnh” phong trào, “bệnh” đối phó là những “bệnh nặng” của giáo dục. Ba căn “bệnh” này dẫn đến “bệnh” giả dối. Cụ thể, trong cuộc điều tra về triết lý giáo dục năm 2020, có 77,4% người được hỏi thừa nhận bệnh giả dối đứng vị trí số 1 trong số 15 tật xấu, 73,8% thừa nhận gian lận trong giáo dục đứng vị trí số 3 trong 13 nhược điểm của giáo dục Việt Nam.
Ngắn lại, GS. Trần Ngọc Thêm đã muốn bỏ hàng loạt khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn”, “con ngoan trò giỏi” dựa trên mong muốn có một nền giáo dục dân chủ, sáng tạo, khai phóng. Ở đó, học sinh ở trung tâm, có tâm thế chủ động, loại bỏ bệnh thành tích. Những mong mỏi đó đều “bắt” tương đối đúng những “bệnh” hiện tại của giáo dục Việt Nam. Kể cả điều tra xã hội học mà nhóm Giáo sư làm cũng định lượng được phần nào.
Song, giải pháp thay đổi căn cơ từ triết lý giáo dục, thay đổi tới độ "xổ toẹt" những gì trước nay theo đuổi không khỏi tranh cãi. Cá nhân người viết thấy có phần cực đoan. Bởi, ở Việt Nam, từ lâu, chữ “lễ” trong câu “tiên học lễ” có lẽ đã không còn đơn thuần theo quan điểm Nho giáo xưa nữa.
Trong tâm thức hiện thời, chữ “lễ” trong câu khẩu hiệu đơn giản là đạo đức con người. Theo đó, câu ý đơn giản là học sao cho đạo đức chính trực trước rồi hẵng lo kiến thức, kỹ năng. Mà kể cả theo chữ “lễ” Nho giáo, học sinh kính thầy, nể thầy cũng không đồng nghĩa với việc học sinh không được phản biện thầy. Câu trên không hề xung đột gì với điều GS. Thêm và cộng sự theo đuổi.
Chưa kể, trong xã hội kinh tế thị trường kim tiền như hiện tại, câu “tiên học lễ, hậu học văn” càng có giá trị. Ngay trong giá trị phổ quát của UNESCO về việc “học để làm gì” cũng nhấn mạnh 4 trụ cột của việc học: học để biết, học để làm, học để xác lập mình và học để chung sống. Học để chung sống chính là học những phép tắc ứng xử, những điều đúng đắn nên làm mà không ảnh hưởng tới người khác hay xã hội lớn. Đó chính là chữ “lễ” trong khẩu hiệu vậy.
Người viết rất thấu cảm những đau đáu của GS. Thêm với giáo dục nói riêng và thời cuộc nói chung. Cả những sự sốt ruột của Giáo sư và cộng sự khi muốn nhanh chóng "tiễu trừ" những thói tật tồn tại nhiều năm trong nền giáo dục. Nhưng, việc “đập đi, xây lại” hoàn toàn không có tính thực tế. Bởi như trong một bài viết trước đây, người viết có nêu rõ một vấn đề cơ học về sỹ số lớp đã cản trở mong mỏi giáo dục khai phóng như thế nào. Không thể khai phóng như người ta được nếu lớp học của chúng ta gấp đôi người ta.
Không giáo viên nào "ba đầu sáu tay" xử lý từng câu hỏi li ti của học sinh trong tiết học 45 phút và lớp có sĩ số trên 50. Chúng ta không thể lập tức xóa đi, làm mới những nền tảng của mình bởi đó là duy ý chí. Nhưng chúng ta có thể cập nhật những hướng dạy và học tích cực phù hợp với giá trị phổ quát dựa trên nền giáo dục đang có. Nó là một quá trình dài đòi hỏi sự bền gan, quyết chí hơn cả những nhiệm kỳ của các Bộ trưởng. Nó cũng không mang lại những thành tựu mà chúng ta có thể nhìn thấy ngày một ngày hai. Song nó là con đường đúng đắn, phù hợp nên đi để có một nền giáo dục trong lành.
Tôn nghiêm nghề giáo và thách thức của tân Bộ trưởng Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã khiến dư luận, đặc biệt là đội ngũ giáo viên, hưởng ứng ... |
Cảm ơn sự thấu hiểu và chia sẻ của ngành Đó là cảm xúc chung của 150 giáo viên, nhân viên các trường ngoài công lập có mặt trong chương trình Tết Sum vầy – ... |
Xin cho con ở lại lớp! Lời cầu xin ấy tôi vừa đọc trên báo bạn với những chi tiết có thể gây ngạc nhiên và xót xa ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Để lại gì cho đời
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.
game doi thuong - 25/08/2024 11:38
Để không còn chuyện “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư, trong đó giáo viên trường công được dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh các thầy cô dạy trên lớp. Điều này chính danh hóa việc dạy thêm của thầy cô dựa trên nhu cầu của học trò và phụ huynh song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần cân nhắc.
game doi thuong - 24/08/2024 15:02
Chuyện đêm mưa
Cơn mưa cường độ lớn kéo dài từ tối muộn đến hết đêm thứ Năm (22/8) khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội ngập úng, thậm chí một số khu vực ngập sâu khiến giao thông đi lại cực kỳ khó khăn.
game doi thuong - 20/08/2024 17:17
Sai sót kỳ thi lớp 10 ở Thái Bình: "Ráp" lại lòng tin bị “lệch phách”
Gần 3000 bài thi vào lớp 10 ở Thái Bình đã bị ghép sai phách, "lệch phách". Hàng ngàn thí sinh đã bị ảnh hưởng tới kết quả thi. Hàng trăm cháu đang đỗ thành trượt. Và hàng trăm cháu ngược lại.