Giảm giờ làm để đôi lứa hẹn hò
game doi thuong - 12/08/2024 09:41 MỸ ANH
Cụ thể, trong “Hội thảo góp ý, hoàn thiện chính sách trong Luật Dân số và gợi ý chính sách chuyển đổi nhân khẩu học của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương”, Giáo sư Nguyễn Thiện Nhân - Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Bí thư Thành ủy TP. HCM chia sẻ quan điểm nên giảm giờ làm để đôi lứa có thời gian hẹn hò, lập gia đình, chăm sóc con cái.
Ông Nhân cho rằng, số con trung bình của phụ nữ hiện tại trong đội tuổi sinh để là 1,96 người. Con số này thấp nhất lịch sử và tiếp tục giảm. Đồng thời, tuổi kết hôn của giới trẻ ngày một muộn hơn. Điển hình như TP. HCM, tuổi kết hôn trung bình đã lên tới 30,4. Việc kết hôn muộn cũng đã phần nào tác động tới tỉ lệ sinh.
Từ thực trạng này, bên cạnh những giải pháp đã tiến hành, GS Nhân đề xuất giờ làm cho lao động nên là 8 tiếng/ ngày; 40 tiếng trên tuần. Khoảng thời gian nghỉ đủ nhiều để đảm bảo họ tái tạo sức lao động, tăng chất lượng cuộc sống. Và hơn cả, họ có thời gian để gặp gỡ, hẹn hò, và chăm sóc gia đình, con cái. Đồng thời, ông Nhân cũng đưa ra giải pháp về tính toán tiền thu nhập của người lao động để đảm bảo chất lượng cuộc sống và chăm con.
Rất nhiều người đồng tình với quan điểm này của ông Nhân. Song, cũng có những ý kiến cho rằng, việc kết hôn muộn hay “lười đẻ” không liên quan tới giờ làm việc. Một chuyên gia giáo dục cũng lên tiếng trên báo chí cho rằng giờ nghỉ nhiều hơn chỉ để cho các bạn trẻ ngủ chứ không giải quyết gì về bài toàn dân số.
Tôi cho rằng quan điểm của GS Nhân là có cơ sở.
Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới tính đến năm 2021, tỷ suất sinh toàn phần (TFR), tức là số lượng trung bình trẻ em mà một người phụ nữ có thể sinh trong suốt những năm sinh sản của mình, là 2,3 trên toàn thế giới. Đồng thời, tỷ lệ sinh thay thế chấp nhận được là khoảng 2,1 con/ phụ nữ. Khi tỷ lệ sinh giảm xuống dưới mức này, điều đó báo hiệu sự suy giảm dân số.
Tức là, vấn đề tỉ lệ sinh giảm ở Việt Nam (1,96 con/ phụ nữ ở tuổi sinh sản) thực sự bức thiết và nghiêm trọng trong vấn đề nhân khẩu học cũng như phát triển kinh tế. Tới đây, khi dân số già đi, người lao động sẽ ít hơn nhiều người hưởng lương hưu, đó viễn ảnh rất nguy hiểm về an sinh xã hội. Lực lượng lao động mỏng cũng khiến tình trạng lao động sản xuất ảnh hưởng thấy rõ.
Quay lại với đề xuất của GS Nhân, theo nghiên cứu của các nhà xã hội học, nhân khẩu học, “tốn kém” thời gian thực sự là một khoản “chi phí” lớn mà nhiều phụ nữ (và cả đàn ông) hiện đại không muốn có con hoặc có ít con. Các nước phát triển cả Châu Á và Châu Âu đều gặp vấn đề này. Họ cũng đã dùng nhiều cách để gắng thoát khỏi TFR thấp.
Về cơ bản, không có công thức chung để tăng tỉ lệ sinh cho mỗi quốc gia. Một vài nước đã thành công trong việc tăng tỉ suất sinh toàn phần. Ví như Thụy Điển, từ 1983 đến 1990, họ đã tăng TFR từ 1,6 lên 2,1. Thụy Điển đã áp dụng đồng bộ các chính sách liên quan tới nghỉ thai sản, tăng tiền trợ cấp với trẻ nhỏ, tạo những “biệt đãi” lao động cho các ông bố… Họ đã thành công với hàng tấn tiền và thời gian rất dài.
Chìa khóa vẫn là chính sách liên quan tới thời gian làm việc, thời gian nghỉ và cả những hỗ trợ liên quan tới bình đẳng để phụ nữ không bị phân biệt đối xử khi tuyển dụng liên quan tới nghỉ đẻ.
Và, nhìn vào những bài học ấy, chúng ta sẽ thấy, việc giảm giờ làm việc, tăng giờ nghỉ ngơi để hỗ trợ… tỉ lệ sinh không phải là câu nói bông đùa. Nó có logic về lý thuyết cũng như phù hợp với thực tiễn ở một vài quốc gia đã thực hiện thành công.
Hơn cả, theo quan niệm Á Đông, dựng vợ, gả chồng hay có con là duyên. Duyên, theo nghĩa hiểu nôm na ở Đạo Phật, là điều kiện cấu thành. Đủ những điều kiện cấu thành thì duyên sẽ đến.
Và, khi đề xuất chính sách tạo những điều kiện tốt đẹp để công dân trong xã hội có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn, thì dư luận nên ghi nhận, thay vì sa đà câu chữ vào những cuộc tranh luận xem được nghỉ thì người trẻ làm gì.
Mỹ Anh
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Giảm giờ làm để đôi lứa hẹn hò", bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.
“Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- VietinBank đạt giải thưởng “Trung tâm dịch vụ khách hàng sáng tạo, đổi mới” 2024
- Giảm giờ làm để đôi lứa hẹn hò
- New MG5: lựa chọn tối ưu cho các tài xế xe công nghệ
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 khiến hoạt động của Công đoàn có những thay đổi lớn
- Sắp ra mắt Honda Civic 2024, có phiên bản hybrid, giá tăng nhẹ 5-10 triệu đồng