Cuối tuần nói một chút về chuyện lễ
game doi thuong - 26/11/2021 19:58 Trần Văn Sỹ
Ảnh minh họa: Internet |
Ngoài xã hội thì ồn ào tranh luận về ý kiến của một Giáo sư nổi tiếng nói rằng, nên bỏ “tiên học lễ, hậu học văn” trong nhà trường. Đây là một câu chuyện văn hóa đáng suy nghĩ.
Những người muốn “giữ lễ” thì viện dẫn văn hóa truyền thống dân tộc để bảo vệ. Người muốn “bỏ lễ” thì cho rằng, “lễ” là sản phẩm Nho giáo đã cổ hủ, lạc hậu, chỉ phù hợp để duy trì hệ tư tưởng phong kiến. Nay ta là nước “của dân, do dân, vì dân”, “dân làm chủ”,… trong nhà trường đã “lấy học sinh làm trung tâm” thì cần gì “lễ” nữa. Người ta cho “lễ” là gắn với lễ lạt, biếu xén, hối lộ, nịnh bợ này khác,…
Tóm lại, “lễ là sản phẩm của ông Khổng bên Trung Quốc truyền bá vào từ xưa” không còn phù hợp với một xã hội Việt Nam đang đi lên dân chủ, văn minh, hòa nhập quốc tế thời hiện đại nữa. Vậy cần nhận thức thế nào về chuyện này?
Thực ra, sở dĩ có chuyện ồn ào, là phần nhiều do “ông nói gà, bà nói vịt”. Trong tranh luận chân chính, các bên bao giờ cũng phải xuất phát từ ít nhất từ một điểm chung làm cơ sở cho mọi lý luận, để rồi mới có thể chứng minh xem kết quả lý luận của ai là đúng, ai là sai, đâu là chân lý được. Cụ thể ở đây, trước khi tranh luận có cần giữ "lễ" hay không; có cần “tiên học lễ, hậu học văn” nữa hay không, thì phải thống nhất khái niệm “lễ” là cái gì đã.
Tra từ điển, thì thấy cùng một từ có âm đọc là “lễ” có nhiều cách hiểu khác nhau. “Lễ” là từ Hán Việt, có gốc từ chữ “lễ” trong tiếng Hán. Mà trong tiếng Hán, có khá nhiều chữ "lễ", đọc như nhau nhưng viết khác nhau và có nghĩa khác nhau. Do vậy, chữ “lễ” trong tiếng Việt có nhiều nghĩa khác nhau, như: lễ nghi, lễ độ, lễ phép, lễ bái, lễ nghĩa, lễ vật, lễ lạt,….
Vậy cái "lễ" trong “tiên học lễ hậu học văn” là thứ “lễ” gì? Nếu thống nhất được cái “lễ nghĩa” (nghĩa của chữ lễ) ấy thì dễ dàng biết được, trong nhà trường nên bỏ hay nên giữ thôi. Ví dụ, chỉ với nghĩa "lễ" là lễ nghi: Phàm là mỗi việc trong một tổ chức nhất định của xã hội, ứng với mỗi nội dung hoạt động thì đều có hình thức phù hợp của nó. Một buổi học, một cuộc họp, một buổi cầu kinh, một hội nghị,…. luôn có nghi thức tổ chức vận hành, ứng xử theo những quy tắc, quy ước thành văn hoặc bất thành văn mà mỗi thành viên đã tham gia đều phải tuân theo.
Những quy ước, quy tắc này thường không có quy định trong luật pháp mà được thực hiện theo thông lệ phổ biến như những tập quán, có tính ổn định tương đối, phù hợp với hoàn cảnh xã hội, vận dụng uyển chuyển chứ không phải là "nhất thành bất biến".
Việc vi phạm hay coi thường những quy tắc này, sẽ được coi là “vô lễ”. Người "vô lễ", luôn được hiểu là người bị coi là thiếu giáo dục, thiếu văn hóa. Một học sinh thấy thầy giáo thì phải chào và phải chào trước. Ngồi với thầy, có hai cái ghế, thì học trò phải ngồi ghế thấp hơn (trừ với người khuyết tật). Cha nói thì con phải trả lời “vâng”, con nói thì cha trả lời ‘ừ’, không như “Tây” nói như nhau, đều “yes” cả.
Trò nói với thầy, thì phải nói có thưa gửi, thầy nói với trò thì có thể nói trống không,… Trẻ hai, ba tuổi đã nên học để biết đi về đều chào ông, bà, cha, mẹ, đã biết vâng, dạ khi nói với người lớn tuổi. Trẻ đi học lớp 1 đã nên biết tôn trọng kỷ luật lớp học, biết trật tự khi thầy đang nói, nói với thầy thì không được hò hét, nói tục…
Nhưng nghi thức ấy là một trong các thứ “lễ”, cụ thể thì có rất nhiều, vận dụng tùy hoàn cảnh, không thể liệt kê ra hết, không học một lúc mà xong nhưng lại phải học càng sớm càng tốt. Chính vì phải học càng sớm càng tốt, nên mới có chữ “tiên học lễ”, tức là học "lễ" trước. Người ta không học "lễ" từ sớm, lớn càng vô lễ. Cổ nhân bảo “Con trai không dạy (lễ), lớn lên thành kẻ ngu ngốc, ương gàn, con gái không dạy (lễ), lớn lên thành người lố lăng, thô bỉ”.
Những quy tắc ứng xử như thế, không có nước nào lại không có, chỉ là với mỗi nền văn hóa khác nhau thì “lễ” khác nhau thôi, tuyệt nhiên không có “trường học vô lễ” ở đâu cả. Học chữ “lễ” này, không có mâu thuẫn gì với các giá trị “dân chủ”, “hiện đại”, “lấy học sinh làm trung tâm” trong nhà trường cả.
Nhà trường “lấy học sinh làm trung tâm” là biết tập trung cao nhất mọi nguồn lực, trí tuệ và tình yêu thương cho việc giáo dục học sinh nên người, vững hành trang vào đời, hữu ích và hạnh phúc; chứ đâu phải để học sinh có thể “cãi tay đôi cá mè một lứa, nói hỗn, nói láo", “nói trống không" với thầy như nói với bạn được…
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một nhà giáo dục mẫu mực, từng nói, giáo dục là làm sao cho “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò”. Bao năm qua, ta chưa làm được cho “thầy ra thầy, trò ra trò” cũng một phần là ở chỗ thầy hành “đạo” làm thầy chưa tới nơi, mà trò thì hành “lễ” của trò cũng chưa tới chốn vậy.
Còn hiểu “lễ” trong nhà trường theo nghĩa “lễ vật, lễ lạt, lễ bái…” để rồi hiểu “lễ” với thầy là biếu xén, quà cáp, hối lộ, nịnh bợ, tâng bốc… thầy… là hiểu sai chữ “lễ” trong câu “tiên học lễ, hậu học văn”, cũng tức là không hiểu đúng câu nói này của tiền nhân.
Ngôn ngữ của con người cũng theo thực tiễn vận động mà thay đổi, hoàn thiện. Chữ "lễ" trong tiếng Việt, dù có gốc Hán, nhưng đã thành một từ tiếng Việt, tồn tại vì nhu cầu cuộc sống của người Việt. Nghĩa của nó phải được hiểu đúng trong từng hoàn cảnh cụ thể, không nên ứng xử cực đoan.
Bảo thủ đòi giữ tất cả những gì “Thánh Khổng Tử” đã dạy hay phủ định “tất cả những gì có nguồn gốc từ bên Trung Quốc” đều là sai lầm, không biện chứng trong nhận thức. Bàn về chữ "lễ", thì nói cả đời không hết. Tranh cãi về chữ "lễ", mà thóa mạ lẫn nhau, chỉ vì người ta không nghĩ như mình, thì quả là “thiếu lễ độ’ lắm. Tranh luận về "lễ", cũng cần có "lễ"! "Lễ" ta, khác "lễ" Trung Quốc, khác “lễ” Tây. "Lễ" nay, khác "lễ" xưa. Chưa thể bỏ!
Những ý kiến rất sâu sắc về văn hoá Có thể nói đã lâu lắm lắm rồi, tôi mới lại có cảm giác hứng thú và khâm phục khi nghe một bài phát biểu ... |
Cuối tuần nói chuyện vàng Mấy ngày vừa qua vàng tăng giá, dư luận xôn xao nói về vàng, mỗi người một ý. |
Giếng cổ đình làng và văn hóa Những người làm nghệ thuật, trước hết cần phải có văn hoá. Thoạt nghe câu đó có vẻ vô lý, bởi trong quan niệm xã ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Để lại gì cho đời
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.
game doi thuong - 25/08/2024 11:38
Để không còn chuyện “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư, trong đó giáo viên trường công được dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh các thầy cô dạy trên lớp. Điều này chính danh hóa việc dạy thêm của thầy cô dựa trên nhu cầu của học trò và phụ huynh song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần cân nhắc.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
- Công ty may ở Nam Định tuyển hàng trăm công nhân, thưởng 1-3 triệu cho người giới thiệu thành công
- Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng: Nơi lan tỏa những giá trị nhân văn
- Rao bán Suzuki Jimny cũ giá 1,4 tỷ đồng
- Thực hư thông tin người có bằng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025