“Cùng nhau, chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới”
Kinh tế - Xã hội - 25/01/2023 13:30 NHÓM PHÓNG VIÊN
PV: Năm 2023 là năm ở giữa của lộ trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Xin Bộ trưởng cho biết những nhiệm vụ lớn của ngành Giáo dục năm tới sẽ là gì?
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Năm 2023 là năm tập trung rất nhiều công tác quan trọng của ngành Giáo dục, đơn cử như việc tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 và chỉ đạo triển khai biên soạn, thẩm định sách giáo khoa lớp 5, 9, 12...
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Nguồn: tuoitre.vn |
Ngành Giáo dục phải đánh giá quá trình sau 10 năm thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 (khóa XI). Chúng tôi cũng thực hiện trách nhiệm giải trình trước đoàn giám sát của Quốc hội trong việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông; Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88 nêu trên. Đây còn là năm chúng tôi phải hoàn thành việc biên soạn chương trình giáo dục mầm non mới.
Đối với giáo dục đại học, chúng tôi phải hoàn thành nhiệm vụ rất lớn là quy hoạch mạng lưới các trường đại học, các trường đại học sư phạm trọng điểm, quy hoạch các trường chuyên biệt trong cả nước. Bên cạnh đó, việc phát triển và xây dựng đội ngũ nhà giáo cũng là nhiệm vụ đặt ra cấp bách, bao gồm cả việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng được công cuộc đổi mới cả giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.
Không thể không kể đến những chương trình công tác lớn, những giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành, như tiếp tục đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn của ngành, gia tăng các kết nối trong ngoài, trên dưới của hệ thống... Những nhiệm vụ, chương trình, đề án Chính phủ giao như tăng cường văn hóa học đường; phòng, chống đuối nước; vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn trường học,…
Ngành Giáo dục cũng tích cực tham gia xây dựng pháp luật, nổi bật là dự án Luật Nhà giáo hiện đang trong thời kỳ đề xuất. Chúng tôi sẽ trình, thuyết minh sự cần thiết, định hướng của Luật này trước Chính phủ.
Đặc biệt, một công việc thường xuyên, thu hút sự quan tâm lớn của các bậc phụ huynh và toàn xã hội mà ngành Giáo dục phải tập trung chỉ đạo làm tốt là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kỳ thi đại học.
Những năm qua, đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao về chất lượng, trình độ, phẩm chất. Trong ảnh: Cô giáo và học sinh Trường THCS Lê Ngọc Hân (Tiền Giang) trao đổi bài học. Ảnh: P. Phương. |
PV: Ngành Giáo dục đang phải đương đầu với nhiều thách thức; xin Bộ trưởng chia sẻ về thách thức lớn nhất mà ngành đang phải đối mặt và giải pháp để vượt qua?
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Đúng là ngành Giáo dục đang gặp rất nhiều thách thức, một trong số đó là phải thực hiện thành công năm trọng tâm của quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Cụ thể là phải triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả, đúng lộ trình đặt ra. Để đạt mục tiêu này cần rất nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực tài chính đóng vai trò rất quan trọng; đặc biệt trong việc giúp các địa phương có sự chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, trường, lớp, trang thiết bị phòng học, thực hành, dụng cụ học tập,...
Nếu như các địa phương, các tỉnh, thành phố không tập trung nguồn lực đầu tư cho chương trình giáo dục phổ thông mới thì việc triển khai sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề bảo đảm giáo viên cho đổi mới, đặc biệt là đảm bảo đội ngũ giáo viên cho những môn học mới trong chương trình cũng được xem là thách thức không nhỏ.
Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và toàn xã hội; một mình ngành Giáo dục không làm nổi. Nên về giải pháp, ngoài những nỗ lực tự thân của ngành, chúng tôi đã kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành, đồng thời phối hợp với các địa phương để xử lý tốt những thách thức trên. Chúng tôi tin rằng, dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ; sự phối hợp, vào cuộc của các bộ, ngành, các địa phương và sự nỗ lực của bản thân ngành Giáo dục thì những khó khăn, thách thức đó có thể sớm được giải quyết.
Để đổi mới giáo dục thành công thì thầy cô cần hoàn thành thật tốt công việc của các thầy cô và học sinh cần làm thật tốt nhiệm vụ của mình. Trong ảnh: Học sinh Trường PTDT Nội trú THCS - THPT huyện Bắc Hà (Lào Cai) bên cạnh việc được học văn hóa còn được giáo dục về giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc. Ảnh: P.V |
PV: Một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo là con người - đội ngũ nhà giáo. Để đội ngũ này thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Bộ có giải pháp gì để nâng cao chất lượng của họ trong thời gian tới, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Mục tiêu của chúng tôi là phát triển đội ngũ nhà giáo bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng ngày càng được cải thiện, nâng cao về trình độ, năng lực, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cần một chiến lược dài hơi, những giải pháp đồng bộ, liên thông và khả thi. Chúng tôi đã xác định những nhóm công việc cấp bách, căn cơ, phạm vi tác động lớn cần làm ngay, làm trước, những công việc cần làm thường xuyên. Theo đó, chúng tôi đã có nhiều kiến nghị về chính sách đối với Đảng, Nhà nước và rất mừng là nhận được sự ủng hộ cao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, các bộ, ngành… Trên cơ sở đó chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ trong thời gian từ nay đến một vài năm tới để tổ chức các kỳ tuyển dụng giáo viên, giảng viên một cách tối ưu.
Chúng tôi cũng tiến hành rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ chính sách, quy định đối với đội ngũ nhà giáo, bảo đảm nhà giáo được phát huy tốt nhất sự sáng tạo trong công tác giảng dạy. Giáo viên thấy hào hứng với công việc là điều rất tốt cho người học. Trong các chế độ chính sách với nhà giáo, chúng tôi đặc biệt quan tâm cải thiện đời sống của nhà giáo. Hy vọng trong thời gian tới đời sống nhà giáo sẽ có sự cải thiện tích cực.
Để bảo đảm chất lượng giáo viên, chúng tôi quan tâm ngay từ chất lượng nhân lực tuyển dụng đầu vào. Ngành đã có những chính sách thúc đẩy việc đào tạo giáo viên, chuẩn bị nguồn giáo viên ngay từ học sinh vào học các trường đại học sư phạm.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và quản lý giáo dục luôn được ngành Giáo dục tỉnh Hà Giang quan tâm và coi đây là nhiệm vụ quan trọng. Ảnh: TTXVN |
Tuy nhiên, quá trình triển khai luôn có những vấn đề đặt ra; chẳng hạn, việc triển khai Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên, sau 02 năm triển khai đang gặp một số khó khăn, đặc biệt là việc đặt hàng đào tạo từ các địa phương. Vì vậy, chúng tôi đang đề xuất Chính phủ điều chỉnh Nghị định 116 cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Chúng tôi cũng xem xét những phương diện liên quan đến công tác tư tưởng, xây dựng môi trường văn hóa học đường, đổi mới quản trị của các trường học, nhằm đảm bảo đội ngũ giáo viên có môi trường làm việc tốt nhất...
PV: Để thực hiện thành công công cuộc đổi mới giáo dục đang diễn ra cần sự nỗ lực, chung sức không chỉ của người dạy và người học mà còn cần sự hỗ trợ của toàn xã hội. Bộ trưởng suy nghĩ gì về vấn đề này trước thềm năm mới?
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngành Giáo dục và Đào tạo hiện đang trong lộ trình đổi mới, có rất nhiều việc hình thành, phát sinh, thậm chí phát sinh vấn đề chưa từng có tiền lệ. Quá trình xử lý, thích ứng, làm chủ nó sẽ có nhiều vấn đề phức tạp, không tránh khỏi những va vấp, sai sót. Chúng tôi mong toàn xã hội, trước hết là các bậc phụ huynh bình tĩnh, cùng chia sẻ, đồng hành với các thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục và với ngành Giáo dục. Cùng nhau chúng ta sẽ hoàn thành các mục tiêu đổi mới đã đề ra.
Chính quyền các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc triển khai nhiệm vụ giáo dục của địa phương mình theo trách nhiệm, quyền hạn được giao; vào cuộc cùng với ngành Giáo dục để thực hiện hiệu quả lộ trình đổi mới giáo dục.
Các em học sinh, sinh viên vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của sự nghiệp đổi mới Giáo dục cần đón nhận tinh thần đổi mới của ngành; tích cực thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, cùng các nhà giáo đặt từng viên gạch xây dựng nên lâu đài giáo dục tương lai.
Cần quy hoạch các cơ sở giáo dục đại học và các trường sư phạm sát với thực tiễn. Trong ảnh: Sinh viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong giờ học nhóm. Ảnh: Toàn Linh. |
Tôi mong toàn thể nhà giáo cần ý thức sâu sắc vinh dự, trách nhiệm của mình cùng những thách thức của sự nghiệp đổi mới để cùng nhau nỗ lực. Không có một sản phẩm đổi mới nào có thể ra đời dễ dàng. Để đạt được thành công lớn phải vượt qua nhiều thách thức lớn và thành công của ngành Giáo dục sẽ mang lại những kết quả to lớn, lâu dài cho đất nước.
Cuối cùng, tôi mong tất cả những nhà báo, những người làm công tác truyền thông sẽ tiếp tục lan tỏa tinh thần đổi mới giáo dục trong xã hội, cùng chia sẻ những khó khăn thách thức của ngành, tất cả vì mục tiêu chung: Thổi bùng khát vọng vì một nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường, như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.
PV: Xin cảm ơn đồng chí Bộ trưởng!
“Đối với nền kinh tế như Việt Nam, tài trợ quốc tế sẽ chỉ cung cấp nguồn vốn bổ sung" Theo đó, "hầu hết các nhu cầu đầu tư với nền kinh tế, Việt Nam sẽ phải được đáp ứng bởi các nguồn vốn trong ... |
Độ trễ áp lực dần rút ngắn đối với mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2023 Như các cuộc khủng hoảng trước đây, tác động đối với Việt Nam thường có độ trễ và độ trễ đó đang dần rút ngắn ... |
Đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ đoàn viên, NLĐ mất việc, hoãn hợp đồng, giảm giờ làm Chính sách hỗ trợ người lao động của Công đoàn được ban hành ngày 16/1/2023, theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 15/09/2024 14:41
Đang tiến hành trục vớt xe đầu kéo rơi xuống sông trong vụ sập cầu Phong Châu
Chiếc xe đầu kéo mang biển kiểm soát 19R-011.11 được phát hiện nằm dưới sông, bị phần cầu sập đè lên, được lực lượng cứu hộ tiến hành trục vớt sáng nay.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:45
Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana
Hai tay đua và hai thành viên hỗ trợ thuộc Hai Phong Motorsports Club đã xuyên Việt ba ngày từ Hải Phòng vào tới Đại Nam để tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:10
Thầy dạy lái ô tô đua gymkhana: Cố gắng lọt vòng trong và có giải
Đặng Công Minh (sinh năm 1989), đến từ Bình Phước, thi hạng FWD cùng chiếc xe Toyota Altis 1.8 MT tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:00
Tay đua Trần Hữu Quân từ đam mê xe cộ đến chinh phục đường đua gymkhana
Với niềm đam mê mãnh liệt dành cho xe hai bánh và 4 bánh, tay đua Quân Trần đã có những chia sẻ đầy thú vị về hành trình của mình trong bộ môn đua xe gymkhana.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 12:06
10 xe bán chạy tháng 8/2024: Hầu hết xe gầm cao, không có xe cỡ A
Mitsubishi Xfroce tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất tháng lần thứ hai liên tiếp, xếp ở vị trí thứ hai và ba lần lượt là Ford Ranger và Mazda CX-5.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 11:00
Khai mạc Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền nam PVOIL Cup 2024 sẽ tìm ra các vận động viên tham dự thi đấu tại giải vô địch quốc gia.
- Trao xe đạp, học bổng cho con đoàn viên khó khăn dịp Trung thu
- Công đoàn Petrolimex Hà Tây - vòng tay ấm áp yêu thương
- Đang tiến hành trục vớt xe đầu kéo rơi xuống sông trong vụ sập cầu Phong Châu
- Công đoàn BIDV Phú Mỹ đồng hành với con gái nhân viên vượt qua bệnh tật
- Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than