Thanh Hóa: Công nhân Công ty TNHH Triệu Thái Sơn phản ánh bị nợ lương
Phóng sự điều tra - 06/06/2022 17:50 HOÀNG DŨNG
Công ty TNHH Triệu Thái Sơn hiện có khoảng 200 công nhân lao động, chuyên sản xuất ván ép xuất khẩu. Ảnh: HOÀNG DŨNG |
Công nhân tên X. phản ánh: “Đã sang tháng 6/2022 nhưng chúng tôi vẫn chưa được nhận lương của hai tháng liền kề là tháng 4 và 5”. Theo anh X., không chỉ mình anh mà nhiều công nhân khác cũng đang bị chậm trả lương. Việc này, ảnh hưởng đến đời sống của họ khi không có tiền để trang trải cuộc sống gia đình.
Chiều 6/6, để tìm hiểu sự việc, phóng viên và cán bộ Liên đoàn Lao động huyện Triệu Sơn đã có mặt trong buổi trao đổi thông tin với đại diện Công ty TNHH Triệu Thái Sơn.
Đồng chí Đỗ Thị Lưu – Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết: “Tính đến ngày 6/6 Công ty chưa thanh toán tiền lương tháng 4 và 5 cho công nhân lao động. Lý do chưa thanh toán là do đặc thù kinh doanh của Công ty”. Do hàng hóa của Công ty 100% xuất khẩu đi thị trường Mỹ và bị chậm chuyển đi nước ngoài do tàu hàng chậm chuyến, thời tiết không thuận lợi cho việc vận chuyển...
“Việc hàng hóa bị chậm chuyển đi dẫn đến tiền hàng đối tác chưa thanh toán, đây là lí do ảnh hưởng đến quá trình thanh toán lương cho công nhân” – đồng chí Lưu nói.
Theo Chủ tịch Công đoàn Công ty, dù chậm trả lương nhưng Công ty vẫn giải quyết cho công nhân ứng tiền lương nếu có nhu cầu. “Công ty vẫn giải quyết cho công nhân được ứng 100% số tiền lương, thu nhập làm theo sản phẩm nếu công nhân nào có nhu cầu ứng tiền”– đồng chí Lưu khẳng định.
Công nhân lao động bị nợ lương sẽ ảnh hưởng đến đời sống. Ảnh: HOÀNG DŨNG |
Trả lời về hướng giải quyết tiền lương chưa chi trả cho công nhân, đồng chí Lưu khẳng định lương tháng 4 sẽ được Công ty chuyển cho công nhân vào hai ngày 7 và 8/6.
"Còn công nhân nói Công ty nợ cả lương tháng 5 là chưa chính xác vì theo quy định của Công ty, lương tháng 5 sẽ được chi trả trong tháng 6" - Chủ tịch Công đoàn Công ty nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hợp đồng lao động giữa Công ty TNHH Triệu Thái Sơn với người lao động không ghi cụ thể ngày, tháng trả lương mà được ghi "Trả lương vào tháng kế tiếp của tháng đó".
Về thông tin công nhân làm việc mà không có hợp đồng lao động, Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết, công nhân của Công ty đều được ký hợp đồng lao động và đóng: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp. Do đặc thù công việc, một số thời điểm nhiều hàng hóa, Công ty thuê thêm lao động thời vụ, họ chỉ làm việc trong ít ngày nên không có hợp đồng lao động.
Trước lo ngại của người lao động về việc Công ty nợ lương và có khả năng nợ cả BHXH, sáng 7/6, trao đổi với phóng viên, ông Lê Mạnh Hùng - Giám đốc BHXH huyện Triệu Sơn cho biết: "Công ty TNHH Triệu Thái Sơn đang thực hiện việc đóng BHXH cho 186 người lao động, số tiền BHXH của Công ty trong tháng 5/2022 là 179 triệu đồng, các tháng trước, Công ty này thực hiện đóng đầy đủ, riêng tháng 5 thì chưa đóng."
Từ sự phản ảnh của công nhân và những giải đáp ban đầu của đại diện Công ty, đồng chí Hoàng Văn Huy – Chủ tịch LĐLĐ huyện Triệu Sơn cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục nắm bắt thông tin phản ánh từ người lao động, ý kiến của doanh nghiệp để có hướng giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
LĐLĐ huyện cũng chỉ đạo Công đoàn Công ty thường xuyên báo cáo tình hình chi trả lương cho công nhân cũng như việc thực hiện các chế độ, chính sách khác ở Công ty; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của người lao động, trao đổi với Ban Giám đốc Công ty để đảm bảo giải quyết kịp thời các vấn đề, ổn định quan hệ lao động.
1. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019: người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ. 2. Thời gian nợ lương tối đa của doanh nghiệp đối với người lao động Khoản 4, Điều 97, Bộ luật Lao động 2019 quy định: trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương. 2. Mức phạt khi doanh nghiệp chậm trả lương cho người lao động Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với doanh nghiệp có hành vi trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật như sau: - Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; - Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; - Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; - Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; - Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Theo đó, tùy theo số lượng nhân viên mà doanh nghiệp chậm trả lương, mức phạt đối với hành vi trả lương không đúng hạn, không trả lương có thể dao động từ thấp nhất là 5.000.000 đồng đến cao nhất là 50.000.000 đồng. |
LĐLĐ tỉnh Quảng Bình và Sở VH&TT tỉnh ký kết chương trình phối hợp Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Bình phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao (VH&TT) Quảng Bình đã triển khai nhiều hoạt ... |
Công đoàn Viên chức Nghệ An triển khai Tháng Công nhân năm 2022 có điểm nhấn Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2022, Công đoàn Viên chức tỉnh Nghệ An đã xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động chu ... |
Chấn chỉnh việc mượn hồ sơ người khác để tham gia Bảo hiểm xã hội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội yêu cầu các địa phương thường xuyên kiểm tra, thanh tra kịp thời chấn chỉnh, xử ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 04/09/2024 17:07
Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”
Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.
Pháp luật lao động - 03/09/2024 16:24
Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.
Pháp luật lao động - 01/09/2024 07:31
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 08:42
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn
Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.
Phóng sự điều tra - 30/08/2024 07:26
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng
Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.
Pháp luật lao động - 29/08/2024 19:05
Bài 6: “Trách nhiệm về phía ngân hàng là không thể trốn tránh được”
Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.