Tâm sự của bác sĩ trực Tết: “Ở nhà thì bên gia đình, còn trong viện có bệnh nhân”
Đời sống - 27/01/2020 20:05 Ngọc Anh
Nhiều bệnh nhân phải ở lại bệnh viện xuyên Tết để điều trị. Ảnh: N.A |
Tìm tới Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, vào một buổi chiều tối ngày 30 Tết, tôi rất ngạc nhiên khi chứng kiến không khí làm việc tại đây. Trái ngược hẳn với những cơn mưa nặng hạt, mưa đá xen lẫn gió lạnh vẫn kéo dài suốt ngoài trời kia, các y, bác sĩ tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới vẫn làm việc như bình thường. Không thể không thừa nhận rằng, không khí xuân trong này có khác. Đó không phải là hương hoa, sự tất bật của chợ Tết hay cái mùi mưa xuân quyện lẫn cái rét ngọt rất riêng của miền Bắc vào chiều tối 30 năm nay. Vẫn có hoa đào, nhưng còn cái rất riêng mà quen thuộc, đó là mùi thuốc khử trùng cùng hình ảnh các y, bác sĩ vẫn tất bật thăm khám cho các bệnh nhân phải điều trị xuyên Tết.
Bắt gặp Diệu Ly, một nữ thực tập sinh trẻ với nụ cười tươi rói trên môi, tôi bắt chuyện: “Ở viện những ngày này có khác không em? Em năm nay phải trực Tết à, có buồn không?”
Diệu Ly tâm sự: “Tết em thấy ở trong này cũng vắng vẻ hơn. Em thấy mọi người ở trong này cũng thấy buồn vì Tết là dịp ở bên gia đình mà mình thì ở lại bệnh viện. Riêng cá nhân em cũng thấy buồn, mẹ em cũng an ủi em, dù phải trực Tết nhưng công việc thì mình phải làm và có trách nhiệm thôi”.
Chia sẻ về mong ước nhân dịp năm mới, Diệu Ly nói: “Ngành Y là sở thích của em từ nhỏ nên em cũng muốn có cơ hội được làm việc ở đây sau khi ra trường”.
Bác sĩ An tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai, chia sẻ về 1 ngày trực Tết trong bệnh viện. Ảnh: N.A |
Đang mải trò chuyện với Ly thì bác sĩ An cùng các đồng nghiệp bước vào phòng Hồi sức tích cực. Khi lắng nghe cuộc trò chuyện của tôi và nữ thực tập sinh, bác sĩ An chia sẻ: “Trực Tết ở đây của bọn anh cũng giống như ngày thường thôi. Mọi người đều quen rồi. Từ bây giờ (khoảng 20h tối 30 Tết) đến 12h đêm thì tất cả vẫn trực bình thường. Nhưng từ sau 12h đêm, bọn anh chia đôi khung giờ trực ra. Chẳng hạn, một tua sẽ ngủ từ 12h đêm đến 3h sáng, một tua ngủ từ 3h sáng đến 6h, và sau 6h sáng thì tất cả lại dậy và bắt đầu thăm khám, theo dõi và đưa ra kết luận cho bệnh nhân sau một đêm trực. Sau đó thì lại bàn giao cho tua ngày mai vào 7h30 và sau 8h thì có thể được về nhà vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ. Nhưng nếu là ngày thông thường thì bản thân anh là bác sĩ phải làm việc đến 12h trưa ngày hôm sau mới được nghỉ. Nói chung là quen hết”.
Đối với bác sĩ An và các đồng nghiệp, trực Tết cũng giống như ngày thường; nếu như ở nhà thì bên gia đình, thì ở trong viện có bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Ảnh: N.A |
“Anh cũng từng trực Tết nhiều rồi. Đón giao thừa trong viện khác ở nhà nhiều. Ở nhà thì bên gia đình, còn trong viện có bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Nếu như không có diễn biến xấu về sức khỏe bệnh nhân hay bệnh nhân nặng cấp cứu thì vào khoảnh khắc giao thừa, anh và mọi người sẽ đi chúc Tết những người nhà bệnh nhân. Ở đây nhiều bệnh nhân nặng và có hoàn cảnh khó khăn lắm. Công việc vào những ngày này cũng như ngày thường thôi. Có chăng nếu mình coi cái khoảnh khắc giao thừa là đặc biệt thì nó trở thành đặc biệt.”, bác sĩ An vừa cười vừa nói.
Chia sẻ vài câu chúc mừng năm mới, tôi chia tay các y, bác sĩ của Trung tâm bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai để trở về nhà. Trên con đường vắng vẻ trở về nhà vào tối 30 Tết, tôi thầm nghĩ, nghề Y thật sự cao quý. Trong những ngày nhà nhà đón Tết, và cũng lo lắng không ít về dịch viêm phổi do virus corona gây ra, các y, bác sĩ vẫn lặng lẽ hy sinh, tạm gác lại những niềm riêng khi Tết đến Xuân về, để lại tất bật, nỗ lực cứu sống nhiều bệnh nhân và thậm chí công việc ý nghĩa đó cũng không hề ngơi nghỉ, ngay cả trong giao thừa – khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới.
Số người chết vì dịch viêm phổi do virus Corona ở Trung Quốc đã tăng lên 106, và số ca nhiễm bệnh cũng đã vượt ... |
Lo ngại virus Corona, khách sạn Đà Nẵng Riverside dán thông báo không nhận khách Trung Quốc. |
Tối 24/1 (tức 30 Tết), đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN đã tới động viên thăm hỏi ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
Đời sống - 14/10/2024 20:59
Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát
Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.
Đời sống - 07/10/2024 16:30
Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%
Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Đời sống - 04/10/2024 16:31
Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản
Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.
Đời sống - 02/10/2024 18:38
Giá vàng tăng đột ngột trở lại, công nhân có nên mua vào?
Trong bối cảnh giá vàng bất ngờ leo thang, giá liên tục “nhảy múa” mà thu nhập của công nhân lao động còn eo hẹp, liệu đây có còn là lựa chọn tích lũy an toàn và hiệu quả nhất?
- Công đoàn Điện lực Nghệ An 16 năm đồng hành với người lao động bị bệnh hiểm nghèo
- Công đoàn luôn đồng hành với đoàn viên bị bệnh hiểm nghèo
- Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10: Có bắt buộc tặng quà cho lao động nữ?
- “Nắng gió công trường đã rèn giũa nên con người tôi hôm nay”
- Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế