Sửa đổi tài chính công đoàn thiết thực chăm lo cho người lao động
Hoạt động Công đoàn - 21/08/2020 18:30 Ngọc Anh
Toàn cảnh Hội thảo. |
Luật Công đoàn năm 2012 được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 20/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Sau 7 năm triển khai thực hiện, công tác tài chính công đoàn có nhiều chuyển biến tích cực, tập trung thực hiện đổi mới mạnh mẽ công tác tài chính công đoàn, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả.
Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. |
Trình bày báo cáo tóm tắt về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn tại các cấp sau khi có Luật Công đoàn năm 2012, đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết, từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ kinh phí công đoàn phân phối cho công đoàn cơ sở tăng dần từng năm từ 65% lên 70% như hiện nay. Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo các cấp công đoàn thường xuyên quan tâm, thực hiện công tác quản lý, chi tiêu đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời xử lý nghiêm các tập thể và cá nhân sai phạm, qua đó nhận được sự đồng thuận của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
Luật Công đoàn năm 2012 được Quốc hội khóa XIII thông qua đã góp phần vào việc thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết mới của Đảng về đổi mới hoạt động của tổ chức Công đoàn, đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức Công đoàn nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động trong thời gian qua.
Nước ta đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với việc ký kết, triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và phê chuẩn, thực thi các công ước quốc tế về lao động, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra nhanh chóng và có những tác động sâu sắc đến sản xuất và đời sống…
Đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. |
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh: Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu phải sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012 nhằm cụ thể hóa Hiến pháp, đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và phù hợp với các cam kết quốc tế.
Tuy nhiên, cần xác định rõ quan điểm là sửa đổi Luật Công đoàn năm 2012 phải đáp ứng được những yêu cầu trên nhưng cũng phải đảm bảo thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết mới của Đảng, nhất là về đổi mới tổ chức, hoạt động của tổ chức Công đoàn nêu tại Nghị quyết 06 của BCH Trung ương khóa XII yêu cầu tạo điều kiện về nguồn lực đủ mạnh để bảo đảm hiệu quả các hoạt động đại diện, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của , thu hút người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp tham gia. Điều này có nghĩa là làm cho tổ chức Công đoàn lớn mạnh lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người lao động, , góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh; phát huy vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước.
Theo đó, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các đại biểu thảo luận, cho ý kiến về hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn, trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm như: Sửa đổi các khoản mục chi tài chính công đoàn để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính công đoàn trong bối cảnh mới, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; các quy định về kiểm tra, giám sát, công khai tài chính công đoàn, quy định cụ thể việc công khai tài chính công đoàn phù hợp với quy định của pháp luật; việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản tại các cơ quan công đoàn, các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị kinh tế công đoàn.
Đồng chí Bùi Sỹ Lợi cho biết, kinh phí công đoàn 2% chủ yếu để xây dựng hệ thống phúc lợi cho đoàn viên công đoàn, người lao động và kể cả người lao động tại doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn. Do đó, dứt khoát không thể bỏ kinh phí công đoàn 2%, nhưng làm sao phải sử dụng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển của tổ chức Công đoàn và người lao động trong bối cảnh xuất hiện tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Ủng hộ duy trì kinh phí công đoàn 2%
Đồng chí Đỗ Thị Lan - Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội. |
Tham gia thảo luận tại Hội thảo, đồng chí Đỗ Thị Lan - Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng kinh phí 2% là cần thiết cho hoạt động công đoàn trong suốt thời gian qua. Nhờ đó, công đoàn đã đóng góp quan trọng trong việc ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng. Thế nhưng cần làm rõ kinh phí công đoàn được sử dụng có hiệu quả ra sao trong thời gian vừa qua; đánh giá môt số nội dung chi có thực hiện được như: nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn cho người lao động.... Đặc biệt, nội dung về bảo vệ người lao động phải được đưa lên hàng đầu, đồng thời bổ sung xây dựng mối quan hệ lao động, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn.
Đại diện Ban Kinh tế Trung ương, Kiểm toán nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động Thương binh và xã hội cũng đều ủng hộ việc duy trì kinh phí công đoàn 2%. Tuy nhiên góp ý phải làm sao để cho doanh nghiệp thấy được ích lợi của việc đóng khoản kinh phí và từ đó họ sẽ ủng hộ. Các ý kiến nhấn mạnh về việc tăng cường tính công khai, minh bạch trong sử dụng kinh phí công đoàn 2%; đồng thời các ý kiến về vấn đề phân chia nguồn kinh phí công đoàn, miễn giảm đóng kinh phí công đoàn, những quy định về quản lý tài sản công đoàn...
Ông Yamazaki Takayuki, Tổng Giám đốc Công ty TNHH SWCC SHOWA (Hà Nội). |
Ở góc độ là người sử dụng lao động, ông Yamazaki Takayuki, Tổng Giám đốc Công ty TNHH SWCC SHOWA (Hà Nội) cho biết, khi hoạt động ở Việt Nam, Công ty luôn tuân thủ luật pháp và quy định của Việt Nam. Ông Yamazaki Takayuki chia sẻ: “Hàng năm, công đoàn và công ty đều tổ chức cuộc họp về dự toán kinh phí công đoàn và đoàn phí. Khi được nghe về các hoạt động của tổ chức Công đoàn, lãnh đạo doanh nghiệp rất ủng hộ. Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn nhất trí duy trì kinh phí công đoàn 2%”.
Kết luận tại Hội thảo, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, Hội thảo đã cơ bản hoàn thành các chương trình đặt ra, có nhiều ý kiến phát biểu của các chuyên gia, lãnh đạo, đại diện doanh nghiệp, cán bộ công đoàn cơ sở và cấp trên cơ sở.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh về sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn, đồng thời cho rằng phân chia nguồn kinh phí công đoàn nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ lao động, nhưng cũng phải đảm bảo tổ chức Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của công nhân lao động.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn tập trung vào 3 nhóm nội dung: Hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy Công đoàn và cơ chế quản lý cán bộ công đoàn; Hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn trong bối cảnh mới; Hoàn thiện các quy định của pháp luật công đoàn để phù hợp với Hiến pháp và hệ thống pháp luật, nhất là Bộ luật Lao động 2019. |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 21/8 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 21/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 22,8 triệu, hơn 796 ... |
Miếng lòng sán và cái tự vả vừa ngu vừa ác! Một khách hàng đăng lên mạng xã hội phản ánh về việc miếng lòng có sán của một nhà hàng nướng ở Bắc Ninh có ... |
Nỗi đau của nữ công nhân có con ngoài giá thú Chấp nhận phải nghe những lời xỉa xói của người dân trong xóm là đứa chửa hoang… Chị Nguyễn Thị N. – công nhân Công ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 05/09/2024 15:51
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, năm nay đơn vị sẽ tiếp tục thúc đẩy lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc. Sau thành công của các chương trình như cha mẹ, thầy cô thay đổi, chủ điểm của năm nay có thể sẽ là “hiệu trưởng thay đổi”.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 15:45
Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi
Dù đã ở tuổi gần về hưu nhưng cô Lâm Thị Bích Sương vẫn làm công việc Tổng phụ trách Đội Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) một cách tận tụy, yêu nghề…
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 08:59
Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non
Cô Trương Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là giáo viên tiêu biểu trong công tác giáo dục. Cô đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người".
Công đoàn - 04/09/2024 18:48
"Tham mưu giỏi, phục vụ tốt" góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” do Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động đã nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; từ đó góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động Công đoàn - 04/09/2024 10:46
Chủ tịch Công đoàn trường nhiệt huyết, tận tâm với nghề giáo
Cô Trương Thị Kim Tuyền - Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (Trảng Bàng, Tây Ninh) là giáo viên đầy nhiệt huyết và tâm huyết với nghề. Với những nỗ lực không ngừng, cô đã tạo nên những thay đổi tích cực và sâu rộng đến đời sống của người lao động tại trường.
Hoạt động Công đoàn - 04/09/2024 09:33
Nồi cháo tình thương của Công đoàn Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
Đều đặn vào sáng sớm thứ 5 hàng tuần, Công đoàn Agribank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc và những người bạn lại tất bật chuẩn bị phát cháo miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt ở Bệnh viện Sản nhi tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch.
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”