Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong bối cảnh hiện nay
Nghiên cứu - 19/03/2022 18:11 TRẦN THỊ THANH HÀ - Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam
Tập huấn kỹ năng đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ làm công tác công đoàn của các doanh nghiệp tại Khu Công nghiệp Thanh Bình (Chợ Mới, Bắc Kạn). Ảnh: Hoàng Vũ. |
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến NVTT hầu hết liên quan đến tiền lương (40/55 cuộc, bằng 72,72%); trong đó có 24 cuộc đề nghị tăng lương (43,63%), 03 cuộc đề nghị tăng lương định kỳ đúng quy định, 06 cuộc đề nghị tạm ứng lương tháng 1, tháng 2/2022, 02 cuộc đề nghị trả lương trong thời gian ngừng việc, 05 cuộc doanh nghiệp nợ lương NLĐ. Tiếp đó là nguyên nhân liên quan đến tiền thưởng Tết (31/55 cuộc, bằng 56,36%). Ngoài ra, các cuộc ngừng việc, đình công còn xuất phát từ yêu cầu tăng các chế độ phúc lợi, phụ cấp, ăn ca (30/55 cuộc, chiếm 54,54%).
Một số nguyên nhân khác như, doanh nghiệp chưa đóng BHXH, BHYT cho NLĐ (1/55 cuộc), NLĐ yêu cầu doanh nghiệp xây dựng, thực hiện đúng các quy định về chế độ nghỉ phép năm (5/55 cuộc), thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (5/55 cuộc). Một số cuộc đình công do NLĐ không đồng tình với thái độ của cán bộ quản lý với NLĐ (06/55 cuộc).
Đặc biệt, có 06 cuộc ngừng việc có nguyên nhân do NLĐ chưa được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.
2. Kết quả giải quyết tranh chấp lao động (TCLĐ) và đình công
Việc giải quyết TCLĐ, NVTT chủ yếu do LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn cấp huyện; công đoàn KCN, KCX phối hợp với các cơ quan có liên quan như Sở LĐ-TB&XH, công an, ban quản lý KCN, các cơ quan chức năng cấp huyện xuống trực tiếp tại doanh nghiệp thực hiện. Quá trình hỗ trợ, hướng dẫn, đàm phán, thương lượng giữa NSDLĐ với tập thể NLĐ có sự chứng kiến của các cơ quan chức năng. Hầu hết các yêu cầu của NLĐ đã được NSDLĐ giải quyết toàn bộ hoặc một phần; sau đó tập thể NLĐ đã trở lại làm việc.
3. Tình hình QHLĐ, xu hướng TCLĐ, NVTT và đình công
Bối cảnh chung
Sau một thời gian thực hiện chặt chẽ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQCP ngày 11/10/2021 của Chính phủ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Dự kiến năm 2022 các doanh nghiệp sẽ phục hồi mạnh mẽ.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tháng 1/2022 tăng 93,6% so với cùng kỳ năm 2021. Số doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động tăng 352,8% so với tháng 12/2021 và tăng 194% so với tháng 1/2021. Nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp dự báo sẽ tiếp tục tăng cao.
Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai tư vấn pháp luật cho người lao động. Ảnh: Hồng Minh. |
Tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) của một số ngành nghề chủ lực như dệt may, da giày, điện tử, thủy sản hiện khá tốt. Nhiều doanh nghiệp đã kín đơn hàng 6 tháng đầu năm, không ít doanh nghiệp đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết năm 2022. Đây là tiền đề quan trọng để thực hiện tốt hơn các chế độ cho NLĐ.
Chính phủ đã ban hành và triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có nhiều chính sách thiết thực hỗ trợ cả doanh nghiệp và NLĐ.
Tuy nhiên, diễn biến dịch Covid-19 khá phức tạp, số ca nhiễm mới tăng nhanh, tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm, sức khỏe, thu nhập của NLĐ, SXKD của doanh nghiệp. Sau 02 năm gồng mình với dịch bệnh, khả năng tài chính, tích lũy của NLĐ đã cạn kiệt, rất dễ bị tổn thương. Trong khi đó, tình hình lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu liên tục tăng, dẫn đến tiền lương thực tế của NLĐ không đảm bảo.
Dự báo tình hình TCLĐ, NVTT
Dự báo trong thời gian tới, tình hình QHLĐ có xu hướng phức tạp hơn, tình hình TCLĐ, NVTT có thể cao hơn và dễ lây lan hơn, nhất là đối với các doanh nghiệp cùng chủ sở hữu, tập đoàn, tổng công ty, cùng sản xuất, cung ứng cho một khách hàng, nhãn hàng quốc tế, trong cùng KCN, cùng địa bàn.
Tăng tiền lương, cải thiện thu nhập sẽ hạn chế các cuộc NVTT. Điều này xuất phát từ thực tế: 1). Tình hình SXKD của doanh nghiệp đã có khởi sắc, nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp tăng cao, số lao động trở lại làm việc chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; 2). Sau một thời gian nền kinh tế tăng trưởng chậm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tiền lương, thu nhập của NLĐ bị sụt giảm, NLĐ sẽ có các đề xuất tăng tiền lương, phụ cấp, tăng mức tiền lương tối thiểu mới cao hơn so với quy định hiện hành.
Dệt may và doanh nghiệp FDI tiếp tục sẽ là khu vực xảy ra nhiều cuộc NVTT nhất. Cùng với đó, tiếp tục có một số cuộc ngừng việc xuất phát do nguyên nhân ngoài QHLĐ và có thể xuất hiện yếu tố kích động từ bên ngoài.
Công nhân Công ty TNHH Maeve Furn (Bình Dương) căng băng rôn yêu cầu công ty trả lương tháng 10/2021. Ảnh: Trần Quyền. |
4. Nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới
Các cấp công đoàn tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 61/KH-TLĐ ngày 28/6/2019 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về triển khai các nhiệm vụ công đoàn tham gia phòng ngừa, giải quyết TCLĐ tập thể, NVTT và đình công giai đoạn 2019 - 2023. Tăng cường tuyên truyền, tư vấn tới NLĐ, NSDLĐ về việc đồng hành, chia sẻ khó khăn, lấy quan tâm, chăm lo việc làm, đời sống, thu nhập của NLĐ làm động lực ổn định doanh nghiệp và ngược lại, phát triển doanh nghiệp là cơ sở để tạo việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống của NLĐ.
Tăng cường phối hợp, đối thoại với các Hiệp hội NSDLĐ tại Trung ương, địa phương, KCN, KCX, KKT để nắm tình hình các doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ CĐCS, xây dựng QHLĐ, phòng ngừa, hạn chế thấp nhất TCLĐ, NVTT và đình công. Phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, kêu gọi, hướng dẫn các doanh nghiệp, CĐCS tăng cường tổ chức các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể, chăm lo cho NLĐ. Trước mắt, phát động Chương trình “Đối thoại tháng 5” trong Tháng Công nhân năm 2022 để triển khai, chỉ đạo doanh nghiệp và CĐCS đồng loạt tổ chức đối thoại, trong đó tập trung vào vấn đề đảm bảo việc làm, nâng cao hiệu quả SXKD, nâng cao điều kiện làm việc, thu nhập cho NLĐ.
Triển khai tập huấn cho cán bộ công đoàn các cấp về Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ ngày 11/11/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; để các cấp công đoàn làm tốt công tác đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ theo quy định mới, phù hợp với thực tiễn.
Đối với các địa phương, đơn vị có đông NLĐ, nhiều doanh nghiệp cùng một chủ sở hữu hoặc cùng là công ty thành viên của các tập đoàn, tổng công ty hoặc cùng sản xuất, cung ứng cho các doanh nghiệp lớn, các nhãn hàng, doanh nghiệp xuyên quốc gia, cần chủ động nắm thông tin về số lượng, địa chỉ, tình hình SXKD, tình hình thực hiện chế độ, các vấn đề bức xúc, khó khăn chung của NLĐ… Chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS chủ động phối hợp, đề xuất với NSDLĐ thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đối thoại định kỳ hoặc đột xuất hoặc theo vụ việc theo quy định của pháp luật và Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ ngày 11/11/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; tổ chức các hoạt động đối thoại, thương lượng và triển khai đồng thời các giải pháp phòng ngừa, giải quyết TCLĐ, NVTT khi cần thiết. Thiết lập kênh trao đổi thông tin giữa các Chủ tịch CĐCS qua mạng zalo hoặc hình thức phù hợp nhằm kịp thời chia sẻ thông tin, cập nhật tình hình. Chỉ đạo các CĐCS chủ động phối hợp, hỗ trợ, tăng cường trao đổi thông tin về tình hình doanh nghiệp, tâm tư, nguyện vọng, chế độ đối với NLĐ. Khi xảy ra TCLĐ, NVTT, kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS, NLĐ, NSDLĐ đối thoại, thương lượng giải quyết, xử lý nhanh nhất, không để xảy ra NVTT kéo dài, lây lan. Chỉ đạo công đoàn các cấp phối hợp với các cơ quan có chức năng kiểm tra, rà soát, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng các thủ tục hoàn tất hồ sơ cho NLĐ được hưởng chế độ hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP.
Quan tâm, chăm lo việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động làm động lực ổn định doanh nghiệp và ngược lại, phát triển doanh nghiệp là cơ sở để tạo việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống của người lao động. Trong ảnh: Công nhân Nhà máy Sản xuất đũa Hoa Lư (Sóc Sơn, TP. Hà Nội). Ảnh: Lan Nhi. |
Phối hợp với các cấp chính quyền, Sở LĐ-TB&XH, Ban Quản lý các KCN, KCX, KKT rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giải thể, có chủ bỏ trốn, nợ lương, có nguy cơ xảy ra TCLĐ để có phương án ngăn chặn, hỗ trợ, giải quyết kịp thời, giảm thiểu TCLĐ, NVTT, đình công tự phát xảy ra.
Tăng cường trách nhiệm báo cáo của các cấp công đoàn về diễn biến, nội dung, nguyên nhân các cuộc đình công, kết quả phối hợp giải quyết của các ngành chức năng về Tổng Liên đoàn (qua Ban Quan hệ Lao động Tổng Liên đoàn, Sở LĐTB&XH các tỉnh, LĐLĐ các địa phương...).
Kiến nghị Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai Nghị quyết số 11/NQCP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với thủ tục đơn giản, thuận tiện và nhanh nhất đối với NLĐ để họ sớm được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ. Xem xét tăng tiền lương tối thiểu vùng trong năm 2022 để giảm bớt khó khăn cho NLĐ. Tăng cường quản lý Nhà nước về lao động và BHXH; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động, công đoàn, BHXH, ATVSLĐ, nhất là các doanh nghiệp không hoặc chậm trả lương, trốn đóng BHXH, để xảy ra tai nạn lao động. Tích cực phối hợp với tổ chức Công đoàn trong việc tham gia nắm tình hình, giải quyết TCLĐ, thông tin về tình hình an ninh chính trị trong các vụ việc TCLĐ.
Công đoàn Nghệ An: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để chủ động ngăn ngừa đình công Ngay sau Tết, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 4 cuộc đình công, ngừng việc tập thể của CNLĐ. Để thông tin ... |
Nghệ An: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo giải quyết tình trạng đình công Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Công văn số 754-CV/BTGTU về nắm tình hình, tuyên truyền, vận động công nhân tại ... |
Công đoàn TP. HCM tăng cường phòng ngừa, giải quyết đình công, ngừng việc tập thể Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. HCM vừa có công văn gửi các cấp công đoàn TP tăng cường thực hiện các giải pháp phòng ... |
Tin cùng chuyên mục
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 24/05/2024 18:18
Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.
Công đoàn - 22/05/2024 09:47
Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực
Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.