Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn - TS Lê Trung Kiên - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ths. Đặng Minh Hiển, Trường Chính trị tỉnh Lào Cai

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng- người chiến sĩ cách mạng kiên trung

Nhân dịp kỷ niệm 44 năm ngày mất đồng chí Tôn Đức Thắng - nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (30/3/1980 - 30/3/2024) Tạp chí Lao động và Công đoàn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết "Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn", như một nén nhang tưởng nhớ nhà cách mạng - thủ lĩnh phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thập niên 1920 của thế kỷ trước.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đặc biệt là giai đoạn 1926 - 1930 có ý nghĩa quan trọng đối với đồng chí Tôn Đức Thắng, thể hiện vai trò to lớn của đồng chí đối với phong trào công nhân Sài Gòn trong 30 năm đầu thế kỷ XX và phong trào đấu tranh của cách mạng Việt Nam sau này.

Vai trò và công lao lớn nhất của đồng chí Tôn Đức Thắng đối với phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn chính là đã sáng lập ra tổ chức Công hội nhằm tập hợp, đoàn kết công nhân để từng bước nâng cao nhận thức chính trị, giác ngộ giai cấp, giúp đội ngũ công nhân ngày một trưởng thành và trở thành những người cộng sản chân chính.

“Bác Tôn đã từng sống, hoạt động với tư cách là người công nhân, người đoàn viên và cán bộ công đoàn, là một trong những lãnh tụ đầu tiên của phong trào công nhân, công đoàn Việt Nam. Những cống hiến đó của Bác Tôn đã góp phần vào sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam, một trong những cơ sở quan trọng hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam và tạo nền tảng, định hướng cho hoạt động công đoàn Việt Nam”1.

Đồng chí Tôn Đức Thắng thuộc lớp người đầu tiên tiếp thu và tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân Việt Nam và là người đã tham gia tích cực trong việc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Những sự kiện như cuộc bãi công của công nhân Ba Son và học sinh trường Bá Nghệ năm 1912, sự kiện kéo cờ phản chiến trên Biển Đen, cuộc bãi công của công nhân Ba Son tháng 8/1925… là những dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời hoạt động của đồng chí Tôn Đức Thắng.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến lãnh đạo tổ chức công nhân
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Tôn Đức Thắng. Ảnh: Tư liệu.

Ngày 20/4/1919, sau vụ binh biến ở Hắc Hải, đồng chí Tôn Đức Thắng buộc phải rời khỏi Hải quân Pháp, bị trục xuất khỏi nước Pháp và trở lại Sài Gòn. Khi đó ở trong nước, thực dân Pháp đang thực hiện đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai trên toàn lãnh thổ. Các nhà máy mới được xây dựng, các nhà máy cũ thì được cải tạo và mở rộng quy mô hoạt động. Từ đó mà đội ngũ công nhân lao động gia tăng nhanh chóng, nhất là ở Sài Gòn.

Phong trào đấu tranh của công nhân trở nên thường xuyên hơn không còn là một hiện tượng hiếm gặp như trước nữa. Điển hình là tháng 11/1922, 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn (Nam Kỳ) vì bị bớt lương nên đã quyết định bãi công; cuộc phản công của giới chủ liền diễn ra ở khắp nơi. Và cũng ở khắp nơi, giai cấp công nhân bắt đầu giác ngộ về lực lượng và giá trị của mình. Cuộc đấu tranh này gây được tiếng vang lớn.

Đang hoạt động ở Pháp, đồng chí Nguyễn Ái Quốc theo dõi tình hình trong nước và đã có đánh giá cao vai trò và lực lượng của giai cấp công nhân Việt Nam. Người khẳng định: “Đây là lần đầu tiên một phong trào như thế nhóm lên ở thuộc địa. Chúng ta hãy ghi lấy dấu hiệu đó của thời đại và chúng ta đừng quên rằng bổn phận của chúng ta - những người lao động ở chính quốc - không phải chỉ tỏ tình đoàn kết với những anh em cùng giai cấp ở đấy bằng lời nói, mà còn phải giác ngộ họ, giáo dục họ về ý thức tổ chức và về phương pháp tổ chức”2.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng các cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn lúc đó vẫn nằm trong phạm trù “tự phát”, mang nặng tính kinh tế hơn là tính chính trị. Một vấn đề được đặt ra đối với phong trào công nhân Sài Gòn là cần phải có tổ chức.

Đồng chí Tôn Đức Thắng, người công nhân ưu tú vừa được trở lại hoạt động trong môi trường cách mạng sôi nổi có nhiều thử thách, sẽ đứng gánh vác trọng trách đó.

Từ Pháp trở về Sài Gòn, đồng chí Tôn Đức Thắng đã có vốn kinh nghiệm quý báu để tuyên truyền, giác ngộ và lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động trong nước về con đường cách mạng và cách thức tổ chức đấu tranh. Đó là: Tiếp nhận tư tưởng về mặt tổ chức của giai cấp công nhân qua các hình thức công đoàn ở các nước tư bản, chủ yếu là nghiệp đoàn ở nước Pháp; có thông tin cơ bản về sự tồn tại của nước Nga Xô viết và tình cảm của đồng chí đối với Cách mạng Tháng Mười. Mặc dù tình cảm đối với Cách mạng Tháng Mười mới chỉ có tính chất cảm tính, tự nhiên và bước đầu có quan niệm về tổ chức Đảng trong phong trào công nhân, góp phần giải quyết tình trạng khủng hoảng đường lối và thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng (ngồi bên trái) với các Bộ trưởng tại Việt Bắc (1948). Trong ảnh (hàng đứng, từ trái sang phải): Bồ Xuân Luật, Nguyễn Văn Tạo, Phan Mỹ, Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Hiếu, Bùi Công Trừng và Tạ Quang Bửu. Ảnh tư liệu.

Không được vào làm trong bất kỳ nhà máy, xí nghiệp nào của Pháp, đồng chí Tôn Đức Thắng vào làm công nhân tại một hãng của người Đức có tên là Koff trên đường Sampanhơ (nay là đường Lý Chính Thắng).

Vừa kiếm sống, đồng chí vừa tìm cách liên lạc với anh em công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp trong thành phố. Cũng vào thời điểm đó có cuộc bãi công, sau đó là mít tinh, biểu tình của thuỷ thủ trên mấy chiếc tàu neo đậu tại cảng Sài Gòn là Manvinhem, Ménès, Scharnhorst, Afénas, Néidenfels, Brisgaya, Đô đốc Can Têaum và Buenos Aires đòi tăng lương do giá sinh hoạt đắt đỏ.

Ngày 18/8/1920, cuộc bãi công hoàn toàn thắng lợi. Những cuộc đấu tranh đó làm cho công nhân Việt Nam hiểu rõ vai trò quan trọng và sự cần thiết phải có tổ chức trong công nhân mới có thể đem lại quyền lợi thiết thực cho mình.

Đồng chí Tôn Đức Thắng nhận thức rõ yêu cầu đặt ra là tổ chức công nhân như thế nào, hoạt động của nó ra sao trong điều kiện công nhân không có một chút quyền tự do nào, bất cứ một hoạt động yêu nước nào, một hoạt động chống đối nào bị phát hiện cũng đều bị đàn áp, mà đồng chí đã phải trải qua những năm tháng bị thực dân truy nã.

Rõ ràng, tổ chức công nhân phải bí mật, thận trọng, hoạt động của tổ chức phải khôn khéo. Với lòng nhiệt thành yêu nước, tình đồng nghiệp và uy tín cao, đồng chí đã dần dần đoàn kết được anh em công nhân vào Công hội bí mật do mình tổ chức và lãnh đạo.

Những cơ sở đầu tiên của Công hội được thành lập ở Cảng Sài Gòn, Xưởng Ba Son,... Việc đồng chí Tôn Đức Thắng thành lập Công hội vào năm 1920 là một sự kiện rất có ý nghĩa đối với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí nói riêng và đối với phong trào công nhân cả nước nói chung. Đây là Công hội đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Điều đáng nói là nó rất phù hợp với hoàn cảnh một nước thuộc địa như Việt Nam.

Công hội do đồng chí thành lập và lãnh đạo lại thật trùng hợp với lý luận về tổ chức Công hội mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đúc kết: Tổ chức công hội để làm gì? Tổ chức công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn lợi quyền cho công nhân; năm là để giúp cho công nhân, giúp cho thế giới...

Cách tổ chức Công hội như thế nào? Tổ chức có hai cách, cách nghề nghiệp và cách sản nghiệp. Nghề nghiệp là ai làm nghề gì thì vào hội nghề ấy… Sản nghiệp là bất kỳ nghề gì, hễ làm một chỗ thì vào một hội...

Cách tổ chức bí mật thế nào? Khi hội được công khai, các tiểu tổ cũng phải giữ bí mật. Khi không được công khai, thì phải mượn tiếng hợp tác xã, trường học, hoặc câu lạc bộ (nhà xéc)… để che mắt người ta.

Thực dân Pháp cho xây dựng và hoạt động nhà máy Ba Son là xưởng lớn nhất ở Sài Gòn, có lúc tới hơn 1.000 công nhân làm nhiệm vụ sửa chữa tàu chiến và tàu buôn. Đó là một công binh xưởng đặt dưới sự chỉ huy của Hải quân Pháp, trong đó, Ba Son là một chi nhánh của nhà máy Arsenal de Toulon - là xưởng duy nhất ở Đông Dương được hưởng chế độ làm ngày 8 tiếng, lương cũng cao hơn các xưởng khác và được nghỉ 30 phút vào ngày lĩnh lương đầu tháng.

Mặc dù vậy, thực dân Pháp cũng ràng buộc công nhân bằng những luật lệ nghiêm ngặt như luật chống bãi công. Nhìn chung, vào thời điểm bấy giờ, điều kiện lao động ở Ba Son tốt hơn các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng của Pháp trên đất Việt Nam. Đồng chí Tôn Đức Thắng đã làm việc miệt mài trong nhà máy này, do đó có điều kiện tham gia lãnh đạo Công hội trong cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (tháng 8/1925).

Năm 1925, thực dân Pháp điều động một đoàn tàu chiến gồm các tàu Michelet, Ferry, Maine sang Trung Quốc để đàn áp các phong trào cách mạng tại đây, nhưng trên đường đi thì tàu Michelet bị hỏng và được đưa vào xưởng Ba Son để sửa chữa. Đồng chí thấy cần thiết phải ngăn chặn kế hoạch sửa chữa hoặc làm trì hoãn ngày nhổ neo của tàu Michelet đi Trung Quốc nên đã có sáng kiến và lý do chính đáng về mặt kinh tế để vận động công nhân Ba Son bãi công nhằm ủng hộ phong trào cách mạng và phong trào công nhân Trung Quốc. Ba Son có chế độ quản lý nghiêm ngặt, thường lệ ngày lĩnh lương thì công nhân được nghỉ sớm 30 phút, nhưng từ khi kỹ sư Courtial từ Pháp mới sang quản lý nhà máy thì lệ ấy bị rút xuống chỉ còn 15 phút. Công hội quyết định vin vào cớ đó để phát động cuộc bãi công3.

Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son không chỉ nói lên trình độ tự giác, trình độ tổ chức, tinh thần quốc tế vô sản của công nhân Việt Nam, uy tín của tổ chức Công hội và vai trò của đồng chí Tôn Đức Thắng mà còn mở đầu cho một giai đoạn mới, đánh dấu sự chuyển biến của phong trào công nhân từ tự phát đi lên tự giác, từ “giai cấp tự nó” vươn lên trở thành “giai cấp cho nó”.

Đánh giá vai trò của đồng chí Tôn Đức Thắng đối với cuộc bãi công ở Ba Son nói riêng và phong trào công nhân đầu những năm 1920 nói chung, lão thành cách mạng - Giáo sư Trần Văn Giàu khẳng định: “Giai cấp công nhân đã hiện diện trên chính trường, mà lạ thay và đẹp thay không một đảng quốc gia tiểu tư sản hay tư sản nào lôi kéo được, ở Bắc, ở Nam và nhất là Sài Gòn, các cuộc đấu tranh hồi 1924-1925 được ảnh hưởng trực tiếp của những người công nhân Việt Nam đã từng ở Pháp, chịu ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, của phong trào công nhân và công đoàn Pháp, tiêu biểu nhất là anh thợ máy Tôn Đức Thắng - người đã từng tham gia binh biến Biển Đen năm 1919”4.

Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son có ý nghĩa vượt ra ngoài khuôn khổ lãnh đạo của một tổ chức Công hội mà chức năng chủ yếu chỉ là đấu tranh cho quyền lợi thiết thực hằng ngày của công nhân. Cuộc đấu tranh này thấy rõ tất yếu thực tiễn đòi hỏi cần phải có một tổ chức cách mạng cao hơn cho công nhân lúc bấy giờ. Điều này phù hợp với nhận định của đồng chí Tôn Đức Thắng: “Anh em công nhân hồi ấy mong muốn có một tổ chức đấu tranh rộng rãi, lôi kéo được đông đảo quần chúng đấu tranh cách mạng”5.

Thế nhưng, vào thời điểm đó ở trong nước chưa có tổ chức nào có được một cương lĩnh chính trị rõ ràng và đúng đắn một đường lối cách mạng thực sự chân chính đủ khả năng đưa phong trào giải phóng dân tộc đến thắng lợi cuối cùng. Tuy vậy, từ việc ra đời của Công hội bí mật đến việc Công hội lãnh đạo giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son vào tháng 8/1925 đã tạo ra bước ngoặt thứ tư trong cuộc đời cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng, làm nảy sinh và tăng cường sức mạnh nhờ tổ chức và tư tưởng chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản.

Từ năm 1922-1925, có các tác phẩm của đồng chí Nguyễn Ái Quốc được gửi về nước bằng nhiều con đường khác nhau như: Le Paria, Bản án chế độ thực dân Pháp..., đồng chí Tôn Đức Thắng cũng như nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước lúc bấy giờ đều bị sức hấp dẫn mạnh mẽ bởi cái tên Nguyễn Ái Quốc. Theo lời đồng chí Tôn Đức Thắng thì trong thời gian ở Pháp, đồng chí đã từng tìm gặp Nguyễn Ái Quốc mà không gặp được đồng chí ấy6. Chỉ đến khi đồng chí bắt liên lạc được với những thành viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thì Công hội bí mật mới có những nội dung, phương hướng mới.

Năm 1927, đồng chí Tôn Đức Thắng được kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đến lượt mình, đồng chí đã giác ngộ hội viên Công hội của mình và kết nạp một số người vào Hội Thanh niên. Đây là bước ngoặt thứ năm trong cuộc đời cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng, vì từ đây đồng chí và Công hội bí mật thật sự hoạt động dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Dưới sự lãnh đạo của Kỳ bộ Nam Kỳ, trong đó có sự đóng góp của đồng chí Tôn Đức Thắng, phong trào công nhân Nam Kỳ phát triển mạnh mẽ. Trong tổng số 57 cuộc đấu tranh của công nhân cả nước những năm 1926-1928 thì chủ yếu là những cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn và các vùng phụ cận.

Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Đồn điền Phú Riềng (tháng 8 và tháng 9/1927), Nhà máy nước đá Larue (tháng 2/1928), Nhà máy in Portail Sài Gòn (tháng 5/1928), Đồn điền cao su Cam Tiêm (tháng 9/1928), Hãng dầu Nhà Bè (tháng 11/1928),... Từ đấu tranh cho các mục tiêu kinh tế đã tiến lên các mục tiêu chính trị, phong trào công nhân đã dần trở thành một lực lượng chính trị độc lập trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Chủ tịch Tôn Đức Thắng (áo trắng) trở về thăm quê sau ngày thống nhất đất nước. Ảnh: Tư liệu.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930), đội tiên phong của giai cấp công nhân nước ta khẳng định hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc và những học trò của Người trong sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào yêu nước và phong trào công nhân. Tại Sài Gòn, quá trình kết hợp đó diễn ra thuận lợi vì có sự hoạt động tích cực của Công hội do đồng chí Tôn Đức Thắng sáng lập.

Công hội do đồng chí Tôn Đức Thắng lãnh đạo đã bắc nhịp cầu đưa chủ nghĩa Mác - Lênin đến với giai cấp công nhân Sài Gòn. Vai trò của Công hội mà đồng chí Tôn Đức Thắng là người Hội trưởng thật quan trọng trong lịch sử phong trào công nhân Việt Nam vào những năm đầu truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản ở Sài Gòn. Vì vậy, có thể nói, đồng chí Tôn Đức Thắng không chỉ là một chiến sĩ tiên phong của phong trào công nhân, một trong những người sáng lập tổ chức Công đoàn của giai cấp công nhân Việt Nam mà còn là một trong những đảng viên lớp tiền bối của Đảng Cộng sản Việt Nam, có công trong cuộc vận động thành lập Đảng.

Tháng 7/1929, thực dân Pháp mở đợt khủng bố bắt bớ hội viên Kỳ bộ tại Sài Gòn và Nam Bộ. Ngày 23/7/1929, đồng chí Tôn Đức Thắng và nhiều cán bộ cách mạng bị bắt. Năm 1930, đồng chí bị đày ra Côn Đảo đến ngày 18/8/1945 thì được giải phóng.

Tại nhà tù, “mọi người coi đồng chí như một người anh lớn. Không cần lý luận dài dòng, chỉ một lời nói của đồng chí là có thể đoàn kết, động viên mọi người, lý luận mácxít ở Đồng chí đã ăn sâu và được thể hiện ra bằng hành động”7. 15 năm ở “địa ngục trần gian” Côn Đảo là quãng thời gian thử thách lớn nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng, nhưng đó cũng là quãng đời đầy vinh quang khi đồng chí thực sự biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng.

Tóm lại, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã để lại cho giai cấp công nhân Việt Nam những bài học kinh nghiệm quý báu và có ý nghĩa to lớn. Trước hết, đó là tính tổ chức, tính nguyên tắc; thứ hai là kiên quyết chống những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng, Nhà nước và giai cấp công nhân, là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đúng như đồng chí Phạm Văn Đồng đánh giá: “Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân là chất người Tôn Đức Thắng”.

Chú thích:

[1] //tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/7560/bac-ton-voi-phong-trao-cong-nhan-va-cong-doan-viet-nam.aspx, truy cập ngày 26/3/2024.

[2] Hồ Chí Minh (2021), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, t. 2, tr. 123.

[3] Xem: Chương trình sưu tầm tài liệu, viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo tiền bối của Đảng và cách mạng Việt Nam (2007), Tôn Đức Thắng tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 44.

[4] Trần Văn Giàu (1997), “Sự phát trển của từ tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám”, trong sách Thành công của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.3, tr. 53.

[5] Một số vấn đề lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1974, tr. 228.

[6] Xem: Báo Thống nhất, số 155, ngày 19/5/1960.

[7] Tôn Đức Thắng - Người cộng sản mẫu mực, biểu tượng của đại đoàn kết (hồi ký). Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr. 408.

Ngôi sao sáng phương Nam Ngôi sao sáng phương Nam

Những ngày qua, du khách khắp nơi nô nức xuống phà qua sông Hậu để đến với cù lao Ông Hổ, đến với Bác Tôn ...

An Giang: Trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng và vinh danh CNVCLĐ giỏi năm 2023 An Giang: Trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng và vinh danh CNVCLĐ giỏi năm 2023

Ngày 18/8, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh An Giang, UBND tỉnh An Giang phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh long trọng tổ ...

Chủ tịch Tôn Đức Thắng- người chiến sĩ cách mạng kiên trung Chủ tịch Tôn Đức Thắng- người chiến sĩ cách mạng kiên trung

Tối 19/8 vừa qua, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang đã long trọng diễn ra Lễ kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm

Phát triển đoàn viên -

Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm

LĐLĐ quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đang là điểm sáng về phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở khi vượt chỉ tiêu năm được cấp trên giao chỉ sau 7 tháng.

Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa

Hoạt động Công đoàn -

Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa

Năm tháng trôi nhanh, thời gian là thước đo cho sự trưởng thành của mỗi con người. Được sống và làm việc tại Trường Tiểu học Nhân Hòa (huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) là niềm hạnh phúc vô bờ bến của tôi. Ở đó có “vị thuyền trưởng” đầy trách nhiệm và mái ấm Công đoàn với những con người thân thương, gần gũi…

Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng: Nơi lan tỏa những giá trị nhân văn

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng: Nơi lan tỏa những giá trị nhân văn

Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng nhiều năm qua đã có các hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Ngoài thực hiện nhiệm vụ đối với đoàn viên, các hoạt động nhân văn khác cũng được lan tỏa trong cộng đồng.

Thợ cắt tóc, thợ may và giáo viên tư thục vào nghiệp đoàn

Phát triển đoàn viên -

Thợ cắt tóc, thợ may và giáo viên tư thục vào nghiệp đoàn

“Vận động lao động phi chính thức tham gia tổ chức Công đoàn nhằm mang lại quyền lợi cho người lao động, đóng góp vào hệ thống an sinh xã hội. Đồng thời, giúp tăng cường sức mạnh của tập thể người lao động, góp phần nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”, đó là nhận định của đồng chí Trần Thị Minh Nguyệt - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế.

Công đoàn Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân thắp sáng niềm đam mê nghề giáo trong tôi

Công đoàn -

Công đoàn Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân thắp sáng niềm đam mê nghề giáo trong tôi

Cầm trên tay quyết định luân chuyển công tác về dạy Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân (thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), tôi cảm thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, một cảm giác lo sợ bất an, muốn gục ngã. Thế nhưng Công đoàn trường đã cho tôi niềm tin để vững bước.

Công đoàn Công ty Greystone Data System Viet Nam - nơi gửi gắm tin yêu của lao động trẻ

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Công ty Greystone Data System Viet Nam - nơi gửi gắm tin yêu của lao động trẻ

Tôi là Nguyễn Thị Ngọc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Greystone Data System Viet Nam (TP. Hồ Chí Minh). Sau nhiều năm tháng làm việc ở công ty có 100% vốn nước ngoài này, tôi mới nghiệm ra: ngay cả những người xa lạ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống và mang đến nhiều điều đẹp đẽ, kì diệu cho ta. Đó là Mái nhà Công đoàn.

game doi thuong
: Tết Độc lập Cà phê cuối tuần

game doi thuong : Tết Độc lập

Ở nơi đây, từ nhiều tuần trước Tết Độc lập, bà con người Mông đã háo hức chuẩn bị cho việc xuống núi hòa chung niềm vui của đất nước.

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý Tôi công nhân

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm"

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước Infographic

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên! Video

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên

Hoạt động Công đoàn -

Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên

Thực hiện nhiệm vụ Bác Hồ giao, đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng các cán bộ của 2 Xứ ủy giải quyết hàng loạt những công việc cấp bách.

Người thầy độc thân mà không cô đơn nhờ "Mái ấm Công đoàn"

Hoạt động Công đoàn -

Người thầy độc thân mà không cô đơn nhờ "Mái ấm Công đoàn"

Thầy Nguyễn Minh Thành (SN 1965), đoàn viên Trường THCS Đồng Rùm, xã Tân Thành (Tân Châu, Tây Ninh) là tấm gương sáng trong sự nghiệp trồng người, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, được học sinh yêu mến.

Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"

Vòng tay Công đoàn -

Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"

Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.

Được Công đoàn tiếp sức, mẹ con thai phụ ngành ngân hàng vượt qua cơn đột quỵ

Hoạt động Công đoàn -

Được Công đoàn tiếp sức, mẹ con thai phụ ngành ngân hàng vượt qua cơn đột quỵ

Chị Phan Thị Lan (SN 1989), Công đoàn viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Mỹ (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là người nhiệt huyết với công việc, không may bị bệnh hiểm nghèo. Chính vòng tay Công đoàn đã giúp chị vượt qua tất cả, tìm lại được giá trị cuộc sống.

Khí thế hào hùng, tinh thần nhiệt huyết trên công trình đường dây 500kV mạch 3 sẽ tiếp tục lan tỏa

Hoạt động Công đoàn -

Khí thế hào hùng, tinh thần nhiệt huyết trên công trình đường dây 500kV mạch 3 sẽ tiếp tục lan tỏa

Phong trào thi đua liên kết trên công trình đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối đã khép lại, nhưng dư âm, khí thế hào hùng và nhiệt huyết từ phong trào thi đua này sẽ tiếp tục lan tỏa.

Công đoàn ngành Giáo dục An Giang tích cực chăm lo đời sống đoàn viên

Công đoàn -

Công đoàn ngành Giáo dục An Giang tích cực chăm lo đời sống đoàn viên

Theo Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục An Giang Nguyễn Chí Sơn, hoạt động công đoàn đã đạt được nhiều kết quả nổi bật ở năm học 2023 - 2024. Trong đó, công tác chăm lo đoàn viên, nhà giáo, người lao động (NG-NLĐ) được quan tâm kịp thời, chu đáo, nhất là những hoàn cảnh khó khăn từ nguồn tương trợ công đoàn ngành, tổng số tiền hơn 202,5 triệu đồng.

Kỳ 1: Số phận nghiệt ngã và những yêu thương đong đầy...

Hoạt động Công đoàn -

Kỳ 1: Số phận nghiệt ngã và những yêu thương đong đầy...

Tôi là Nguyễn Thị Kim Tường (sinh năm 1976), giáo viên môn Văn, Trường THPT Vinh Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Tôi xin kể lại biến cố cuộc đời đầy bi kịch của mình và nhờ vòng tay Công đoàn đã “tái sinh” tôi thêm lần nữa, cho tôi có cơ hội trở lại nghề giáo và vượt lên số phận nghiệt ngã để trở lại cuộc sống bình thường đầy mơ ước!

Công đoàn kêu gọi người lao động đảm bảo an toàn giao thông dịp 2/9

Công đoàn -

Công đoàn kêu gọi người lao động đảm bảo an toàn giao thông dịp 2/9

Tổ chức Công đoàn Việt Nam truyền đi thông điệp “Tính mạng con người là trên hết", kêu gọi đoàn viên, người lao động cần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

“Hương vị tình thân” ở Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Hoa Hồng

Hoạt động Công đoàn -

“Hương vị tình thân” ở Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Hoa Hồng

Trong cái lạnh buốt của thời tiết mùa đông gió rét, mọi người vẫn còn chìm trong chăn ấm thì ở một hành lang tờ mờ sương sớm là hình ảnh chị Bùi Thị Thu, nhân viên lao công của Công đoàn viên Trường Mầm non Hoa Hồng (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) đang khẩn trương lau dọn để kịp thời gian đón các bé đến lớp…

Không bỏ cuộc nhờ Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Không bỏ cuộc nhờ Công đoàn

Cô giáo Chu Thị Loan– Giáo viên dạy Mĩ thuật Trường Tiểu học Nhân Hoà (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) là tấm gương tiêu biểu, phấn đấu không mệt mỏi, vươn lên trong công tác để có nhiều cống hiến trong nghề dạy học.