Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu - TS. Đào Đình Thưởng - Học viện Chính trị khu vực I

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.
Những mục tiêu của 12 kỳ Đại hội Công đoàn Việt Nam

Bối cảnh mới trong hoạt động tổ chức Công đoàn

Điều 10 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của NLĐ được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động (NLĐ), chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Ông Chang Hee Lee - nguyên Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO Việt Nam) từng khẳng định: “Công đoàn Việt Nam đã làm hết sức mình để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ”.

Trải qua thời gian rất dài, Công đoàn Việt Nam là tổ chức duy nhất của NLĐ Việt Nam. Song, quá trình hội nhập kinh tế thế giới đã xuất hiện bối cảnh mới trong hoạt động công đoàn. Thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của NLĐ tại doanh nghiệp và Việt Nam cũng đang khẩn trương “nội luật hóa” các quy định về lao động và công đoàn để phù hợp với các công ước quốc tế, các hiệp định thương mại song phương, đa phương mà Việt Nam phê chuẩn và tham gia.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Đồng chí Cổ Thế Chung - Chủ tịch LĐLĐ huyện Gio Linh (Quảng Trị) trao Quyết định kết nạp đoàn viên cho NLĐ. Ảnh: LĐLĐ Gio Linh

Theo đó, Việt Nam đã sửa đổi và ban hành Bộ luật Lao động 2019. Tại Khoản 2, Điều 170, Bộ luật này ghi rõ: “NLĐ trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp theo quy định tại các Điều 172, 173 và 174”. Từ đây, việc gia nhập, tham gia tổ chức đại diện của NLĐ ngoài công đoàn hiện nay,độc lập với tổ chức CĐCS truyền thống đã được pháp luật quy định.

Điều đó cũng đồng nghĩa, công đoàn và các tổ chức đại diện NLĐ khác tại doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong quan hệ lao động.

Đề xuất ba giải pháp

Đến nay, vì nhiều lý do khác nhau, chủ yếu là chưa có Nghị định hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn về việc thành lập tổ chức đại diện cho NLĐ ngoài CĐCS, chưa cho phép thành lập và hoạt động các tổ chức đại diện cho NLĐ ngoài tổ chức Công đoàn hiện nay; nên việc ra đời tổ chức khác của NLĐ tại doanh nghiệp chưa diễn ra.

Chính vì vậy, trong thời gian đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, các thế lực thù địch, phản động, phần tử bất mãn, cơ hội chính trị gia tăng chống phá với những luận điệu như: “Công đoàn Việt Nam chỉ là bù nhìn”; “Chỉ có công đoàn độc lập mới bảo vệ quyền lợi cho NLĐ”...

Một số tổ chức đòi thành lập “công đoàn độc lập” hay “nghiệp đoàn độc lập”, bề ngoài tuyên bố “không làm chính trị” nhưng lại câu kết với các tổ chức chống phá Nhà nước Việt Nam như: Nghiệp đoàn FO, Lao động Việt, Nhóm bạn công nhân (thuộc Việt Tân), Luật khoa tạp chí, Hội nhà báo độc lập... đội lốt, mượn danh nghĩa công nhân, NLĐ để thực hiện mưu đồ đen tối của thế lực thù địch, phản động chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Bình Dương tặng quà cho con công nhân trong năm học mới. Ảnh: HT

Từ yêu cầu của thực tiễn trong thời kỳ hội nhập, khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, theo chúng tôi, trong thời gian tới, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Khẩn trương hoàn thiện và ban hành Nghị định hướng dẫn về việc thành lập các tổ chức của NLĐ ngoài Công đoàn Việt Nam theo tinh thần những văn bản Hiệp định Tự do thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam đã ký kết.

Nghị định phải hướng đến thành lập các tổ chức đại diện cho NLĐ theo luật pháp và phải đăng ký hoạt động, cam kết tuân thủ các chuẩn mực của ILO, tức là phải minh bạch, rõ ràng về thời gian và quy trình, phải có số lượng thành viên tối thiểu. Đồng thời, tổ chức đại diện cho NLĐ cũng được hưởng các quyền liên quan đến lao động như các tổ chức CĐCS hiện nay.

Chú ý thành lập tổ chức CĐCS ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp loại nhỏ và vừa chưa thành lập được tổ chức Công đoàn trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, mà khu vực này theo thống kê chiếm đến gần 1/4 số CNLĐ (ngoài sản xuất nông nghiệp). Đây là địa vực rộng, rất dễ bị kẻ xấu tác động, lôi kéo, dụ dỗ thành lập các tổ chức bất hợp pháp với “cái áo dân chủ”, “độc lập”, “tự do”, công kích, phủ nhận vai trò của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Đổi mới mạnh mẽ hoạt động của công đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Vì hiện nay, công đoàn về nguyên tắc đại diện cho NLĐ song doanh nghiệp lại phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối lớn để duy trì hoạt động của tổ chức CĐCS và trả lương cho cán bộ công đoàn. Do đó, công đoàn bị phụ thuộc vào doanh nghiệp, khó tự chủ và rất hạn chế trong việc đứng lên bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Hầu hết các thành viên Ban Chấp hành CĐCS đều là thành viên không chuyên trách, nghĩa là họ vừa là NLĐ trong doanh nghiệp, vừa là thành viên BCH công đoàn. Thu nhập chính của họ vẫn do doanh nghiệp trả nên thực tế dù muốn thì họ vẫn không thể đấu tranh “đến cùng” vì sợ ảnh hưởng đến công việc của chính cá nhân họ.

Thực tế, công đoàn hiện vẫn mang dáng dấp của một cơ quan Nhà nước nhiều hơn là một tổ chức đại diện cho NLĐ; mặc dù công đoàn đã có rất nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ; song ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì vai trò của công đoàn chưa thể hiện rõ, thậm chí NLĐ còn chưa biết tới có sự tồn tại của công đoàn.

Như vậy, có thể thấy cam kết thành lập các tổ chức đại diện của NLĐ ở doanh nghiệp ngoài Công đoàn Việt Nam sẽ đặt ra những thách thức không chỉ với hệ thống quản lý, mà còn tạo ra những điểm mốc mà doanh nghiệp cần đối diện và vượt qua. Mục đích của các tổ chức của NLĐ là phải đại diện cho NLĐ, phải đấu tranh cho quyền, lợi ích chính đáng của NLĐ.

Chỉ có như vậy mới làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch vờ khoác lên mình chiếc áo “công đoàn” với những lời lẽ, từ ngữ hấp dẫn như “dân chủ”, “độc lập”, “nhân quyền” để cổ súy, rêu rao, kích động thành lập cái gọi là tổ chức “công đoàn độc lập” để chống phá, tấn công chính quyền, hình thành lực lượng đối lập, sẵn sàng tiến đến bạo loạn lật đổ theo hình thức “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”.

Bài 3: Khuyến nghị đối với Công đoàn Việt Nam Bài 3: Khuyến nghị đối với Công đoàn Việt Nam

Công ước (CƯ) 87 và 98 chắc chắn sẽ có nhiều tác động đối với Công đoàn Việt Nam, bao gồm cả những tác động ...

Bài 2: Nội dung cơ bản của Công ước 98 Bài 2: Nội dung cơ bản của Công ước 98

Công ước (CƯ) số 98 năm 1949 về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể (TLTT) là một ...

Bài 1: Nội dung cơ bản của Công ước 87 Bài 1: Nội dung cơ bản của Công ước 87

Công ước số 87 năm 1948 về tự do liên kết và bảo vệ quyền tổ chức là một trong 10 Công ước cơ bản ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm"

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý Tôi công nhân

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Đón xem Talk Công đoàn: “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 31/8/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước Infographic

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên! Video

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.