Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn - THS TRIỆU THANH VÕ - THS NGUYỄN THỊ THỦY

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.
Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Hoàng Quốc Việt từng khẳng định: “Tiền lương là nguồn sống chính của lao động. Tiền lương cũng rất quan trọng, có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm và thiết thực bồi dưỡng quần chúng. Cho nên, lúc nào công đoàn cũng coi trọng công tác tiền lương, tiền thưởng…”1

Với nhận thức như thế, từ năm 1956, đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng với các đồng chí trong Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan nhà nước, nghiên cứu, đề xuất các chính sách lao động, tiền lương đem lại những quyền lợi thiết thực cho công nhân và nhân dân lao động.

Các ý kiến đề xuất đó nêu rõ: “Đề nghị Trung ương cho thành lập Ban lương có trách nhiệm quyền hạn rõ ràng, gồm các thành phần như Bộ Lao động, Bộ Tài chính, Tổng LĐLĐ Việt Nam… do một đồng chí Trung ương trực tiếp phụ trách…”.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Đồng chí Hoàng Quốc Việt đọc diễn văn khai mạc Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ 2, Hà Nội tháng 2/1961. Ảnh: Tư liệu.

Do đó, trong giai đoạn từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (1960), dưới sự lãnh đạo của đồng chí Hoàng Quốc Việt, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã 3 lần đề nghị với Chính phủ cải tiến chế độ tiền lương cho công nhân, viên chức trên nguyên tắc phân phối lao động.

Đời sống văn hóa vật chất của nhân dân được cải thiện thêm một bước. Số tiền chi cho các sự nghiệp văn hóa, giáo dục, bảo vệ sức khỏe không ngừng tăng lên. Hết năm 1959, tổng số công nhân, viên chức của Nhà nước đã tăng thêm 4 vạn người.

Cuối năm 1956, khi đệ trình ý kiến xây dựng chế độ tiền thưởng với Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam mà đứng đầu là đồng chí Hoàng Quốc Việt đã nhấn mạnh: “Đây là vấn đề rất cần thiết trong việc khen thưởng kịp thời những thành tích kế hoạch Nhà nước năm 1956, đẩy mạnh tin tưởng phấn khởi thực hiện kế hoạch 1957”.

Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 1957, ở 40 cơ sở đã có 10.083 người được thưởng, với tổng số tiền là 51 triệu đồng. Trong quý I và quý II năm 1957, công nhân ngành Đường sắt tiết kiệm được gần 1.000 tấn than nên mỗi người được thưởng từ 15.000 – 20.000 đồng.

Hết tháng 3 năm 1958, có 28 đơn vị thuộc các Bộ: Công nghiệp, Giao thông, Bưu điện, Thủy lợi, Kiến trúc, Văn hóa, Y tế thi hành việc trích quỹ tiền thưởng năm 1957 trong các xí nghiệp quốc doanh và thưởng 20% số tiền trích cho các cá nhân và các đơn vị xuất sắc.

Mỗi chiến sĩ thi đua được thưởng từ 10.000 – 30.000 đồng, mỗi cá nhân xuất sắc được thưởng từ 5.000 – 20.000 đồng, mỗi lao động chuyên cần được thưởng từ 2.500 – 10.000 đồng2.

Từ năm 1961 đến năm 1965 là giai đoạn miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đây là kế hoạch dài hạn đầu tiên với trọng tâm là “xây dựng”. Mục tiêu nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội, đồng thời nâng cao một bước rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Do đó, công tác tiền lương, tiền thưởng trong thời gian này cũng có nhiều đổi mới.

Tháng 4/1960, Chính phủ cải cách về tiền lương và tăng lương, việc trả lương theo sản phẩm cũng bắt đầu được thí điểm. Sang năm 1961-1962, Nhà nước triển khai rộng rãi chế độ trả lương theo sản phẩm và các chế độ tiền thưởng khác.

Gồm có thưởng năng suất, thưởng tiết kiệm, thưởng sáng kiến, thưởng hoàn thành kế hoạch, thưởng lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua…

Đến năm 1964, trong cả nước đã có 50% số đơn vị trả lương theo sản phẩm. Chế độ trả lương theo sản phẩm có tác dụng vừa khuyến khích sản xuất, vừa tăng thu nhập cho người công nhân từ đó cải thiện đời sống sinh hoạt.

Trong công tác tiền lương, dưới sự lãnh đạo của đồng chí Hoàng Quốc Việt, công đoàn phối hợp với cơ quan Nhà nước tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở về công tác tiền lương và công tác tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách, xây dựng các định mức lao động, xây dựng đơn giá sản phẩm, xây dựng nội quy trả lương sản phẩm và các loại tiền thưởng; tham gia các hội đồng xét duyệt định mức, xét duyệt khen thưởng sáng kiến…

Những hoạt động của công đoàn trong công tác tiền lương đã giúp cho công nhân, viên chức hiểu biết về tiền lương, từ đó phát hiện ra những bất hợp lý trong thang bậc lương để kiến nghị với công đoàn tham gia điều chỉnh với Nhà nước cho phù hợp.

Trong giai đoạn 1965-1968, thấu hiểu được những khó khăn khi phải lao động, sản xuất trong điều kiện chiến tranh, đồng chí Hoàng Quốc Việt và các đồng chí trong ban lãnh đạo của Tổng Công đoàn Việt Nam đã xuống đến tận cơ sở động viên công nhân, viên chức đẩy mạnh sản xuất, bảo vệ sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu đồng thời chỉ đạo công đoàn các cấp phải quan tâm giải quyết những khó khăn trong đời sống của người lao động.

Cũng trong thời gian này, công tác lao động và vấn đề tiền lương có nhiều vấn đề phức tạp, nhất là việc chuyển từ trả lương theo sản phẩm sang trả lương theo ngày lao động.

Từ tháng 4/1968, miền Bắc cơ bản chuyển sang sản xuất và công tác trong điều kiện hòa bình, tập trung nỗ lực khắc phục hậu quả do cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ gây ra, nhanh chóng giải quyết những vấn đề cấp thiết trong sản xuất và đời sống.

Trải qua 4 năm vừa sản xuất vừa chiến đấu, chuyển sang giai đoạn có hòa bình, đời sống công nhân, viên chức và người lao động vẫn gặp khó khăn nhiều mặt, trong đó có vấn đề tiền lương.

Năm 1968, trong 9 ngành kinh tế quốc dân, lương bình quân của công nhân, viên chức và người lao động đạt 54,26 đồng/tháng; so với năm 1967, tăng 1%, song do các mặt hàng đảm bảo theo chế độ phân phối chỉ đạt 50% nên đồng lương thực tế của công nhân, viên chức và người lao động giảm.

Trăn trở trước thực tế khó khăn đó, đồng chí Hoàng Quốc Việt và Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam đã xác định: “Mọi người phải phấn đấu không ngừng nâng cao năng suất lao động để từng bước nâng cao mức hưởng thụ về tiền lương…”.

“Thực hiện việc nâng cấp, bậc cho công nhân, viên chức thường xuyên, kịp thời và đúng chính sách, bảo đảm người công nhân trình độ thợ ở bậc nào thì xếp bậc đó và hưởng lương bậc đó”3

Thực hiện chủ trương của Tổng Công đoàn, trong các năm 1969, 1970, 1971, 1972, các cấp công đoàn đã chủ động tham gia với các ngành chuyên môn trong xét bậc lương thường xuyên cho công nhân, viên chức và tuyên truyền cho họ hiểu chính sách lao động thời chiến như chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp chiến tranh…

Tham gia quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước, sử dụng hợp lý quỹ tiền thưởng và quỹ phúc lợi để khuyến khích sản xuất và cải thiện đời sống của công nhân, viên chức và người lao động…

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Đồng chí Hoàng Quốc Việt (thứ ba, từ trái) nói chuyện với các đại biểu tham dự Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua toàn quốc lần 3, năm 1962. Ảnh: Tư liệu

Sang đến những năm 1973, 1974, 1975, đời sống của công nhân, viên chức vẫn còn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh. Để khắc phục tình trạng đó, năm 1973, Đoàn Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam mà đồng chí Hoàng Quốc Việt là người đứng đầu đã ra nghị quyết chỉ đạo các cấp công đoàn: “Chú trọng khắc phục hậu quả chiến tranh và chăm lo đời sống cấp thiết của công nhân, viên chức. Phải giúp đỡ các cơ quan Nhà nước thực hiện mau chóng các chế độ, chính sách thời chiến và kịp thời kiểm tra, phát hiện những thiếu sót để thực hiện cho đúng…”4

Thực hiện Nghị quyết đó, các cấp công đoàn đã thực hiện kịp thời, chính xác, hợp lý việc xét nâng bậc lương hằng năm, việc chi trả lương theo sản phẩm được mở rộng, kịp thời kiểm tra và sửa chữa những việc làm chưa đúng.

Năm 1974, do một số chính sách bổ sung, sửa đổi về tiền lương, tiền thưởng… vẫn chưa được thực hiện5, dẫn đến xuất hiện nhiều đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nhiều công nhân, viên chức và người lao động gửi đến Tổng Công đoàn Việt Nam.

Trước tình hình đó, Chủ tịch Tổng Công đoàn Hoàng Quốc Việt chỉ đạo cho các cấp công đoàn phải điều tra, giải quyết kịp thời những khiếu nại, tố cáo đó đảm bảo lợi ích của người lao động và để họ yên tâm sản xuất.

Năm 1975, để công nhân, viên chức được hưởng tiền lương xứng đáng với công sức lao động của họ, Tổng Công đoàn Việt Nam mà đồng chí Hoàng Quốc Việt là người đứng đầu đã tích cực tham mưu và cùng với các cơ quan Nhà nước xây dựng và ban hành một số chế độ, chính sách bổ sung về sửa đổi về lao động, tiền lương, tiền thưởng.

Liên hiệp các công đoàn địa phương đã ký kết nghị quyết liên tịch với các cơ quan chuyên môn nên việc thực hiện chế độ, chính sách đối với công nhân, viên chức và người lao động có chuyển biến.

Nghị quyết 245-CP của Hội đồng Chính phủ “Về bố trí, sử dụng lao động hợp lý và chấn chỉnh tổ chức, tinh giản bộ máy” được các cấp công đoàn triển khai. Từ đầu năm, một số Công đoàn và Liên hiệp công đoàn địa phương đã phối hợp với cơ quan quản lý hướng dẫn thi hành chế độ trích lợi nhuận, lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.

Nhiều công đoàn cơ sở đã cùng giám đốc xí nghiệp trích tiền thưởng cho công nhân, viên chức và người lao động trước Tết âm lịch, kịp thời động viên họ thi đua lao động, sản xuất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 1975.

Có thể nói, thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước (1954-1975) là thời kỳ vô cùng sôi động và hào hùng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cùng với nhân dân cả nước, giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam đã trải qua một chặng đường đầy gian khổ, thử thách nhưng vô cùng oanh liệt vẻ vang. Sự trưởng thành và lớn mạnh của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn trong giai đoạn này có sự đóng góp hết sức to lớn về sức lực, trí tuệ của đồng chí Hoàng Quốc Việt.

Nối tiếp tinh thần, tư tưởng của đồng chí Hoàng Quốc Việt, đến nay các cấp công đoàn Việt Nam đang thực hiện sứ mệnh cao cả chăm lo đời sống người lao động ngày càng tốt hơn.

THS TRIỆU THANH VÕ - HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN

THS NGUYỄN THỊ THỦY - TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP HN

Mời độc giả xem thêm: "Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại"


[1] . Báo cáo của BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam trước Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II.

[2] . Văn Tạo – Đinh Thu Cúc: Giai cấp công nhân miền Bắc Việt Nam 1954-1960, Nxb KHXH, 1974, tr.68

[3] . Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Tổng Công đoàn “Về nhiệm vụ công tác Công đoàn năm 1969, số 04-NQ, Tháng 12-1968, trang 10-12. Lưu trữ TLĐ

[4] . Đoàn Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam: Nghị quyết “Về công tác công đoàn trước mắt”, ngày 5-1-1973. Lưu trữ TLĐ

[5 . Tổng Công đoàn Việt Nam: Báo cáo tình hình phong trào CNVC và hoạt động công đoàn năm 1974, Số 29/BC-TCĐ, tr.10. Lưu trữ TLĐ

Đảm bảo đời sống người lao động và làm tốt công tác an sinh xã hội Đảm bảo đời sống người lao động và làm tốt công tác an sinh xã hội

Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) là đơn vị sản xuất, kinh doanh, quản lý và khai thác gần 350.000m3/ngày đêm đáp ứng ...

Chăm lo người lao động không chỉ là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn Chăm lo người lao động không chỉ là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn

Muốn giải quyết căn cơ các vấn đề của người lao động (NLĐ), chăm lo tốt cho NLĐ cần huy động được sự vào cuộc ...

Đồng chí Rơ Chăm Long: Đồng chí Rơ Chăm Long: "Thành lập CĐCS khu vực ngoài nhà nước là nhiệm vụ sống còn"

Đồng chí Rơ Chăm Long - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Kon Tum nhấn mạnh trong cuộc trao đổi với PV Tạp chí Lao động và ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm

Phát triển đoàn viên -

Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm

LĐLĐ quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đang là điểm sáng về phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở khi vượt chỉ tiêu năm được cấp trên giao chỉ sau 7 tháng.

Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa

Hoạt động Công đoàn -

Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa

Năm tháng trôi nhanh, thời gian là thước đo cho sự trưởng thành của mỗi con người. Được sống và làm việc tại Trường Tiểu học Nhân Hòa (huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng) là niềm hạnh phúc vô bờ bến của tôi. Ở đó có “vị thuyền trưởng” đầy trách nhiệm và mái ấm Công đoàn với những con người thân thương, gần gũi…

Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng: Nơi lan tỏa những giá trị nhân văn

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng: Nơi lan tỏa những giá trị nhân văn

Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng nhiều năm qua đã có các hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Ngoài thực hiện nhiệm vụ đối với đoàn viên, các hoạt động nhân văn khác cũng được lan tỏa trong cộng đồng.

Thợ cắt tóc, thợ may và giáo viên tư thục vào nghiệp đoàn

Phát triển đoàn viên -

Thợ cắt tóc, thợ may và giáo viên tư thục vào nghiệp đoàn

“Vận động lao động phi chính thức tham gia tổ chức Công đoàn nhằm mang lại quyền lợi cho người lao động, đóng góp vào hệ thống an sinh xã hội. Đồng thời, giúp tăng cường sức mạnh của tập thể người lao động, góp phần nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”, đó là nhận định của đồng chí Trần Thị Minh Nguyệt - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế.

Công đoàn Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân thắp sáng niềm đam mê nghề giáo trong tôi

Công đoàn -

Công đoàn Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân thắp sáng niềm đam mê nghề giáo trong tôi

Cầm trên tay quyết định luân chuyển công tác về dạy Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân (thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), tôi cảm thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, một cảm giác lo sợ bất an, muốn gục ngã. Thế nhưng Công đoàn trường đã cho tôi niềm tin để vững bước.

Công đoàn Công ty Greystone Data System Viet Nam - nơi gửi gắm tin yêu của lao động trẻ

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Công ty Greystone Data System Viet Nam - nơi gửi gắm tin yêu của lao động trẻ

Tôi là Nguyễn Thị Ngọc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Greystone Data System Viet Nam (TP. Hồ Chí Minh). Sau nhiều năm tháng làm việc ở công ty có 100% vốn nước ngoài này, tôi mới nghiệm ra: ngay cả những người xa lạ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống và mang đến nhiều điều đẹp đẽ, kì diệu cho ta. Đó là Mái nhà Công đoàn.

game doi thuong
: Tết Độc lập Cà phê cuối tuần

game doi thuong : Tết Độc lập

Ở nơi đây, từ nhiều tuần trước Tết Độc lập, bà con người Mông đã háo hức chuẩn bị cho việc xuống núi hòa chung niềm vui của đất nước.

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý Tôi công nhân

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm"

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước Infographic

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên! Video

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên

Hoạt động Công đoàn -

Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên

Thực hiện nhiệm vụ Bác Hồ giao, đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng các cán bộ của 2 Xứ ủy giải quyết hàng loạt những công việc cấp bách.

Người thầy độc thân mà không cô đơn nhờ "Mái ấm Công đoàn"

Hoạt động Công đoàn -

Người thầy độc thân mà không cô đơn nhờ "Mái ấm Công đoàn"

Thầy Nguyễn Minh Thành (SN 1965), đoàn viên Trường THCS Đồng Rùm, xã Tân Thành (Tân Châu, Tây Ninh) là tấm gương sáng trong sự nghiệp trồng người, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, được học sinh yêu mến.

Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"

Vòng tay Công đoàn -

Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"

Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.

Được Công đoàn tiếp sức, mẹ con thai phụ ngành ngân hàng vượt qua cơn đột quỵ

Hoạt động Công đoàn -

Được Công đoàn tiếp sức, mẹ con thai phụ ngành ngân hàng vượt qua cơn đột quỵ

Chị Phan Thị Lan (SN 1989), Công đoàn viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Mỹ (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là người nhiệt huyết với công việc, không may bị bệnh hiểm nghèo. Chính vòng tay Công đoàn đã giúp chị vượt qua tất cả, tìm lại được giá trị cuộc sống.

Khí thế hào hùng, tinh thần nhiệt huyết trên công trình đường dây 500kV mạch 3 sẽ tiếp tục lan tỏa

Hoạt động Công đoàn -

Khí thế hào hùng, tinh thần nhiệt huyết trên công trình đường dây 500kV mạch 3 sẽ tiếp tục lan tỏa

Phong trào thi đua liên kết trên công trình đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối đã khép lại, nhưng dư âm, khí thế hào hùng và nhiệt huyết từ phong trào thi đua này sẽ tiếp tục lan tỏa.

Công đoàn ngành Giáo dục An Giang tích cực chăm lo đời sống đoàn viên

Công đoàn -

Công đoàn ngành Giáo dục An Giang tích cực chăm lo đời sống đoàn viên

Theo Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục An Giang Nguyễn Chí Sơn, hoạt động công đoàn đã đạt được nhiều kết quả nổi bật ở năm học 2023 - 2024. Trong đó, công tác chăm lo đoàn viên, nhà giáo, người lao động (NG-NLĐ) được quan tâm kịp thời, chu đáo, nhất là những hoàn cảnh khó khăn từ nguồn tương trợ công đoàn ngành, tổng số tiền hơn 202,5 triệu đồng.

Kỳ 1: Số phận nghiệt ngã và những yêu thương đong đầy...

Hoạt động Công đoàn -

Kỳ 1: Số phận nghiệt ngã và những yêu thương đong đầy...

Tôi là Nguyễn Thị Kim Tường (sinh năm 1976), giáo viên môn Văn, Trường THPT Vinh Lộc (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế). Tôi xin kể lại biến cố cuộc đời đầy bi kịch của mình và nhờ vòng tay Công đoàn đã “tái sinh” tôi thêm lần nữa, cho tôi có cơ hội trở lại nghề giáo và vượt lên số phận nghiệt ngã để trở lại cuộc sống bình thường đầy mơ ước!

Công đoàn kêu gọi người lao động đảm bảo an toàn giao thông dịp 2/9

Công đoàn -

Công đoàn kêu gọi người lao động đảm bảo an toàn giao thông dịp 2/9

Tổ chức Công đoàn Việt Nam truyền đi thông điệp “Tính mạng con người là trên hết", kêu gọi đoàn viên, người lao động cần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông vào dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

“Hương vị tình thân” ở Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Hoa Hồng

Hoạt động Công đoàn -

“Hương vị tình thân” ở Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Hoa Hồng

Trong cái lạnh buốt của thời tiết mùa đông gió rét, mọi người vẫn còn chìm trong chăn ấm thì ở một hành lang tờ mờ sương sớm là hình ảnh chị Bùi Thị Thu, nhân viên lao công của Công đoàn viên Trường Mầm non Hoa Hồng (phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) đang khẩn trương lau dọn để kịp thời gian đón các bé đến lớp…

Không bỏ cuộc nhờ Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Không bỏ cuộc nhờ Công đoàn

Cô giáo Chu Thị Loan– Giáo viên dạy Mĩ thuật Trường Tiểu học Nhân Hoà (huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) là tấm gương tiêu biểu, phấn đấu không mệt mỏi, vươn lên trong công tác để có nhiều cống hiến trong nghề dạy học.