Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý
Môi trường - Sức khỏe - 23/03/2023 14:39 QUỐC THẮNG
Để có an ninh nước sạch, điều kiện tiên quyết, không gì khác là khung pháp lý toàn diện và chặt chẽ - thứ mà ở ta chưa có. Còn nhớ, năm 2019, vấn đề khung pháp lý cho nước sạch đã được đưa ra tại Quốc hội, nhiều đại biểu từng đề xuất đây phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Và nhất là, vấn đề kiện toàn, thể chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước lại dấy lên sau sự cố nhiễm dầu thải của Công ty Nước sạch sông Đà. Nhưng cho đến nay, nội dung này vẫn đang còn bỏ ngỏ: Chúng ta hiện chỉ có vỏn vẹn trong tay 2 Nghị định: 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch và 43/2022/NĐ-CP về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch.
Cho nên, thật hiển nhiên khi một công ty cung cấp nước có sự cố ô nhiễm ảnh hưởng tiêu cực tới hàng triệu người dân lại phủ nhận trách nhiệm và từ chối xin lỗi. Hay một doanh nghiệp phải “đáo tụng đình” ròng rã cả chục năm không có hồi kết vì hợp đồng bán nước sạch dưới giá vốn với một bên liên quan khiến cổ đông và nhà nước chịu thiệt. Hay những câu chuyện nhan nhản như: người dân “khát” nước sạch ngay giữa đất liền vì nhà máy nước “cửa đóng then cài” sau khi thi công gần xong, huyện về đích nông thôn mới nhưng hơn 95% người dân vẫn "khát" nước sạch, … Gõ vào Google từ khóa “nhà máy nước sạch”, trong vài giây, bạn sẽ có một loạt danh sách các bài báo về hàng chục nhà máy nước sạch có vốn đầu tư hàng chục, trăm tỷ đồng bỏ hoang.
Hai lát cắt sau đây sẽ nói rõ vấn đề pháp lý và theo đó là những điểm yếu về thị trường nước sạch ở nước ta.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2019, tỷ lệ hộ tiếp cận nước máy chỉ chiếm khoảng 52%; tại thành thị 84,2%, trong khi tại nông thôn chỉ đạt 34,8%! Trong tổng số 110 doanh nghiệp nước sạch, chỉ còn trên dưới 10 doanh nghiệp chưa thoái vốn. Tôi đã nghĩ đến nghịch lý này khi viết một bài về ngành Thuốc lá trên mục Cà phê Tối này: Một công ty thuốc lá vẫn là doanh nghiệp nhà nước, trong lúc, các nhà máy cấp nước lại được cổ phần hóa. Vì sao? Có phải do đây là mặt hàng hấp dẫn, ai cũng phải mua và nhu cầu tăng theo thời gian?
Hai lát cắt trên buộc chúng ta phải trả lời hai câu hỏi: Nước sạch có phải là hàng hóa công hay cung cấp nước sạch có phải là dịch vụ công? Bản chất của ngành cấp nước sạch là gì?
Hàng hóa công là khi người tiêu dùng này không loại trừ việc tiêu dùng của người khác và hàng hóa không bị tiêu hao sau khi được tiêu dùng. Nếu xét theo tính chất, không như pháp luật, an ninh, quốc phòng, hành chính, điện chiếu sáng, … nước sạch khó để trở thành hàng hóa công đúng nghĩa: Ở nhiều nơi, người này dùng nước sạch sẽ không còn phần cho người khác và nước sẽ bị tiêu hao sau khi dùng. Nhưng, Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết tháng 7/2010 tuyên bố nước sạch là quyền của con người. Vì vậy, nước sạch (dùng để ăn uống, tắm rửa, vệ sinh) lại hoàn toàn là hàng hóa công. Đó là “thế khó” của thị trường nước sạch.
Và vì vậy, với tình trạng tư nhân hóa việc cung cấp nước sạch như hiện nay, luật hóa quyền lợi và trách nhiệm của ba chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp và người dân là điều cấp bách. Nếu không, tính liên tục cung cấp hàng hóa, quyền tiếp cận bình đẳng của người dân và giá cả phải chăng đối với mặt hàng này sẽ không được bảo đảm.
Ai cũng biết rằng, xã hội hóa dịch vụ công, hợp tác công - tư PPP (public - private partnership) là giải pháp có nhiều ưu điểm rõ rệt trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng, tiến trình xã hội hóa dịch vụ một mặt hàng đặc biệt như nước sạch cần phải gắn liền với một khung pháp lý tương ứng, phân định rõ ràng vai trò của các chủ thể. Người dân có thể không toan tính về việc đóng một khoản chi phí vật tư khi yêu cầu lắp đặt sau khi điểm đấu nối đã được xác định nhưng bản thân họ không phải là chủ thể bảo đảm quyền tiếp cận cho mình. Hợp tác công - tư trong lĩnh vực hàng hóa công có tính chất đặc biệt như nước sạch có thể phân chia khâu cấp nước cho tư nhân chịu sự quản lý chất lượng của Nhà nước và khâu phân phối, bán lẻ do Nhà nước độc quyền.
Đó là chưa nói đến tình trạng hiện nay, thị trường nước sạch đang được quản lý bởi 6 cơ quan: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Tài chính, Y tế và địa phương. Vai trò của mỗi cơ quan cần được phân định một cách rõ rệt dựa trên bốn quá trình: bảo vệ nguồn nước - sản xuất - phân phối - tiêu thụ. Chúng ta vẫn không thấy cơ quan nào lý giải một cách cặn kẽ việc người dân không có hộ khẩu phải mua nước với giá cao hơn khung giá nhà nước hay là như trường hợp khác, mặc nhiên hiểu, muốn có nước thì phải đóng tiền cơ sở vật chất. Hay là tình trạng một nguồn nước khai thác chảy qua địa phận của nhiều tỉnh khác nhau thì phải làm sao để thống nhất trong quản lý khai thác tài nguyên nước, trong lúc việc quản lý nước do các địa phương tự điều chỉnh.
Một mặt hàng nào đó, ngày mai, bạn có thể thay đổi nơi mua hàng vì hôm nay thái độ phục vụ hoặc giá cả không làm bạn hài lòng. Nhưng với nước sạch thì không. Tính “độc quyền tự nhiên” (natural monopoly) của dịch vụ cung cấp nước sạch được nhiều nghiên cứu và chính sách đề cập. Phạt đơn vị cung cấp dịch vụ khi họ vi phạm (an toàn nước, môi trường, từ chối cung cấp dịch vụ, …) chỉ là giải pháp đầu tiên và tình thế. Mà kể cả giải pháp tình thế đó cũng chỉ được thực hiện khi mọi thứ phải được luật hóa.
Hơn lúc nào hết, Luật Quản lý cấp nước sạch mà Chính phủ đã yêu cầu và Bộ Xây dựng triển khai cần phải được hoàn thành sớm nhất có thể. Đó chính là cơ sở pháp lý để thực thi một loạt biện pháp giảm thiểu nguy cơ lỡ hẹn đối với mục tiêu năm 2025 là 95% đến 100% người dân thành thị và 93% đến 95% người dân nông thôn có nước sạch để dùng. Đó cũng là cơ sở để giải quyết tình trạng những nhà máy bỏ hoang hoặc có nước nhưng không bán được, có tiền nhưng không mua được.
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Rút bảo hiểm xã hội một lần - đóng chặt, mở toang hay he hé?
Trong khi các cơ quan quản lý đang lo ngại và tìm cách hạn chế người lao động nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội ... |
“Việt Á Giáo dục”
Vào ngày 26/5/2022, trong một bài viết đăng trên game doi thuong có tựa đề “Liệu có những vụ ... |
Cứu hay không cứu doanh nghiệp bất động sản?
Ngân hàng nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, một động thái thiết thực ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Để lại gì cho đời
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.