Nỗi lo "muôn thuở" của công nhân khi con vào năm học mới
Người lao động - 07/09/2022 19:15 MINH ANH
Để giảm bớt nỗi lo về chi phí sinh hoạt hằng tháng, nhiều công nhân đã lựa chọn thuê nhà giá rẻ, xa trung tâm. Ảnh: MINH ANH |
Không dám tăng ca
Gia đình chị Mai (SN 1991, quê Thanh Hóa) có nhiều năm ở trọ trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội. Năm học mới, cháu lớn học lớp 3, cháu nhỏ học mẫu giáo, dù trường cách nhà trọ hơn 1 cây số nhưng việc đưa đón các con đi học khiến vợ chồng chị phải loay hoay tính toán.
Chị Mai cho biết, do không có người hỗ trợ nên vợ chồng chị tự xoay xở, sắp xếp công việc để thay phiên nhau đưa đón con. "Nếu thuê người đón hoặc trông nom các cháu sau giờ học thì rất tốn kém, lương vợ chồng tôi không đủ trả", nữ công nhân chia sẻ.
Công việc của chị Mai thường bắt đầu từ 8 giờ và kết thúc vào 18 giờ hằng ngày, mức lương hơn 6 triệu đồng/ tháng. Chồng chị là lao động tự do, công việc không ổn định. Mỗi tháng, thu nhập hai vợ chồng trên chục triệu đồng, số tiền này được chia thành nhiều khoản: Tiền nhà trọ, điện, nước, ăn uống và đóng học cho con... Phải tằn tiện lắm mới đủ trang trải chi tiêu cho cả gia đình ở Hà Nội.
Tuy vậy, chị Mai cũng không dám tăng ca bởi còn phải dành thời gian chăm sóc cho các con.
Cùng chung hoàn cảnh với chị Mai, chị Quỳnh (SN 1989) – hiện đang làm việc tại một công ty lắp ráp linh kiện điện tử ở Bắc Ninh cũng đang phải vật lộn, xoay xở khi đứa con trai lớn vào lớp 2 và đứa nhỏ mới 11 tháng tuổi.
Chị Quỳnh may mắn có mẹ xuống hỗ trợ nhưng vẫn phải xin đi làm giờ hành chính để có nhiều thời gian chăm sóc, dạy con học bài.
"Năm học mới đến, cả hai vợ chồng đều bận tăng ca thì khó có điều kiện dạy cháu. Tôi phải gác lại cơ hội tăng thu nhập để lo việc kèm cặp con hằng ngày, vì những năm học đầu cấp rất quan trọng", chị Quỳnh chia sẻ và nói thêm, cuộc sống hiện tại chỉ gọi là tạm đủ, không thể dư dả.
Nỗi lo các khoản đóng góp khi con vào năm học mới
Thu nhập hạn chế cũng khiến nhiều phụ huynh lao đao khi con vào năm học mới. Anh N., quê Hải Phòng hiện đang làm công nhân cơ khí tại quận Long Biên (Hà Nội) chia sẻ, cứ tới năm học mới là vợ chồng anh lại “đau đầu”. Anh nhẩm tính, đầu năm học, chi phí các khoản cho hai con đang học cấp 1 đã tốn gần chục triệu đồng. Vợ anh buôn bán tự do với mức thu nhập không ổn định. Do đó, ngoài giờ làm việc, anh phải bươn chải đủ thứ nghề để lo cho cuộc sống gia đình, hai con ăn học.
"Chưa tính các khoản tiền đóng học đầu năm, chỉ sắm sửa đồ dùng học tập, quần áo đồng phục cho con cái đã ngốn gần một tháng lương công nhân. Chưa tính đến các khoản thu khác theo thông báo của nhà trường và ban phụ huynh", anh N. nói.
Chị Mai thì chia sẻ: "Giờ ăn và nghỉ trưa tại công ty chỉ được 1 tiếng, không đủ thời gian để về đón con. Vì vậy, gia đình cũng phải đăng ký cho con ăn bán trú tại trường. Tiền học chính, tiền học thêm, tiền ăn trưa và trông bán trú, tiền gửi trông con muộn hằng tháng cũng là những khoản chi phí lớn đối với gia đình. Vì vậy, gia đình phải căn ke thật kỹ từng tháng mới đủ để lo cho hai con ăn học”.
Mức thu nhập không cao, thiếu ổn định, lại phải ở trọ, thiếu người hỗ trợ chăm sóc con cái là tình trạng chung hiện nay của nhiều gia đình công nhân tại các khu công nghiệp. Do vậy, mỗi dịp năm học mới, họ lại đối mặt với bài toán chi tiêu, bố trí công việc sao cho thật hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học của các con.
Để giảm bớt nỗi lo và gánh nặng cho phụ huynh trước thềm năm học mới, mới đây, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu các trường không được bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, thay vào đó, các em chỉ cần ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, khuyến khích tiết kiệm. Ông Cương cũng chỉ đạo, đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp với lứa tuổi học sinh. Nhà trường có thể cung cấp mẫu, kiểu dáng, màu sắc để cha mẹ chủ động mua sắm. Bộ GD&ĐT cũng có Công văn số 4185/BGDĐT-VP đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố triển khai một số hoạt động đầu năm học, trong đó có việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng các quy định về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu, chi đầu năm học mới. Điều này góp phần làm giảm áp lực tài chính cho các bậc phụ huynh, trong đó có nhiều công nhân lao động. |
Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội nói gì về vụ tranh chấp lao động tại Công ty Megacon? Chiều 5/9/2022, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Hà Nội có buổi làm việc với phóng viên Tạp ... |
Hạnh phúc đơm hoa kết trái từ vòng tay công đoàn Hai con người từ xa lạ, được kết nối nhau qua những hoạt động công đoàn; để rồi một tình yêu đôi lứa gắn kết, ... |
Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 8 ngày Góp ý kiến vào Văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) về việc đề xuất ngày nghỉ tết Âm ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
- Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
- Công đoàn Phú Thọ khẩn trương nắm bắt tình hình vụ sập cầu Phong Châu
- Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
- Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
- Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu sập: 1 xe khách và 1 xe tải rơi xuống sông