Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012
Nghiên cứu - 30/11/2022 05:07 PGS. TS. PHẠM VĂN HÀ - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn
Những hạn chế, bất cập
Tại Chương I: Những quy định chung
Địa vị pháp lý của công đoàn theo thể chế chính trị của xã hội Việt Nam đã được xác định, quy định tại Điều 10 Hiến pháp 2013. Từ Điều 10 này có thể thấy rõ 3 chức năng của tổ chức Công đoàn: Một là, đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; hai là tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; ba là, tuyên truyền vận động người lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, tại Điều 1 Luật Công đoàn 2012 quy định: “Công đoàn cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động”. Với quy định như vậy sẽ không rõ chủ thể chịu trách nhiệm, đồng thời làm cho trách nhiệm của tổ chức Công đoàn thiếu tập trung, không phù hợp với những vấn đề phức tạp của nền kinh tế thị trường. Mối tương quan giữa lợi nhuận của doanh nghiệp và tiền công của người lao động là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Người chủ doanh nghiệp nhận được lợi nhuận nhiều bao nhiêu thì người lao động nhận được tiền công ít đi bấy nhiêu và ngược lại. Bởi lẽ tiền công là một trong những khoản chi phí của doanh nghiệp. Cũng chính từ vấn đề này mà mâu thuẫn giữa tư bản và lao động phát sinh, tồn tại đến nay.
Đoàn khảo sát, đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao đổi với Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội về tình hình thực hiện Luật Công đoàn năm 2012, tháng 9/2022. Ảnh: Mai Quý. |
Trong nền kinh tế thị trường, việc đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động thể hiện chức năng xã hội của công đoàn, nó phải trở thành mục tiêu tồn tại của công đoàn, nội dung hoạt động công đoàn trong mọi phạm vi: kinh tế, văn hóa, đời sống - xã hội. Mức độ thực hiện hiệu quả chức năng này phải trở thành thước đo và tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng hoạt động công đoàn. Tất nhiên, không chỉ có công đoàn, mà còn có cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện việc bảo vệ lợi ích của công dân trong xã hội chúng ta theo nghĩa rộng nhất của khái niệm bảo vệ này. Nhưng vai trò của công đoàn trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động có ý nghĩa quyết định.
Vì vậy, cần quy định: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân được thành lập trên cơ sở tự nguyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chương này quy định mang tính nguyên tắc xác định mối quan hệ hợp tác, phối hợp hoạt động giữa công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần quy định rõ thêm trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn.
Về lý luận, quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước vừa có vai trò là người lập pháp, người trung gian hòa giải, đồng thời Nhà nước cũng là một chủ thể trong mối quan hệ lao động. Nhà nước tham gia trong mối quan hệ ba bên (là thành viên trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Uỷ ban Quan hệ lao động…), cùng với Công đoàn và tổ chức của người sử dụng lao động nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Hơn nữa, Nhà nước cũng là người sử dụng lao động lớn nhất (người sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đội ngũ người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước).
Cán bộ Liên đoàn Lao động huyện Lâm Thao (Phú Thọ) khảo sát, nắm bắt tình hình đời sống, việc làm của đoàn viên, người lao động Công ty Cổ phần Khánh An. Ảnh: Thanh Hòa. |
Về thực tiễn, kết quả hoạt động của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, Uỷ ban Quan hệ lao động và các cuộc đối thoại hằng năm giữa Thủ tướng Chính phủ với người lao động là những cơ sở để xem xét, quy định rõ thêm trách nhiệm của Nhà nước đối với tổ chức Công đoàn cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, cũng cần xác định rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực tuyên truyền, phổ biến pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật công đoàn; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong hợp tác, tạo điều kiện hoạt động của công đoàn cơ sở, của cán bộ công đoàn và nhất là phải có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn theo quy định.
Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, đặc biệt là công đoàn cơ sở
Như đã nêu trên, vấn đề làm rõ chủ thể có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; vấn đề quyền, trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với công đoàn trong quy định pháp luật có vai trò hết sức quan trọng để công đoàn có cơ sở pháp lý rõ ràng nhằm làm tốt hơn nữa chức năng “bảo vệ” của mình trong nền kinh tế thị trường.
Mặt khác, Bộ luật Lao động năm 2019 cũng đã có quy định mới so với Bộ luật Lao động năm 2012. Đó là vấn đề tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Theo đó, tại một đơn vị sử dụng lao động, ngoài công đoàn cơ sở (trực thuộc Công đoàn Việt Nam) ra, có thể sẽ có tổ chức của người lao động được thành lập. Việc có thêm một tổ chức của người lao động này là nhằm tạo điều kiện để người lao động có thêm sự lựa chọn tổ chức đại diện, bảo vệ quyền lợi của họ; đồng thời, cũng tạo ra sự cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trong bối cảnh đó, để làm tốt trách nhiệm của mình đối với người lao động, Công đoàn Việt Nam cần phải tích cực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, theo ý kiến của chúng tôi, trước hết cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Phải đổi mới nhận thức về chức năng đại diện, bảo vệ của công đoàn đối với quyền lợi người lao động trong nền kinh tế thị trường. Các hoạt động bảo vệ của công đoàn phải thông qua các hình thức tương tác theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động như: Thương lượng tập thể để soạn thảo và ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia tích cực trong việc xây dựng chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công.
Tư vấn cho người lao động Công ty TNHH Xây dựng Trường An (Khánh Hòa) về việc doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa trả tiền lương và không đóng bảo hiểm xã hội. Ảnh: LĐLĐ Khánh Hòa. |
Tập trung, phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức Công đoàn cơ sở ở những nơi chưa thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở để đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Công đoàn tích cực giới thiệu những đoàn viên ưu tú để xây dựng và phát triển Đảng trong từng doanh nghiệp, đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng đối với hoạt động công đoàn, góp phần thực hiện tốt vai trò bảo vệ của công đoàn đối với người lao động.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở để thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Khảo sát, đánh giá thực hiện Luật Công đoàn 2012 trong ngành Y tế Ngày 6/10, tại Hà Nội, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Trưởng đoàn công tác khảo sát, ... |
LĐLĐ tỉnh Nghệ An: Đánh giá 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012 Đồng chí Nguyễn Chí Công – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An cho biết, 10 năm qua, các cấp công ... |
Bình Định: Tổ chức tuyên truyền tư vấn pháp luật cho đoàn viên, NLĐ Ngày 9/11, Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn thuộc Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Định phối hợp với LĐLĐ huyện Phù ... |
Tin cùng chuyên mục
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 24/05/2024 18:18
Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.
Công đoàn - 22/05/2024 09:47
Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực
Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.
- Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
- Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
- Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa
- Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc