Nhớ lại những lần Bác Hồ kỷ niệm sinh nhật của mình trên đất nước Trung Hoa
game doi thuong - 11/12/2023 17:24 AN VINH
Đây cũng là một trong những ví dụ, những biểu hiện sinh động và tốt đẹp của tình hữu nghị đặc biệt Việt - Trung suốt hơn 7 thập kỷ qua, tính từ mốc 18/1/1950 - khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các tư liệu lịch sử cho thấy, liền trong 3 năm, từ 1960 đến 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều đến Trung Quốc vào đúng dịp kỷ niệm ngày sinh 19/5 của mình.
Ở bài viết này, tôi xin trân trọng kể lại với bạn đọc những câu chuyện về 2 trong số 3 lần Bác đón sinh nhật của mình trên đất Trung Quốc.
Ngày 17/5/1960, sau khi đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu thăm chính thức Việt Nam vừa rời Hà Nội được ba ngày, vào đúng thời điểm nhân dân Việt Nam chuẩn bị mừng thọ Hồ Chủ tịch 70 tuổi, Người đã lặng lẽ cùng Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam ra Sân bay Gia Lâm và bay sang Nam Ninh.
Khi máy bay hạ cánh xuống Sân bay Nam Ninh, đồng chí Vi Quốc Thanh, khi đó là Chủ tịch Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nguyên Trưởng đoàn Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp, đã chờ sẵn ở đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh bước xuống thang máy bay, ôm hôn thắm thiết đồng chí Vi Quốc Thanh. Người nói với Đại sứ Hà Vĩ: “Vi Quốc Thanh là người bạn cũ của tôi”.
Tối ngày 19/5/1960, tại nhà riêng, ông Vi Quốc Thanh đã tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ có tính chất gia đình, khiêm tốn và không hề ồn ào, chúc mừng ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Vi Quốc Thanh, người đã từng ở cạnh Hồ Chí Minh trên chiến khu Việt Bắc nhiều tháng ngày, hiểu rất rõ rằng Hồ Chủ tịch không thích mọi người “khua chiêng gióng trống” để chúc thọ mình.
Trên bàn tiệc nho nhỏ đó chỉ bày những quả đào thọ và mì mừng thọ (mì để sợi dài, không cắt ngắn). Vi Quốc Thanh cùng phu nhân và các con nâng cốc, nhiệt thành chúc Hồ Chủ tịch mạnh khoẻ, sống lâu. Dưới mái nhà ấm cúng của một người bạn cũ, Hồ Chủ tịch rất vui. Bình thường, Người không uống nhiều, rượu trắng thường không uống quá 3 ly nhỏ, thế mà hôm đó Người đã uống 5 ly đầy rượu Mao Đài.
Sau bữa tiệc, Hồ Chủ tịch xem các cháu thiếu niên nhi đồng tỉnh Quảng Tây biểu diễn văn nghệ. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Tây biết Hồ Chủ tịch rất yêu mến thiếu niên nhi đồng nên đã sắp xếp để Người xem các cháu biểu diễn và mỗi lần gặp các cháu Người vui vẻ lạ thường. Hôm nay lại là ngày sinh của Người, trông thấy các cháu bé hồn nhiên ngây thơ, Người càng vui. Mỗi lần các cháu diễn xong một tiết mục, Người lại vỗ tay khen “hay lắm!” Kết thúc buổi biểu diễn, Người bước lên sân khấu, thân thiết bắt tay các diễn viên nhỏ và chia kẹo cho các cháu.
Sáng sớm ngày 20/5, đồng chí Vi Quốc Thanh đến phòng nghỉ của Hồ Chủ tịch chuyển tới Người bức điện mừng thọ ký tên Chủ tịch Mao Trạch Đông, Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Chu Đức và Thủ tướng Chu Ân Lai. Bức điện gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là “người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ kính yêu nhất của nhân dân Việt Nam, chiến sĩ xuất sắc nhất của phong trào cộng sản quốc tế và là người bạn thân thiết nhất của nhân dân Trung Quốc”.
Bức điện còn viết: “Những cống hiến xuất sắc của Người đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam, đối với phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc tế và đối với hoà bình thế giới không những được nhân dân Việt Nam mà cả nhân dân Trung Quốc và các nước trên thế giới kính yêu”.
Cũng trong dịp này, món quà mừng thọ 70 tuổi của Bác mà ông Vi Quốc Thanh kính tặng là một chiếc gậy gỗ quý rất đẹp. Người đã rất vui thích khi nhận món quà đó.
Tháng 5/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại quyết định đi nghỉ ở Trung Quốc trong dịp ngày sinh 71 tuổi của Người. Trước ngày lên đường, Người gặp riêng đồng chí Hà Vỹ (Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam) để quy định 3 điều: một là, không được tổ chức sinh nhật Người dưới bất cứ hình thức nào; hai là, đi đâu cũng không được tổ chức nghi lễ đưa đón (trừ các cháu ra đón); ba là, những hoạt động trên đất Trung Quốc không phải giữ bí mật nhưng cũng không công khai. Đồng chí Đại sứ Hà Vỹ đã vui vẻ trả lời: “Chúng tôi xin làm đúng như lời dặn của Chủ tịch”.
Ngày 15/5/1961, Hồ Chủ tịch đáp chuyên cơ từ Hà Nội bay thẳng Quế Lâm. Thành phố Quế Lâm với phong cảnh tuyệt vời vốn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoạt động cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật. Ngồi trên máy bay, Người nói chuyện với Đại sứ Hà Vỹ về những ngày Người sống và làm việc ở Văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm. Người cảm động nhắc lại: “Thế mà đã hai mươi năm rồi! Quế Lâm ngày nay chắc đẹp hơn nhiều!”.
Ngay buổi chiều hôm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất vui vẻ hào hứng leo lên Điệp Thái Sơn nhìn bao quát thành phố. Sau đó, Người lên thuyền du ngoạn dòng Ly Giang. Trên thuyền, Người vịn lan can nhìn phong cảnh xa xa, có lúc Người trò chuyện thân mật với các thuỷ thủ, chụp ảnh lưu niệm. Đến động Quán Nham, Hồ Chủ tịch cùng mọi người rời thuyền lên bờ, vào động để ngắm phong cảnh kỳ thú. Trong động có những dòng nước ngầm nhỏ giọt, những người khác đi giầy da thật bất tiện, còn Hồ Chủ tịch thì đi dép cao su, nói theo cách nói của người Quảng Tây là “dép hải, lục, không”, cứ nước mà lội. Hồ Chủ tịch hóm hỉnh nói với những người cùng đi: “Xem ra đôi dép cao su của mình tiện thật!”. Mọi người đều cười vui vẻ.
Thuyền dừng lại Dương Sóc, Hồ Chủ tịch leo lên Lầu Vọng Giang với bước đi rất khoẻ khoắn. Người ngắm nhìn phong cảnh Dương Sóc. Sau đó, Người cầm bút lông viết những nét chữ Hán thật rắn rỏi: “Dương Sóc phong cảnh hảo”.
Cảnh sắc kỳ diệu hai bên bờ Ly Giang đã để lại trong ký ức Hồ Chủ tịch những ấn tượng tốt đẹp, tạo nguồn thi hứng cho Người. Trên thuyền, Người đã ghi lại bài thơ chữ Hán:
Quế Lâm phong cảnh giáp thiên hạ,
Như thi trung hoạ, hoạ trung thi.
Sơn trung tiều phu sướng,
Giang thượng khách thuyền quy, Kỳ!
Dịch thơ:
Quế Lâm phong cảnh tuyệt vời,
Thơ đan trong hoạ, hoạ cài trong thơ.
Tiều phu trên núi hát ca,
Dưới sông thuyền khách vào ra: Diệu kỳ!
(Bản dịch của Phan Văn Các)
Ngày hôm sau, tại khách sạn Dung Hồ, Người đã viết lại bài thơ này trên một tờ giấy quyến lớn (giấy chuyên dùng cho thư hoạ), ghi thêm dòng chữ “Hồ Chí Minh – Ngày 16 tháng 5 năm 1961” và tặng lại khách sạn Dung Hồ – Quế Lâm.
Bác Hồ lưu bút ở Quế Lâm - Ảnh: TL |
Ngày 17/5, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Quế Lâm đi Nam Kinh. Người đã đến viếng Lăng cụ Tôn Trung Sơn. Tại đây, Người đã nói với những người cùng đi: trong quá trình hoạt động cách mạng, cụ Tôn Trung Sơn đã đến Việt Nam mấy lần, nhân dân Việt Nam đều biết tên tuổi cụ Tôn Trung Sơn.
Rời Nam Kinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm thành phố Vô Tích. Phong cảnh tráng lệ bao la của Thái Hồ đã dấy lên cảm hứng của Người. Người lại cầm bút viết ngay bài thơ chữ Hán:
Tây hồ bất tỉ Thái hồ mỹ,
Thái hồ cánh tỉ Tây hồ khoan.
Ngư châu lai khứ triêu dương noãn,
Tang đạo mãn điền hoa mãn sơn.
Dịch thơ:
Tây hồ khôn sánh Thái hồ đẹp,
Thái hồ rộng vượt Tây hồ xa.
Thuyền cá đi về trong nắng sớm,
Ruộng đầy dâu, lúa, núi đầy hoa.
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)
Rời Vô Tích, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm tỉnh Hồ Nam, còn có tên gọi là “đất nước Phù Dung”. Người đã đến thăm quê hương Chủ tịch Mao Trạch Đông tại Thiều Sơn Xung thuộc huyện Tương Đàm tỉnh Hồ Nam. Tại ngôi nhà cũ của Mao Chủ tịch, xem kỹ từng hiện vật trưng bày ở đây, Người nói với các đồng chí cùng đi: “Gia đình đồng chí Mao Trạch Đông ở nông thôn, gia đình tôi cũng ở nông thôn. Trong thời kỳ thực dân Pháp xâm chiếm đất nước tôi, nông dân quê tôi còn nghèo hơn người nông dân ở đây dưới chế độ cũ!”
Ngày 18/5/1961, một ngày trước kỷ niệm lần thứ 71 ngày sinh của Hồ Chủ tịch, Người lại trở về Nam Ninh. Các bạn bè cũ ở Quảng Tây lại được nồng nhiệt đón Người. Lần này các đồng chí Quảng Tây thực hiện nghiêm túc ý kiến của Hồ Chủ tịch, không tổ chức tiệc chúc thọ Người, chỉ tổ chức một cuộc liên hoan văn nghệ nhỏ vào tối ngày 19 tại nơi ở của Người, nhà số 1 khách sạn Tây Viên.
Cũng như những lần trước, Người mời các cán bộ, nhân viên phục vụ ngồi quây quần cùng xem biểu diễn văn nghệ. Trong dịp này, một diễn viên tấu nói nổi tiếng là Mã Quý đang biểu diễn tại Nam Ninh và đã được mời đến biểu diễn chúc thọ Người. Mã Quý đã sáng tác riêng một bài tấu nói có nội dung chúc thọ Hồ Chủ tịch và anh đã biểu diễn rất xuất sắc, được mọi người cười vui vẻ và vỗ tay nồng nhiệt. Mỗi khi nghe đoạn nào hay, Hồ Chủ tịch cũng cười vang rất vui vẻ.
Đêm hôm đó có tiết mục đồng ca “Ca ngợi Hồ Chí Minh”. Biểu diễn xong bài hát, màn đã từ từ khép lại. Lúc này Hồ Chí Minh từ ghế của mình đứng lên, yêu cầu kéo mở màn. Người quay lại phía quần chúng, giơ cao hai tay và nói: “Tất cả mọi chúng ta cùng hát bài Đông Phương Hồng, đồng ý không?”. Mọi người nhiệt liệt vỗ tay tỏ ý tán thành. Thế là Hồ Chủ tịch tự tay bắt nhịp chỉ huy, tiếng hát “Đông phương hồng” sôi nổi vang lên trong hội trường.
Vĩ thanh
Sáng 28/6/2023, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp các nhân sĩ hữu nghị Trung Quốc.
Điều đặc biệt thú vị là trong số các nhân sĩ Trung Quốc có mặt tại buổi gặp mặt đó, có ông Vi Tiêu Nghị là con trai tướng Vi Quốc Thanh, Trưởng đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam, để giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, cũng là người mà Bác Hồ đã tiếp đón trong lần Bác kỉ niệm sinh nhật lần thứ 70 của mình trên đất Trung Hoa mà tôi đã nhắc tới ở phần đầu bài viết này.
Kể chuyện với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Vi Tiêu Nghị cho biết, bố ông - Thiếu tướng Vi Quốc Thanh đã khắc phục mọi khó khăn, vận dụng kinh nghiệm tích lũy để giúp đỡ Việt Nam dũng cảm đấu tranh với kẻ địch mạnh, cùng quân đội Việt Nam trải qua các chiến dịch lớn, trong đó có chiến dịch Điện Biên Phủ…
Chúc cho tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc đời đời bền vững, ông Nghị cũng khẳng định, chúng ta cần ghi nhớ công lao to lớn của các bậc tiền bối gây dựng, vun đắp tình hữu nghị hai nước.
Lời tâm sự đó hôm nay, lời khẳng định của con trai vị Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam từ khi đất nước và nhân dân Việt Nam vẫn còn trong lửa đạn kháng chiến, cũng chính là những lời tôi muốn viết khi kết thúc bài viết này.
Đã hơn 7 thập kỷ trôi qua, đã trải qua 3-4 thế hệ từ thủa kháng chiến gian lao chống Pháp năm xưa cho tới ngày nay dựng xây đất nước, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội trong hoà bình, nhưng những người con của 2 nước Việt -Trung, từ các vị lãnh tụ cho đến những người dân thường, từ cha ông ngày trước cho đến con cháu họ bây giờ, vẫn cùng nắm tay nhau, vai kề vai, cùng hát khúc “Đông phương hồng”, hát khúc “Kết đoàn”. Bài hát đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của nhân dân Việt Nam, người bạn lớn thuỷ chung son sắt, trọn vẹn nghĩa tình của nhân dân Trung Quốc từng bắt nhịp, cho cả người Việt, người Hoa trong bản đại hợp xướng của tình hữu nghị giữa hai quốc gia anh em “núi liền núi, sông liền sông”, của đồng bào 2 dân tộc Việt - Hoa mỗi ngày đều chung nghe một tiếng gà gáy báo bình minh tươi đẹp đang về trên Tổ quốc mình…
AN VINH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Để lại gì cho đời
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.
game doi thuong - 25/08/2024 11:38
Để không còn chuyện “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư, trong đó giáo viên trường công được dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh các thầy cô dạy trên lớp. Điều này chính danh hóa việc dạy thêm của thầy cô dựa trên nhu cầu của học trò và phụ huynh song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần cân nhắc.
game doi thuong - 20/08/2024 17:17
Sai sót kỳ thi lớp 10 ở Thái Bình: "Ráp" lại lòng tin bị “lệch phách”
Gần 3000 bài thi vào lớp 10 ở Thái Bình đã bị ghép sai phách, "lệch phách". Hàng ngàn thí sinh đã bị ảnh hưởng tới kết quả thi. Hàng trăm cháu đang đỗ thành trượt. Và hàng trăm cháu ngược lại.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
- Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
- Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa
- Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc