Nhiễm cúm khi giao mùa và cách phòng tránh tốt nhất
Đời sống - 23/10/2019 22:20 Hoàng Hà (T/H)
Người bị cúm cần được nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cần vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên. Ảnh: Minh họa |
Bệnh cúm là như thế nào?
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh ở mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Người lớn trên 65 tuổi. Người bệnh ở viện dưỡng lão. Phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần sau sinh.
Biểu hiện khi mắc bệnh cúm
Ban đầu, cúm có vẻ giống cảm thường với biểu hiện như: sổ mũi, hắt hơi và đau họng, cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi cúm có xu hướng xuất hiện đột ngột. Người dân hay gọi là bệnh cảm cúm, tuy nhiên 2 căn bệnh này khác nhau nhưng do dễ bị nhầm lẫn do các triệu chứng khá giống nhau, thường thì người bệnh tự điều trị theo kinh nghiệm truyền miệng mà ít khi đi đến bệnh viện. Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm: Sốt trên 38 độ C,đau cơ bắp, ớn lạnh, đau đầu, ho khan, mệt mỏi, nghẹt mũi, viêm họng…
Bệnh cúm có nhiều thể lâm sàng, thể thường gặp là: sau thời gian ủ bệnh ngắn, khoảng một ngày, bệnh khởi phát rất đột ngột: sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39-40C ngay ngày đầu, kéo dài 3-5 ngày kèm theo là mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đầu đau như búa bổ, đau các cơ xương khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, mắt chói, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng, buồn nôn, táo bón.
Cách phòng tránh tốt nhất để không măc bệnh cúm
Bệnh cúm là do Virut lan truyền từ người này sang người khác do ho hay hắt hơi (chảy mũi). Đôi khi người ta mắc bệnh do tay bị vấy hay dính chất tiết có virut sau đó đưa tay lên miệng, mũi. Khi một người bị nhiễm virut cúm thì khoảng 7 ngày sau sẽ có triệu chứng. Một ngày trước khi có biểu hiện bệnh thì người bị nhiễm đã phát tán virut ra chung quanh cho đến 7 ngày sau đó. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thời gian phát tán virut lâu hơn. Cúm là bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Virut có thể tồn tại từ 2-8 giờ sau khi bám vào các bề mặt.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh này, việc điều trị chủ yếu dựa vào hạ sốt, nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng. Chính vì thế việc phòng bệnh là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Tránh xa những nơi đông người khi có dịch. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh bị cúm.
Cách điều trị bệnh cúm
Nếu chẳng may mắc cúm bạn cũng nên ở nhà để tránh lây nhiễm cho người khác; Thường xuyên rửa sạch tay vì tay bạn có thể vô tình bị nhiễm mầm bệnh khi đi xe buýt và nắm vào tay vịn hoặc ra siêu thị mua hàng và chạm tay vào những đồ vật có dấu tích của người bệnh.
Vệ sinh nhà cửa, tránh tiếp xúc trực tiếp khi có người thân nhiễm cúm. Virut không thích không khí thoáng đãng. Chúng chỉ có thể sống 2-3 giờ bên ngoài cơ thể con người. Tất cả đồ vật xung quanh bạn đều có thể là nơi trú ngụ của virut, vi trùng. Vũ khí hiệu nghiệm nhất trong cuộc chiến với kẻ thù này là nước, xà phòng và mọi chất tẩy rửa dựa trên nền tảng cồn.
Thông thường, người bệnh mắc cúm chỉ cần nghỉ ngơi và uống nhiều nước để điều trị cúm. Nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc chống vi-rút, chẳng hạn như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza). Các thuốc này giúp làm giảm triệu chứng của cúm nhanh hơn và giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Uống nhiều chất lỏng như nước trái cây và súp ấm để tránh mất nước do sốt. Nghỉ ngơi. Ngủ nhiều hơn để giúp hệ thống miễn dịch của người bệnh chống lại nhiễm virus. Cân nhắc dùng thuốc giảm đau. Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm lại các cơn đau do cúm gây ra.
Có thể phòng tránh cảm cúm, tăng sức đề kháng cho cơ thể khi thời tiết chuyển mùa bằng những thực phẩm đơn giản trong ... |
Ông Nguyễn Lương Trai, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, ngày 31/7 và ... |
Hôi miệng không gây nguy hiểm tính mạng nhưng là bệnh lý nghiêm trọng, khiến người mắc thiếu tự tin. Để trị hiệu quả bệnh ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 21/10/2024 18:14
Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
Đời sống - 14/10/2024 20:59
Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát
Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.
Đời sống - 07/10/2024 16:30
Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%
Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Đời sống - 04/10/2024 16:31
Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản
Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.
- Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức
- Bảo đảm linh hoạt, hài hòa trong quản lý, sử dụng tài chính công đoàn
- Masan báo lãi 701 tỷ đồng trong quý III/2024, tăng trưởng 1.350% so với cùng kỳ
- Bác tài Xanh SM trải lòng về “3 tốt” khi lái xe điện
- Nữ cán bộ công đoàn hết mình vì sự nghiệp giáo dục của Trường Tiểu học Tam Hiệp