Người lao động nữ có những "đặc quyền" gì?
Phóng sự điều tra - 28/06/2022 14:16 NGỌC TIẾN
Lịch sử Việt Nam chúng ta đã ghi nhận vai trò quan trọng của phụ nữ nói chung và NLĐ nữ Việt Nam nói riêng trong gia đình và công tác xã hội. Từ vai trò làm vợ; vai trò làm mẹ; vai trò làm người nội trợ; vai trò làm con (con dâu) cho tới vai trò tham gia sản xuất tạo thu nhập cho gia đình. Quyền bình đẳng nam và nữ giới đã được Đảng và Bác Hồ xác định trong Cương lĩnh của Đảng từ những năm 1930. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động (TLĐLĐ) Việt Nam đã và đang tích cực xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp tới lao động nữ, quyền của nữ giới, bình đẳng giới trong xã hội. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, tỷ lệ nữ giới trong độ tuổi lao động tham gia lao động tại Việt Nam chiếm tới 72.5%. Trong khi tỷ lệ này trên thế giới chỉ chiếm 47.7%.
Tỷ lệ lao động nữ giới trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động tại Việt Nam và Thế giới. Nguồn: ILO |
Vai trò, tiềm năng của lao động nữ trong tình hình mới hiện nay là đáng kể. Chính vì vậy, xuyên suốt từ đại hội I đến nay, Đảng ta đã luôn đánh giá cao sự đóng góp của phụ nữ và đề ra nhiệm vụ lãnh đạo, tạo điều kiện để phụ nữ phát huy khả năng to lớn, thực hiện nam nữ bình đẳng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh cùng cán bộ cơ quan Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ở Việt Bắc năm 1949. Nguồn: TL |
Để nâng cao vai trò, vị thế của nữ giới, TLĐLĐ Việt Nam đã thành lập Ban Cán sự Phụ nữ Lao động (nay là Ban Nữ công) từ tháng 2 năm 1949. Trải qua 73 năm phát triển, Ban Nữ công đã đóng góp công sức trong việc chăm lo, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho lao động nữ, tham gia xây dựng chế độ, chính sách góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, người lao động (NLĐ); đảm bảo triển khai tốt những Nghị quyết, chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cơ quan ban ngành dành cho lao động nữ.
Chị Lý Thị Hoa và chị Trần Thị Thu thuộc bộ phận chuyền may của Công ty TNHH MTV Seshin VN2 đang cùng nhau phân loại chi tiết của áo để may trong dây chuyền của mình. |
Dưới đây là những quyền lợi lao động nữ được hưởng theo quy định của Nhà nước. Thành quả sau những năm chúng ta theo đuổi tốt chính sách bình đẳng giới trong xã hội. Cũng như cách để tôn vinh những đóng góp lớn lao của người phụ nữ nhân ngày Gia đình Việt Nam.
Poster Ngày gia đình Việt Nam. Nguồn: Sưu tầm |
Quyền được khám chuyên khoa phụ sản 1 lần/năm (Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 1 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP);
Được nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh (Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019, khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP);
Quyền được nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP);
Không phải làm thêm, làm đêm, đi công tác xa khi mang thai hoặc nuôi con nhỏ (Điểm b, Khoản 1, Điều 137, Bộ luật Lao động 2019);
Quyền không bị xử lý kỷ luật khi mang thai và nuôi con nhỏ (Điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019);
Quyền được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới khi hợp đồng hết hạn trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ (Khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019);
Quyền được đảm bảo việc làm sau chế độ thai sản (Điều 140 Bộ luật Lao động 2019);
Được hưởng BHXH chế độ thai sản (Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014);
Được hưởng BHXH chế độ thai sản (Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014); Được phép xin làm công việc nhẹ hơn khi đang mang thai hoặc cho con bú (Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019);
Được phép nghỉ thai sản, hưởng chế độ thai sản (Điều 139 Bộ luật Lao động 2019);
Không bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do mang thai (Điều 137 Bộ luật Lao động 2019);
Quyền được lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ nếu doanh nghiệp sử dụng hơn 1000 lao động nữ (Khoản 5 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP);
Bình đẳng với lao động nam về lương, thưởng, thăng tiến (Khoản 1 Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).
Lao động xuất khẩu là nữ chỉ chiếm 1/3 nhưng góp 50% lượng tiền gửi về nước Theo báo cáo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), lao động nữ của Việt Nam dù chỉ chiếm 1/3 số lượng người làm ... |
Thực trạng sức khỏe và tiếp cận dịch vụ y tế của nữ lao động di cư Thập kỷ qua chứng kiến sự gia tăng số lượng phụ nữ tham gia lực lượng lao động. Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH Hà ... |
Các nhà máy may Ấn Độ: Nỗ lực bảo đảm sức khỏe cho lao động nữ Các sáng kiến bảo đảm sức khỏe, vệ sinh và trao quyền cho lao động nữ nói riêng, phụ nữ nói chung ở Ấn Độ ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 04/09/2024 17:07
Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”
Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.
Pháp luật lao động - 03/09/2024 16:24
Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.
Pháp luật lao động - 01/09/2024 07:31
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 08:42
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn
Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.
Phóng sự điều tra - 30/08/2024 07:26
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng
Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.
Pháp luật lao động - 29/08/2024 19:05
Bài 6: “Trách nhiệm về phía ngân hàng là không thể trốn tránh được”
Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
- Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
- Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
- Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động