Nam nữ công nhân sống thử: Nên hay không?
Đời sống - 12/06/2020 06:10 Minh Hoàng
Rất nhiều nam nữ thanh niên rời bỏ làng quê tìm về các thành phố lớn, các khu công nghiệp làm công nhân. Nhiều người lựa chọn bạn khác giới ở cùng để chia sẻ tình cảm, bảo đảm an ninh và kinh phí thuê nhà. Tuy nhiên, điều này để lại nhiều hệ lụy, nhất là cho bạn nữ. Ảnh có tính minh họa của giadinh.net.vn |
Nam nữ, đàn ông đàn bà là hai nửa âm dương của đất trời, họ tự động hút nhau. Quy luật muôn đời, thanh niên trai gái lớn lên tự khắc tìm nhau kết thành tổ ấm. Rồi sinh con đẻ cái, cho sự sống nối tiếp không ngừng.
Những năm qua, báo chí nói rất nhiều về việc sinh viên sống thử. Lớp sinh viên những năm đầu của “phong trào” sống thử ấy đã ra trường từ lâu. Họ tỏa đi bốn phương trời, lấy vợ lấy chồng, ổn định cuộc sống hay có sự cố gì, không ai đào xới lại.
Giờ đây, thanh niên nam nữ công nhân cũng sống thử. Cuộc sống nơi các nhà máy, xí nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đông đúc, “nhịp đời” diễn ra nhanh, hối hả. Thu nhập chưa cao, thiếu phương tiện giải trí, đời sống tinh thần đơn điệu; xa gia đình, khao khát bản năng về bạn khác giới; an ninh không đảm bảo, trộm cắp, trêu ghẹo còn diễn ra; nhà ở chật chội, giá nhà không hề thấp so với lương; trên các trang mạng xã hội công nhân nhan nhản các câu hỏi khắc khoải tìm nhà trọ, lời mời ở ghép... Quá nhiều lý do để nam nữ thanh niên công nhân có tình cảm với nhau, yêu mến nhau chọn giải pháp ở cùng, sống thử.
Một tút có tính thăm dò trên mạng xã hội về việc ở ghép khác giới được nhiều người chia sẻ. |
Tôi không dám lên án hay ủng hộ họ, những người đã trưởng thành, dám làm, dám chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Tôi chỉ thấy đây là hiện tượng mà sự chia sẻ, trao đổi có lẽ là điều nên làm.
Sau hàng nghìn năm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân”, rồi mấy chục năm dưới thời đại mới, nam nữ vẫn là hai nửa khá xa nhau. Các gia đình gia giáo, nề nếp; những dòng họ lớn; các gia đình nông thôn vẫn giữ nếp xưa. Gái là gái, trai là trai, “nếu chưa thi đỗ (chưa cưới) thì chưa động phòng”...
Quan niệm phổ biến của xã hội vẫn chưa tán thành nam nữ sống thử trước hôn nhân. Tôi tin hầu hết các ông bố, bà mẹ sẽ nhảy dựng lên nếu biết con mình đang sống thử với bạn trai hoặc bạn gái ở khu nhà trọ. Về mặt luật pháp, nam nữ chưa đăng ký kết hôn, sống chung như vợ chồng có thể bị xử phạt từ 1 đến 3 triệu đồng.
Việc ở ghép được giải thích xuất phát từ ba nguyên nhân chính: Có tình cảm với nhau, chia sẻ kinh phí thuê nhà và duy trì an ninh phòng trọ. Ảnh có tính minh họa của vietnamnet.vn |
Với những đôi thành “chính quả”, đến được hôn nhân, sự ở cùng, sống thử có lẽ sẽ hay. Họ hiểu nhau đến tận cùng, đã qua va chạm thực tế trần trụi cơm ăn áo mặc mỗi ngày; đã biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của nhau và chấp nhận nhau. “Chiếc áo” hôn nhân, khung khổ gia đình đã được họ hình dung và luyện tập. Kết hôn, ít có khả năng họ chia tay.
Nhưng tôi cũng nghĩ tỷ lệ các cặp đôi đi đến hôn nhân không cao. Tỷ lệ chia tay, rời bỏ nhau có lẽ lớn hơn nhiều. Nhẹ nhàng thì là bạn; nặng nề hơn thì tính toán chi phí, cái giá đã “đầu tư”. Đáng lo nhất là có thể coi nhau như kẻ thù bởi đã “ăn cắp” một đoạn đời nhau thời trong trẻo. Và, có vẻ trong phần lớn các mối quan hệ như trên, các cô gái sẽ là những người phải chịu thiệt thòi.
Hãy cân nhắc kỹ trước khi dọn đến ở cùng nhau, các bạn trẻ công nhân của tôi ơi! Ở cùng, sống thử có nên không? Cuối cùng, đó vẫn là quyết định của các bạn, những người trong cuộc.
Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 12/6, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 7,5 triệu người với hơn ... |
Một nhà 8 miệng ăn được nhà nước hỗ trợ 6 triệu và “đóng góp” lại thôn 400.000 đồng. Lý do được các cán bộ ... |
Gói hỗ trợ 62.000 tỷ của Chính phủ qua hai tháng triển khai cho thấy còn rất nhiều vướng mắc. Rõ ràng, giữa chính sách ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 21/10/2024 18:14
Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
Đời sống - 14/10/2024 20:59
Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát
Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.
Đời sống - 07/10/2024 16:30
Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%
Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Đời sống - 04/10/2024 16:31
Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản
Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.
- Bảo đảm linh hoạt, hài hòa trong quản lý, sử dụng tài chính công đoàn
- Masan báo lãi 701 tỷ đồng trong quý III/2024, tăng trưởng 1.350% so với cùng kỳ
- Bác tài Xanh SM trải lòng về “3 tốt” khi lái xe điện
- Nữ cán bộ công đoàn hết mình vì sự nghiệp giáo dục của Trường Tiểu học Tam Hiệp
- Suzuki Việt Nam trưng bày XL7 Hybrid và Jimny tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2024