Một số nhiệm vụ cần triển khai để tái sản xuất an toàn, nhanh và hiệu quả
Công đoàn - 14/10/2021 18:01 TS. Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao đổi với các thành viên trong đoàn và lãnh đạo Công ty Mtex (TP. Hồ Chí Minh) về thiết kế giãn cách, vách che để bảo đảm an toàn cho người lao động trong thời gian ăn ca. Ảnh: M.H |
Để tái sản xuất trong điều kiện hiện nay, cần nghiên cứu, xác định rõ từng nguy cơ, rủi ro đối với an toàn sản xuất, an toàn cháy nổ, môi trường, sức khỏe nghề nghiệp. Đồng thời phân loại, đánh giá mức độ nguy cơ, đưa ra biện pháp, cách thức quản trị các rủi ro để phòng ngừa tai nạn, sự cố sản xuất, cháy nổ, ô nhiễm môi trường,... Thông qua việc đưa ra quy trình chung cho việc tái sản xuất trong điều kiện kiểm soát dịch, quy trình tái sản xuất ở từng ngành, lĩnh vực và các tài liệu hướng dẫn, các khóa tập huấn cho đội ngũ quản lý, cán bộ công đoàn, cán bộ an toàn, cán bộ y tế và NLĐ để phục vụ doanh nghiệp và NLĐ, đoàn viên công đoàn. Tất cả vì mục tiêu bảo đảm an toàn.
Cần những giải pháp quyết liệt, thực tế, khoa học và linh hoạt
Kết luận tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 với 63 tỉnh, thành phố và kết nối với hơn 9.000 xã, phường, chiều ngày 5/9/2021, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tại các địa phương kiểm soát được dịch bệnh, sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất.
Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý chủ động nghiên cứu, chuẩn bị các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh và thực hiện Kế hoạch số 130/KH-TLĐ ngày 01/9/2021 về tổ chức phong trào thi đua CNVCLĐ nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19, được Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động ngày 6/9/2021.
Đến tháng 9/2021, tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đang có 90% số doanh nghiệp sản xuất phải dừng hoạt động. Tính chung trên cả nước, có hơn 50% số doanh nghiệp sản xuất đang phải ngừng hoặc giảm sản xuất.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua, dịch Covid-19 đã làm trên 70% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến hoạt động SXKD. Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, đa số doanh nghiệp khác đều giảm từ 50% đến 90% doanh thu so với thời điểm trước dịch bệnh.
Bên cạnh đó, do chưa thể (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ) trong một thời gian quá ngắn (1 ngày) theo yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh của UBND thành phố nên nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng hoạt động.
Để tránh những thiệt hại kép, vừa do dịch Covid-19 khi phải dừng sản xuất, vừa do xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ), sự cố kỹ thuật, cháy nổ… trong quá trình phục hồi sản xuất khi đã kiểm soát được dịch, cần thiết phải có những giải pháp quyết liệt, khoa học, thực tế và linh hoạt từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, nhà máy để có càng nhiều hoạt động sản xuất nhanh và an toàn.
Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19, trong đó có mục tiêu: “Tập trung khôi phục, phát triển hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động SXKD, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch Covid-19...
Đại đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ NLĐ, người sử dụng lao động, đào tạo lao động... cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.”
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 huyện Chơn Thành (Bình Phước) kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Công ty liên doanh Medevice 3S. |
Về lực lượng lao động và vấn đề an toàn, sức khỏe, môi trường
Tính đến ngày 15/9/2021, số lao động đang làm việc “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” là 1.279.700 người; số lao động ngừng việc, mất việc, tạm hoãn hợp đồng lao động là 2.224.354 người; trong đó, có hàng vạn đoàn viên công đoàn có sang chấn về tâm lý, cần tư vấn.
Trên cơ sở phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, đoàn viên công đoàn, người dân và căn cứ tình hình thực tế, việc triển khai trước mắt phải tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực, hiệu quả; kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các phương án bảo đảm sản xuất an toàn trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.
Đồng thời, nếu các doanh nghiệp tái khởi động lại hoạt động sản xuất sau khi dịch được kiểm soát, chắc chắn nhiều NLĐ có thâm niêm, có chuyên môn, quen việc, đã được huấn luyện ATVSLĐ, đã phối hợp nhuần nhuyễn với nhau trong tổ, dây chuyền sản xuất đã về quê hoặc nghỉ việc lâu ngày, cùng với máy móc, thiết bị, nhà xưởng bị dừng hoạt động nhiều ngày, cách thức tổ chức sản xuất có thay đổi, dẫn đến xuất hiện rất nhiều nguy cơ mất ATVSLĐ, cháy nổ và ô nhiễm môi trường.
Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho công nhân Công ty TNHH Bjsteel ở KCN Sông Công I (Thái Nguyên). |
Cần có quy trình, hướng dẫn, tổ chức SXKD nhanh và an toàn
Trong bối cảnh kiểm soát dịch Covid-19, các cấp, ngành cần tham gia giúp các địa phương ổn định cuộc sống, giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất và đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ. Cụ thể:
Đánh giá các tác động, các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ, cháy nổ, ô nhiễm môi trường tại nơi sản xuất trong giai đoạn dịch bệnh; phân loại, đánh giá mức độ nguy cơ, rủi ro khi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tái khởi động sản xuất và đề xuất biện pháp, cách thức quản trị các rủi ro để phòng ngừa hiệu quả tai nạn, sự cố sản xuất, cháy nổ, ô nhiễm môi trường, thông qua việc đưa ra quy trình chung cho việc tái sản xuất trong điều kiện kiểm soát dịch, quy trình tái sản xuất ở từng ngành, lĩnh vực;
Xây dựng các giải pháp, quy trình, hướng dẫn để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, nơi làm việc tái sản xuất an toàn cho NLĐ; hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chủ động phương án, điều kiện tổ chức SXKD an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, để các cơ sở này tái sản xuất nhanh và an toàn, góp phần duy trì, lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư về môi trường kinh doanh ở các địa phương và Việt Nam.
Hỗ trợ cho NLĐ tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho NLĐ. Đưa ra các quy trình, hướng dẫn tái sản xuất an toàn; tổ chức các khóa tập huấn cho đội ngũ quản lý, cán bộ công đoàn, cán bộ an toàn, cán bộ y tế và NLĐ để phục vụ doanh nghiệp và NLĐ, đoàn viên công đoàn; ban hành Sổ tay điện tử hướng dẫn tái sản xuất an toàn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Nhiệm vụ trước mắt cần xây dựng các giải pháp, quy trình, hướng dẫn để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, nơi làm việc tái sản xuất an toàn cho người lao động. Trong ảnh: Công nhân Nhà máy Nhôm Đô Thành (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”. |
Có thể nói, đợt dịch lần này đã tác động hầu hết đến lực lượng sản xuất của nước ta, đặc biệt tại các KCN, KCX, doanh nghiệp tập trung đông lao động đang bị tác động mạnh, trong khi đây là động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế đất nước.
Việc sớm có các nghiên cứu, đánh giá tác động đến điều kiện sản xuất an toàn khi kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 và xây dựng quy trình, tài liệu Hướng dẫn thực hiện các biện pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ, cháy nổ, môi trường đối với doanh nhiệp, NLĐ trong điều kiện tái hoạt động sau thời gian tạm ngừng sản xuất do đại dịch Covid-19 thuộc một số ngành nghề có nguy cơ cao là hành động cụ thể thực hiện Lời kêu gọi đoàn kết để chiến thắng đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các phong trào thi đua sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất an toàn tại các tỉnh phia Nam 19 tỉnh phía Nam là nơi tập trung 48% doanh nghiệp của cả nước, trong đó riêng TP. Hồ Chí Minh chiếm 65% số doanh ... |
Doanh nghiệp sản xuất trong tình hình mới phải đảm bảo 5 nguyên tắc Đây là một trong những nội dung được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phòng Thương mại và ... |
Ứng phó với dịch, đảm bảo an toàn sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn TKV đang quyết liệt triển khai các giải pháp để kiểm ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 05/09/2024 15:51
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, năm nay đơn vị sẽ tiếp tục thúc đẩy lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc. Sau thành công của các chương trình như cha mẹ, thầy cô thay đổi, chủ điểm của năm nay có thể sẽ là “hiệu trưởng thay đổi”.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 15:45
Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi
Dù đã ở tuổi gần về hưu nhưng cô Lâm Thị Bích Sương vẫn làm công việc Tổng phụ trách Đội Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) một cách tận tụy, yêu nghề…
Phát triển đoàn viên - 05/09/2024 09:51
Công đoàn Công Thương Việt Nam phấn đấu tăng 3.500 đoàn viên trong năm 2024
Công đoàn Công Thương Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2028, toàn ngành sẽ có 182.258 đoàn viên. Riêng trong năm 2024, đơn vị đặt chỉ tiêu phát triển 3.500 đoàn viên.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 08:59
Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non
Cô Trương Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là giáo viên tiêu biểu trong công tác giáo dục. Cô đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người".
Công đoàn - 04/09/2024 18:48
"Tham mưu giỏi, phục vụ tốt" góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Phong trào thi đua “Tham mưu giỏi, phục vụ tốt” do Công đoàn Viên chức Việt Nam phát động đã nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; từ đó góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động Công đoàn - 04/09/2024 10:46
Chủ tịch Công đoàn trường nhiệt huyết, tận tâm với nghề giáo
Cô Trương Thị Kim Tuyền - Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (Trảng Bàng, Tây Ninh) là giáo viên đầy nhiệt huyết và tâm huyết với nghề. Với những nỗ lực không ngừng, cô đã tạo nên những thay đổi tích cực và sâu rộng đến đời sống của người lao động tại trường.
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”