Mối nguy hại từ việc mua bán thuốc điều trị Covid-19 trôi nổi tại các khu công nghiệp
Người lao động - 18/12/2021 11:07 Xuân Hậu
Những ngày qua, dịch bệnh bùng phát trở lại tại các khu công nghiệp ở Đà Nẵng. |
Người bán tự kê đơn thuốc điều trị Covid-19
Những ngày qua, dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca mắc Covid-19 tăng cao tại các khu công nghiệp trên địa bàn TP Đà Nẵng đã khiến nhiều người lo lắng. Từ ngày 16/10 đến nay đã có 7 công ty tại các khu công nghiệp ghi nhận ca nhiễm Covid-19, trong đó có chuỗi lây nhiễm tại Công ty TNHH Matrix Việt Nam, ghi nhận gần 300 ca mắc, Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước ghi nhận gần 100 ca.
Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp. Nhiều đối tượng đã lợi dụng tình hình này để quảng cáo những loại thuốc điều trị Covid-19 tại nhà.
Chị N.T.L.H. (công nhân, thuê trọ tại Tổ 36, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) cho biết, bản thân chị cũng hoang mang không biết có nên mua và dự trữ thuốc điều trị Covid-19 đang được quảng cáo tràn lan hiện nay không.
“Mọi người nghe nói Đà Nẵng sắp tới sẽ điều trị F0 không triệu chứng tại nhà nên rủ nhau mua thuốc trị Covid-19 dự trữ vì sợ thời gian đến giá thuốc sẽ cao và khan hiếm. Một hộp thuốc nhập từ Nga về được rao bán khoảng hơn 300 nghìn đồng. Mọi người nói ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh nhiều người áp dụng đều có hiệu quả, chất lượng thế nào thì cũng chưa ai dùng nên chưa biết thế nào? Bản thân tôi rất lo lắng về dịch bệnh nhưng cũng không biết có nên mua hay không?”, chị H. cho biết.
Quảng cáo thuốc điều trị Covid-19 tràn lan trên mạng xã hội. |
Các quảng cáo thuốc điều trị Covid-19 cũng xuất hiện nhiều trên mạng xã hội, nguy hiểm hơn, những người này còn tự kê đơn thuốc điều trị cho F0 khi người mua có nhu cầu. Đó là các loại thuốc kháng đông Rivaroxaban và thuốc kháng viêm như: Examethasone, Prednisolone, Methylprednisolone,...
“Nhiều người tiếp cận và hướng dẫn tôi tận tình là cần mua loại thuốc nào để dự trữ và loại nào thì phù hợp với túi tiền của bản thân. Có nhiều loại thuốc nhập khẩu giá rất đắt, hơn 1 triệu đồng/1 hộp, nhưng cũng nhiều loại giá phù hợp với chúng tôi”, chị H. nói.
Vừa qua, Công an quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng cũng xử lý một vụ việc liên quan đến mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, người bán cho rằng có công dụng chữa Covid-19. Cụ thể, cơ quan chức năng đã mời bà N.T.T.N (49 tuổi, quê Khánh Hòa, tạm trú tại đường Âu Cơ, quận Liên Chiểu) lên làm việc để làm rõ về hành vi mua bán một loại thuốc không rõ nguồn gốc.
Bà N.T.T.N tại cơ quan điều tra. |
Theo đó, bà N. chỉ là một hộ kinh doanh thức ăn trên đường Âu Cơ (quận Liên Chiểu). Khi một người khách đến mua cháo, than phiền về tình hình sức khỏe đang cảm sốt, nghi ngờ mắc Covid-19 thì được bà N. giới thiệu một loại thuốc chữa được cả Covid-19 dành cho người lớn và trẻ em. Giá tiền cho 3 hộp là 900 nghìn đồng. Tang vật thu giữ là thuốc Arbidol màu đỏ 200mg, được quảng cáo là hàng xách tay từ Nga. Hiện loại thuốc này chưa được Bộ Y tế cấp phép sử dụng.
Tang vật công an thu giữ là thuốc Arbidol màu đỏ 200mg, chưa được Bộ Y tế cấp phép.. |
Theo bà N. số thuốc trên được người cháu gửi từ TP.HCM về Đà Nẵng để bà sử dụng. Bà N. cho rằng đây là thuốc tốt, có công dụng chữa được Covid-19 nên đã giới thiệu cho một số người mua và sử dụng.
Để minh chứng cho công dụng của thuốc, bà N. còn cho biết, người cháu của bà ở TP.HCM đang ở diện cách ly F1, nhờ uống loại thuốc này nên đã.... "khỏi bệnh"!? (F1 thì không cần điều trị bằng thuốc - PV). Ngoài ra, bà N. cũng tìm hiểu trên mạng xã hội và được biết loại thuốc này có công dụng chữa được Covid-19 nên giới thiệu cho người mua.
Phải có chỉ định của bác sĩ
Trao đổi với phóng viên Cuộc sống an toàn về vấn đề này, Bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng – Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết, tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh điều trị Covid-19 bừa bãi vì rất nguy hiểm mà cần phải có sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ.
“Khi kê đơn, bác sĩ sẽ trực tiếp theo dõi quá trình điều trị Covid-19 của bệnh nhân. Những tình huống phát sinh trong quá trình dùng thuốc, phản ứng thuốc cần phải có sự can thiệp kịp thời của các y, bác sĩ theo dõi, điều trị thì mới có hiệu quả. Thuốc là con dao hai lưỡi, ở đây là thuốc điều trị Covid-19, hiện chúng ta vẫn đang trong quá trình thí điểm điều trị tại nhà thì càng phải có sự theo dõi, giám sát của bác sĩ. Hiện nay, việc sử dụng thuốc điều trị Covid-19 phải tuân theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bộ Y tế có hướng dẫn sử dụng 3 loại thuốc gồm: Remdesivir, Favipiravir 200mg, Molnupiravir kèm theo các chỉ định về y tế cho điều trị F0 triệu chứng nhẹ tại nhà. Ngoài 3 loại thuốc này thì các loại thuốc khác vẫn chưa được cấp phép nên tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi”, Bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng cho biết.
Cũng theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, việc điều trị Covid-19 triệu chứng nhẹ tại nhà hiện nay được nhiều người quan tâm chứ không riêng gì khu vực đông công nhân. Tuy nhiên, đối với công nhân thuê trọ, việc được điều trị tại nơi ở phải đáp ứng được nhiều điều kiện như: không gian phòng trọ, nhà thuê có đảm bảo, trạm y tế địa phương phải có khảo sát đồng ý đủ điều kiện, việc theo dõi của bệnh nhân phải có sự phối hợp giữa chuyên môn và địa phương, khu vực xung quanh nhà bệnh nhân cũng cần được phun thuốc khử khuẩn,… và bệnh nhân đó có đáp ứng được việc tự điều trị, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ hay không?
“Việc các công nhân nên làm lúc này là tuyệt đối tuân thủ 5K, hạn chế tiếp xúc, tự nâng cao sức đề kháng cho bản thân và tránh nghe theo những chỉ dẫn không phải của chuyên gia về việc dự trữ hay điều trị bằng thuốc chữa Covid-19”, Bác sĩ Nguyễn Tiên Hồng đưa ra lời khuyên.
Vừa qua (16/12), tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP. Đà Nẵng, bà Ngô Thị Kim Yến – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng nhấn mạnh, cần tăng cường kiểm soát dịch tại các khu công nghiệp.
Nhiều nhà trọ công nhân đã xuống cấp, khó đáp ứng được những điều kiện để điều trị F0 tại nhà. |
“Trong mấy ngày qua đã áp dụng một số biện pháp khống chế nhưng cách làm chưa chặt chẽ, kiên quyết,... nên đã xuất hiện thêm các ổ dịch mới và làm lây lan ra cộng đồng. Tôi yêu cầu Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng phối hợp với địa phương, bám sát tình hình của từng doanh nghiệp, tổ chức triệt để công tác khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm, sàng lọc kỹ những trường hợp F0 và các F liên quan”, bà Yến nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng đề nghị Sở Y tế sơ kết việc thí điểm điều trị F0 tại nhà để có những hướng dẫn cụ thể và triển khai diện rộng. Song song với đó, Sở Y tế khẩn trương chuẩn bị gói thuốc dành cho việc điều trị F0 tại nhà, tổ chức hướng dẫn trên thông tin đại chúng các thông tin cần thiết về thuốc điều trị; đồng thời tổ chức cho các nhà thuốc được phép bán gói thuốc điều trị với mức giá phù hợp theo quy định. Loại thuốc kháng virus Molnupiravir khi đưa vào điều trị cho bệnh nhân phải được hướng dẫn cụ thể, cẩn trọng các điều kiện sử dụng điều trị bệnh.
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế việc mua, bán sử dụng các thuốc không được phép lưu hành trên thị trường là vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Dược và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng, chống dịch và nguy cơ thuốc giả, thuốc nhập lậu. Theo Công văn 1448 của Cục Quản lý Dược ngày 7/12/2021. |
“Anh hùng từ thiện" Phạm Nhật Vượng Vào ngày 9/12, trên Chuyên mục Cafe Tối này, tôi có một bài viết nói về một sự kiện vừa diễn ra bên nước Anh ... |
Tổng kết thi đua Khối các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngày 16/12/2021, Khối thi đua các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổng kết thi đua năm 2021. |
Phản bác một số luận điệu xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động không ngừng xuyên tạc bản chất, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
- Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
- Công đoàn Phú Thọ khẩn trương nắm bắt tình hình vụ sập cầu Phong Châu
- Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
- Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
- Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu sập: 1 xe khách và 1 xe tải rơi xuống sông