“Mái nhà chung” cho người lao động khu vực phi chính thức
Đời sống - 21/07/2024 12:02 Quốc Dũng (phóng viên TTXVN tại thành phố Đà Nẵng))
Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt bài 2 kỳ về lao động khu vực phi chính thức của tác giả Quốc Dũng.
Bài 1: Niềm vui của những người “dãi nắng, dầm mưa”
Đối với một số tài xế xe ôm công nghệ, việc “chạy Grab” chỉ là công việc tạm thời, làm thêm ngoài giờ. Nhưng cũng có không ít người coi đây là công việc chính, lâu dài, là nguồn thu nhập chăm sóc cả gia đình. Ngày đêm rong ruổi trên đường, không quản ngại nắng mưa, mang lại sự hài lòng cho khách hàng chính là nghề mà họ đã chọn, tuy nhiên nghề này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tai nạn, thu nhập bấp bênh. Vì vậy, ngay khi được Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng vận động thành lập, đã có hơn 180 tài xế Grab bike đăng ký tham gia Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab, coi đây là một mái nhà chung của những người làm nghề “dãi nắng, dầm mưa”.
Mong muốn được tham gia vào tổ chức Công đoàn
Anh Nguyễn Ngọc Dũng (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) làm tài xế Grab Bike từ năm 2022, đến nay đã được gần 3 năm trong nghề. Mỗi sáng, anh Dũng đều chạy xe máy hơn 20 cây số từ nhà vào trung tâm thành phố Đà Nẵng để đi làm, tính cả quãng đường đưa đón khách thì trung bình một ngày anh chạy xe hàng trăm cây số. Tuy vất vả nhưng anh Dũng luôn cố gắng, nỗ lực để hoàn thành công việc hiệu quả nhất, vì đây là nguồn thu nhập chính của gia đình anh, gồm vợ và 2 con nhỏ.
Anh Nguyễn Ngọc Dũng chia sẻ: “Tôi chọn nghề chạy Grab vì công việc này thoải mái về thời gian, không đòi hỏi chuyên môn, thu nhập được hưởng theo kết quả công việc nên nếu chăm chỉ thì cũng đủ nuôi vợ con. Tuy nhiên, công việc này cũng khá vất vả, và tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tai nạn, hỏng xe. Nghề lái xe công nghệ cũng chịu khá nhiều thiệt thòi vì hầu hết chỉ làm việc trên app, chưa được các cơ quan, đoàn thể quan tâm, bảo vệ. Khi gặp sự cố, vấn đề thì các anh em tài xế phải tự giúp nhau để giải quyết. Vì vậy tôi rất mong được tham gia vào tổ chức Công đoàn, để hoạt động được hiệu quả hơn”.
Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Dũng đều phải chạy xe hàng trăm cây số để mưu sinh. Ảnh: Quốc Dũng |
Còn chị Võ Thị Thu Sương (phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng) thì đã có thâm niên hơn 7 năm làm nghề tài xế xe ôm công nghệ. Chị chọn gắn bó với nghề này vì công việc linh động thời gian, được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người, vui nhất là được giới thiệu các điểm đến đặc sắc của thành phố Đà Nẵng cho khách du lịch.
Với tính tình hoạt bát, năng nổ, thích giúp đỡ người khác, và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chị Sương được các tài xế Grab trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tin tưởng, chọn làm đội trưởng Đội Grab Bike với hàng trăm thành viên. Đội trưởng Võ Thị Thu Sương thường xuyên tổ chức các hoạt động gặp mặt, kết nối, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng các lái xe ôm công nghệ.
Nhưng nghề nào cũng có thuận lợi và khó khăn riêng, chị Sương cho rằng tài xế Grab phải di chuyển liên tục, nên nguy hiểm luôn rình rập. Chính bản thân chị Sương, trong một lần đi đón khách đã không may bị ngã xe, gãy chân, phải nằm viện điều trị nhiều ngày. Bên cạnh đó, từ sau dịch bệnh Covid-19 đã khiến nền kinh tế gặp khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của các tài xế xe ôm công nghệ. Trong thâm tâm mình, chị Sương luôn mong muốn các tài xế Grab được tham gia vào một tổ chức đoàn thể, để được bảo vệ quyền lợi, được hưởng những chính sách, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước.
Vì vậy, khi được LĐLĐ thành phố Đà Nẵng vận động thành lập Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab, chị Võ Thị Thu Sương và anh Nguyễn Ngọc Dũng đã rất hăng hái tham gia, đồng thời động viên các tài xế khác gia nhập tổ chức.
Mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả
Chị Võ Thị Thu Sương nhớ lại, khi biết chị là đội trưởng đội Grab Bike thành phố Đà Nẵng, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đà Nẵng Lê Văn Đại đã trực tiếp gọi điện cho chị để hẹn gặp, vận động thành lập Nghiệp đoàn. Sau khi anh Lê Văn Đại tư vấn, hướng dẫn, chị Sương hiểu rằng công đoàn là tổ chức nền tảng vững chắc, bảo vệ quyền lợi cho NLĐ nói chung, trong đó có cả những người lao động tự do như tài xế xe ôm công nghệ.
“Tôi rất mừng vì anh em Grab được lãnh đạo LĐLĐ thành phố Đà Nẵng trực tiếp quan tâm, vận động. Sau đó tôi đã truyền đạt, giải thích về quyền lợi khi thành lập Nghiệp đoàn cho các tài xế Grab khác, mọi người cũng rất hào hứng, mong muốn được tham gia tổ chức” – chị Sương cho biết.
Chị Võ Thị Thu Sương rất vui mừng khi Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng được thành lập. Ảnh: Quốc Dũng |
Sau thời gian vận động, hướng dẫn các tài xế Grab đăng ký, đến ngày 10/7 vừa qua, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban Chấp hành Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nghiệp đoàn gồm có 184 thành viên, Ban chấp hành Nghiệp đoàn gồm 7 người, chị Võ Thị Thu Sương được các đoàn viên tin tưởng, bầu làm Chủ tịch Nghiệp đoàn.
Nhân dịp công bố quyết định, Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ 5 triệu đồng kinh phí ban đầu để Nghiệp đoàn tổ chức hoạt động; tặng 50 suất quà (trị giá 500.000đ/suất) để động viên 50 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn; tặng 184 thẻ Bảo hiểm tai nạn của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cho 184 đoàn viên tiên phong tham gia nghiệp đoàn (trị giá mỗi hợp đồng bảo hiểm tai nạn là 50 triệu đồng/trường hợp).
Chủ tịch Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab Đà Nẵng Võ Thị Thu Sương cho biết, việc thành lập Nghiệp đoàn nhận được sự đồng thuận rất lớn của anh em tài xế Grab, hiện nay đang có nhiều người tiếp tục làm đơn xin gia nhập. Lý do vì khi tham gia tổ chức Công đoàn, các đoàn viên đều nhận được những quyền lợi rất thực tế, như việc tặng bảo hiểm tai nạn sẽ giúp các tài xế yên tâm hơn khi hoạt động. Đồng thời, khi tham gia Nghiệp đoàn thì các tài xế có hoàn cảnh khó khăn sẽ nhận được sự hỗ trợ của Liên đoàn Lao động thành phố lúc đau ốm, gặp sự cố, hoặc vào các dịp lễ, tết… Tham gia vào Nghiệp đoàn cũng giúp các đoàn viên có cơ hội được đăng ký thuê nhà ở xã hội, đăng ký Chuyến xe Công đoàn về quê ăn Tết, tham gia các Phiên chợ Công đoàn cùng hàng loạt hoạt động ý nghĩa của LĐLĐ thành phố Đà Nẵng.
LĐLĐ thành phố Đà Nẵng tặng quà cho những đoàn viên đầu tiên của Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab Đà Nẵng. Ảnh: Quốc Dũng |
Song song với hưởng các quyền lợi, các đoàn viên của Nghiệp đoàn cũng cảm thấy có trách nhiệm nhiều hơn với bản thân, đồng nghiệp và tổ chức Công đoàn. Mỗi người đều cố gắng gương mẫu đi đầu, vận động bạn bè, người thân cùng tham gia các hoạt động phong trào, các buổi tuyên truyền, phổ biến chính sách, giáo dục pháp luật, thực hiện đúng đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thành phố.
Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động TP. Đà Nẵng lần thứ III - năm 2024. Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY |
Tài xế xe công nghệ Đà Lạt được quyền lợi gì khi gia nhập công đoàn? Sau hơn 2 tháng gia nhập tổ chức Công đoàn, hơn 50 tài xế xe công nghệ ở Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) tin tưởng, ... |
Ra mắt Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab thành phố Đà Nẵng Nghiệp đoàn lái xe công nghệ Grab đầu tiên tại Đà Nẵng vừa được ra mắt vào chiều 10/7, với 184 đoàn viên. |
Nghiệp đoàn khu vực phi chính thức đầu tiên được thành lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Nghiệp đoàn nghề cá phường Quảng Tiến (thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) là nghiệp đoàn cơ sở có đoàn viên khu vực phi ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
- Phố núi Pleiku: Điểm sáng phát triển đoàn viên, công đoàn ở Gia Lai
- Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề
- Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173
- Công đoàn chi hơn 2,7 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn
- Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”