Lờ đờ, mắt cận, tâm thần, suy gan và còn gì nữa?
Đời sống - 09/09/2019 09:08 Hải Dương
Liverpool, đội bóng giành chức Vô địch Siêu cúp bóng đá châu Âu 2019 sau khi đánh bại Chelsea - Ảnh vnExperess. |
Theo y học, ban đêm con người cần nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, đúng thời gian biểu sinh học để các cơ quan lục phủ ngũ tạng thải độc và phục hồi. Chẳng hạn như não bộ, sau một ngày làm việc căng thẳng, não tiêu tốn nhiều năng lượng, đồng thời cũng khiến nhiều nơ ron thần kinh bị tổn thương và thải ra không ít “rác”, các chất thải độc hại. Việc ngủ, nghỉ ngơi giúp não loại bỏ “rác”, chất độc hại, phục hồi các tế bào tổn thương. Tương tự là gan, chúng cần được nghỉ, thải độc để thực hiện chức năng của mình; tuyến tụy cần được nghỉ để thải độc và sản sinh ra máu…Thức khuya khiến nhịp điệu sinh học bị đảo lộn, các cơ quan nội tạng không được nghỉ thải độc để phục hồi; với não, lâu ngày khiến trí nhớ suy giảm; gan dễ bị xơ; thận có thể bị suy; khả năng cung cấp máu cũng bị giảm sút…
Một người đàn ông nhập viện khẩn cấp sau khi thức khuya xem liên tục ba trận bóng đá châu Âu đêm khuya - Ảnh Gia đình. |
Vào các mùa Word cup - thời điểm mọi thứ liên quan đến bóng đá đều được quan sát và đưa tin - có thể thấy liên tục xuất hiện các tin người này đột quỵ, người kia nhồi máu cơ tim, người khác nữa ngất xỉu do xem thâu đêm nhiều trận. Những đêm diễn ra giải vô địch các quốc gia châu Âu, chắc cũng có nhiều ca như vậy, song ít được chú ý hơn. Nguy hiểm nhất là các đối tượng trên 50, 60 tuổi, lại có tiền sử huyết áp, tim mạch, các bệnh về tiêu hóa, hô hấp. Một số lượng đáng kể phụ nữ, nhất là bạn gái trẻ hiện cũng “hết mình” cùng bóng đá; nhưng phụ nữ thức khuya dễ bị xấu da, nám da.
Thức khuya xem bóng đá châu Âu cần bổ sung đủ nước - Ảnh minh họa của thethaohacm.vn |
Để bảo đảm sức khỏe mà vẫn thỏa mãn niềm đam mê, các chuyên gia khuyến cáo người hâm mộ chỉ nên chọn xem trực tiếp số trận hay nhất mà mình đặc biệt thích. Buổi tối nên đi ngủ sớm, để chuông hẹn giờ. Dậy làm một bài thể dục nhẹ nhàng, xem một lúc mỏi mắt thì thư giãn đi lại một chút chứ không xem liên tục. Nên nhớ uống đủ nước, và nước sử dụng nên là nước lọc đóng chai, nếu có nước khoáng hoặc nước ép hoa quả thì càng tốt. Giữa hai hiệp có điểm tâm nhưng tránh không ăn ngũ cốc, bánh mì mà ăn hoa quả tươi và uống một cốc sữa. Với người có sức khỏe bình thường thì uống sữa bình thường, người tiểu đường nên uống sữa không đường. Hết trận nghỉ ngơi một tí rồi ngủ bù đẫy giấc để phục hồi thể lực.
Những trận không xem được trực tiếp, người hâm mộ có thể xem lại vào hôm sau; nếu trước khi xem không đọc tin, không xem báo, chưa biết kết quả thì cũng hồi hộp, gay cấn gần như xem trực tiếp. Còn lại xem tổng hợp, điểm tin. Thế là vẫn “thức cùng bóng đá, ngủ cùng bóng đá” và vẫn thỏa cơn “ghiền”.
Một số thực phẩm, hoa quả tươi bổ dưỡng cho người thức khuya xem bóng đá châu Âu - Ảnh Lao động thủ đô. |
Thức đêm nguy hiểm nhất với những người trên 50, 60 tuổi, những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp. Nguy cơ bị đột quỵ, ngất, nhồi máu cơ tim rất dễ xảy ra. Thức khuya ở tuổi này lâu ngày còn gây tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt, đồng thời tạo một “thói quen” đáng báo động, đó là tình trạng mất ngủ triền miên, đêm hầu như không ngủ và chuyển sang ngủ ngày. Song giấc ngủ của con người đã được “quy định” trong một “đồng hồ” sinh học của mẹ tự nhiên, chỉ phù hợp vào ban đêm; dù có ngủ vào ban ngày cũng không bù đắp được những chất liệu mà cơ thể cần.
Phi công được chăm sóc thế nào trước mỗi chuyến bay? |
Những thói quen khi ngủ gây hại cho sức khỏe có thể bạn chưa biết |
Chuối – thực phẩm toàn năng vừa ngon vừa có lợi cho sức khỏe |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
- Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề
- Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173
- Công đoàn chi hơn 2,7 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn
- Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
- Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Kỳ vọng năm học mới