Không tiếp cận được các gói hỗ trợ, người lao động mất việc vì dịch Covid-19 sống sao?
Đời sống - 09/09/2020 09:30 LÊ TUYẾT
Người lao động mất việc, thiếu việc cầm cự với mớ rau, quả trứng qua ngày. |
Trăm ngàn người bị ảnh hưởng, chỉ hai trăm người được hỗ trợ!
Khoảng cuối tháng 7/2020, Công ty TNHH Sang Shun (Tân Uyên, Bình Dương) nhận được công văn của UBND thị xã Tân Uyên về việc tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương theo Nghị quyết số 42/NQ-CP (Nghị quyết 42) và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Lý do UBND thị xã Tân Uyên trả hồ sơ là qua rà soát, thẩm định hồ sơ của các cơ quan chuyên môn về điều kiện để nhận hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương do gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, trong quý I/2020, Công ty TNHH Sang Shun có doanh thu, có lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp lớn hơn 0; tại thời điểm ngày 31/3/2020, tổng tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn tổng nợ ngắn hạn. Do đó công ty không đảm bảo đủ điều kiện để được hưởng hỗ trợ người lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Công ty TNHH Sang Shun là một trong rất nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương bị trả hồ sơ vì không đáp ứng đủ điều kiện để người lao động được nhận hỗ trợ theo .
Công nhân mất việc, thiếu việc không tiếp cận được các gói hỗ trợ vì các quy định ngặt nghèo, đặc biệt đến nay thời hạn thực hiện đã hết. |
Theo thông tin mà phóng viên Cuộc sống an toàn có được, tính đến nay, toàn tỉnh Bình Dương chưa đến 10 doanh nghiệp được xét đủ điều kiện để người lao động được hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng. Tổng số lao động được hỗ trợ là hơn 200 người với tổng số tiền hơn 350 triệu đồng.
Trong khi đó, tại Bình Dương, tính từ đầu dịch đến ngày 28/8, số doanh nghiệp báo cáo bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 là 301 với 237.758 công nhân lao động, Trong đó, có hơn 13.000 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động; hơn 45.000 lao động ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương; hơn 100.000 lao động phải giảm giờ làm việc…
Chị Trần Ngọc Bích, công nhân may, làm việc tại Khu Công nghiệp Mỹ Phước 1 mất việc đã gần 2 tháng nay. Chị vẫn đang tích cực tìm việc làm mới nhưng chưa được. Chị bộc bạch: “Mấy tháng nay, ba mẹ ở quê gửi gạo xuống tiếp tế, ăn uống thì dè xẻn, tiết kiệm từng chút một, ngày nào cũng rau muống luộc, quả trứng luộc. Tôi không biết mình cầm cự được bao lâu”.
Công đoàn kiến nghị mở rộng đối tượng, kéo dài thời gian hỗ trợ
Về , người lao động khó khăn từ nguồn tài chính tích lũy của các cấp công đoàn theo Quyết định số 643/QĐ-TLĐ ngày 22/5/2020 (Quyết định 643) của Tổng LĐLĐ Việt Nam, thông tin từ LĐLĐ tỉnh Bình Dương cho biết, đến nay, sau hơn 3 tháng triển khai Quyết định 643 về việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Công đoàn cấp trên cơ sở chi hỗ trợ 4.000 đoàn viên và 5 công nhân lao động gặp khó khăn với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng.
Người lao động xoay đủ mọi cách để cầm cự qua ngày, hy vọng tìm được việc làm mới. |
Theo LĐLĐ tỉnh Bình Dương, trong 8 tháng đầu năm 2020, rất nhiều lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương ở các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 là đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị quyết 42. Thế nhưng doanh nghiệp không đảm bảo điều kiện theo Nghị quyết 42 do không đáp ứng quy định “doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương” nên người lao động không thể thụ hưởng chính sách này và cũng chưa được hưởng chính sách hỗ trợ của công đoàn (Quyết định 643).
Một số doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, dẫn đến người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp, mặc dù được hỗ trợ theo quy định của Nghị quyết 42 (1.000.000 đồng/tháng) đời sống vẫn còn nhiều khó khăn; nhiều lao động được công ty chi hỗ trợ từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng/tháng (trên mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng), đối với người lao động xa quê, phải nuôi con nhỏ với mức thu nhập như trên không thể giải quyết được nhu cầu đời sống hàng ngày.
Tranh thủ trước giờ vào ca, nhiều công nhân bán nước trà đá đường để kiếm thêm. |
Dự báo trong những tháng sắp tới, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, kéo dài, nhiều doanh nghiệp khó khăn để duy trì sản xuất kinh doanh, phải thu hẹp hoặc thậm chí chấm dứt hoạt động, sẽ ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của người lao động.
Do đó, để hỗ trợ cho người lao động, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đề xuất Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét, bổ sung, điều chỉnh Quyết định 643. Cụ thể là kéo dài thời gian xét được tính ảnh hưởng đến hết tháng 12/2020; điều chỉnh điều kiện hưởng đối với đoàn viên, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, bị mất việc làm, thiếu việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, có thu nhập thấp hơn 50% mức lương tối thiểu vùng; cho phép các đơn vị chưa sử dụng hết nguồn kinh phí được chi theo Quyết định 643 được sử dụng nguồn tài chính tích lũy năm 2020 (từ nguồn chi không quá 50% kinh phí dự phòng chưa sử dụng hết theo Quyết định 643 để chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là số công nhân lao động xa quê, không có điều kiện về quê đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương Trương Thị Bích Hạnh (bên phải) tặng quà, thăm hỏi công nhân bị bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. |
LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ cho đoàn viên, công nhân lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 vay từ nguồn vốn tích lũy công đoàn thông qua tổ chức tài chính vi mô CEP. Đến nay qua thống kê, có 1.815 công nhân lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 49 doanh nghiệp nộp đơn xin vay vốn với số tiền 9 tỷ 075 triệu đồng. Hiện đã có 737 trường hợp được vay với tổng số tiền 3 tỷ 685 triệu đồng. CEP và các đơn vị liên quan vẫn đang tiếp tục thẩm định hồ sơ để giải ngân cho các công nhân lao động khác. |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 9/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 27,7 triệu, hơn 900 ... |
Những địa điểm ăn uống thú vị và câu chuyện khởi nghiệp của công nhân trẻ Gần đây, các hội nhóm công nhân xôn xao rủ nhau tới các quán ăn vặt "nhất định phải thử" gần khu công nghiệp. Trong ... |
Sách cho học sinh và nỗi lòng cha mẹ Một năm học mới lại bắt đầu. Người đã "méo mặt" với dịch bệnh, công việc, các khoản chi tiêu, nay lại ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
- Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề
- Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173
- Công đoàn chi hơn 2,7 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn
- Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
- Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Kỳ vọng năm học mới