Hà Nội: Quán cà phê, cắt tóc, gội đầu đông "như hội" sau giãn cách xã hội
Đời sống - 26/04/2020 18:35 Văn Giang
Khách hàng tập trung đông tại những hiệu cắt tóc tại Hà Nội khi được mở cửa trở lại. Ảnh: V.G. |
Ngày 26/4, sau 3 ngày thành phố Hà Nội được nới lỏng cách ly xã hội (trừ huyện Mê Linh và huyện Thường Tín vẫn nằm trong nhóm nguy cơ cao) hầu hết các hàng quán, dịch vụ trong thành phố đã mở cửa sau thời gian ngừng kinh doanh theo quy định. Người dân cũng trở lại với sinh hoạt và các hoạt động buôn bán hàng ngày.
Ghi nhận thực tế cho thấy, các loại hình dịch vụ như quán cà phê, rửa xe, cắt tóc... trên nhiều khu phố khi mở lại có rất đông người đến, trong khi các quán bia, hàng ăn vẫn trong tình trạng vắng khách.
Anh Hoàng Nam, chủ quán bia tại đường Nguyễn Trãi, Hà Đông chia sẻ: Mặc dù quán đã mở nhưng chủ yếu vẫn bán đồ ăn hoặc bia mang về, ít khách đến ăn tại quán, vì họ lo ngại tập trung đông người trong lúc dịch bệnh vẫn đang diễn biến khó lường.
Đồng quan điểm, chị Hải kinh doanh hàng ăn ở Vũ Hữu, Thanh Xuân cho biết: Số lượng khách đến ăn tại quán rất ít, từ sáng đến tối cũng mới được mấy người. Chủ yếu quán vẫn kinh doanh theo hình thức bán online.
Khảo sát tại khắp các tuyến phố, Pv nhận thấy dù hầu hết người dân đã có ý thức đeo khẩu trang nhưng việc thực hiện giữ khoảng cách an toàn chỗ đông người tối thiểu 2m theo quy định chưa thực sự được chú trọng. Trong nhiều cửa hàng, khách khi tới mua hoặc giao dịch vẫn đứng rất gần nhau.
Anh Hoàng Hải, chủ một hiệu cắt tóc tại Khương Đình cho biết, để thực hiện được việc này cũng rất khó, với những nghề đặc thù như cắt tóc, khi khách có nhu cầu không thể giữ khoảng cách như vậy để phục vụ, hơn nữa diện tích của quán cũng rất hẹp, trong trường hợp đông khách tập trung đến cùng lúc chỉ có thể yêu cầu mọi người đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện nơi đông người.
Trước đó, từ ngày 23/4, các cửa hàng ăn uống, trung tâm thương mại... trên địa bàn thành phố Hà Nội (trừ Mê Linh và Thường Tín vẫn nằm trong nhóm có nguy cơ cao) đã được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP yêu cầu hoạt động phát triển kinh tế cần song hành với công tác phòng chống dịch, chủ cơ sở cửa hàng ăn uống phải cho sắp xếp bàn ghế theo khoảng cách, các cửa hàng nên bố trí tấm chắn để người đối diện không có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Đối với người dân, khi ra ngoài cần chú ý giữ khoảng cách đảm bảo an toàn tối thiểu 2m tại nơi đông người.
Một số hình ảnh Pv Cuocsongantoan.vn ghi nhận:
Quán bia trên đường Nguyễn Trãi, Hà Đông sau khi mở lại vẫn duy trì hình thức bán mang về là chủ yếu. Ảnh: V.G. |
Nhiều quán hàng ăn chật hẹp không thực hiện làm tấm vách ngăn cho khách theo TP yêu cầu. Ảnh: V.G. |
Một hàng ăn vỉa hè tập trung đông người trên đường Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân. Ảnh: V.G. |
Khách hàng đến đông tại cửa hàng đồ gia dụng. Ảnh: V.G |
Nhiều người đứng tụ tập gần nhau khi không cần thiết. Ảnh: V.G. |
Chủ và khách tại một điểm sửa khóa lưu động trên đường Trần Phú, Hà Đông. Với họ, khái niệm khoảng cách 2m còn rất mơ hồ. Ảnh: V.G. |
Nhiều quán trà đá vỉa hè cũng đã hoạt động trở lại, đây là nhóm cửa hàng vẫn nằm trong danh mục cấm hoạt động của thành phố Hà Nội. Ảnh: V.G. |
Các cửa hàng trong chợ đầu mối Phùng Khoang, Hà Đông đã mở trở lại nhưng vắng khách. Ảnh: V.G. |
Quy định đảm bảo khoảng cách an toàn để phòng dịch chưa được mọi người để tâm sau ngày nới lỏng cách ly xã hội. Ảnh: V.G. |
Tính đến 7h sáng ngày 26/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,9 triệu người nhiễm virus ... |
Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đồng thời khởi động lại và phát ... |
Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, ngành Du lịch ở nước ta đã và đang phải hứng chịu những thiệt hại vô cùng nặng ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
- Mô hình “Công dân học tập” tại doanh nghiệp còn nhiều khó khăn
- Doanh nghiệp, người lao động Đà Nẵng hỗ trợ miền Bắc khắc phục hậu quả bão số 3
- Bình Phước: Thành lập chi bộ có 20 đảng viên tại doanh nghiệp FDI
- Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
- Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội trao hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi bão lũ