“Giáo viên không được gọi học sinh là con": Cần cởi mở
game doi thuong - 13/02/2022 13:53 MỸ ANH
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khuyến khích các phương tiện truyền thông gọi học sinh là “các bạn” chứ không gọi là “con”, “các con”. Ảnh minh họa: Cuocsongantoan.vn |
Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cũng khuyến khích các phương tiện truyền thông gọi học sinh là “các bạn” chứ không gọi là “con”, “các con”. Đồng thời, ông cũng mong các nhà báo, viên chức tại các giao tiếp sự vụ công cộng gọi người dạy học là “giáo viên”, “giảng viên” như danh xưng nghề nghiệp chứ không gọi là “thầy”, “cô”- cách gọi vốn chỉ dành riêng cho học trò.
Đề xuất này lập tức nhận những ý kiến trái chiều. Một bộ phận cho rằng, đề xuất của nhà phê bình, nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân là xác đáng. Việc loại bỏ từ “con” sẽ tạo cảm giác đồng đẳng, bớt quan hệ “bề trên” hơn giữa cô và trò. Từ đó, cách xưng hô mới sẽ tạo tiền đề để , khai mở tư duy sáng tạo của học sinh.
Bộ phận phản đối kịch liệt đề xuất trên cho rằng việc này không cần thiết. Ngay việc xưng hô gần gũi, thân thương như trong gia đình đã khiến trẻ yêu trường hơn, , tự nhiên.
Cá nhân tôi thấy, cuộc thảo luận mà nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đặt ra là thú vị và cần thiết. Chúng ta cần nhiều hơn những cuộc thảo luận về các vấn đề tưởng chừng nhỏ này để cải thiện nền giáo dục, từng chút một.
Đầu tiên, ý kiến của ông Lại Nguyên Ân về gọi danh xưng nghề nghiệp của giáo viên khi nói về nghề của người dạy học là xác đáng. Chúng ta không có nghề “cô giáo”, “thầy giáo” chỉ có nghề giáo viên. Thầy, cô chỉ là cách gọi của học sinh dành cho người dạy mình.
Thứ hai, vấn đề bỏ xưng “con” trong nhà trường cũng không hoàn toàn vô lý. Cần nhớ, năm 2014, hàng loạt nhà văn hóa, nhà xã hội học, cả nhà quản lý kêu gọi bỏ cách xưng hô “bác - cháu”; “chú - cháu” nơi công sở. Ông Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra Dư luận xã hội (Viện Xã hội học) cho rằng, cách xưng hô này khiến người dưới “thu mình lại, dẹp như con gián”.
Trao đổi trên báo Tiền phong, GS Nguyễn Hữu Khiển - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) nhận định: ""Gia đình chủ nghĩa" làm văn hóa công sở bị sai lệch sẽ dẫn đến biểu hiện mục đích cá nhân có tính thái quá. Chẳng hạn xưng hô “bác - cháu”... muốn thể hiện cho người khác biết mình là ngoan, là người nhà của sếp. Cách xưng hô “bác – cháu” cũng làm mất đi sự nghiêm túc nơi công quyền".
Quan điểm dân chủ hóa từ cách xưng hô của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cùng các nhà nghiên cứu kêu gọi bỏ cách xưng hô “chú - cháu” nơi công sở năm xưa cũng có nét tương đồng. Song, công sở là môi trường bình đẳng hơn tương đối nhiều về mặt vai trò, tuổi tác, khả năng tự chăm sóc của cá thể so với trường học.
Chưa kể, vấn đề xưng hô "cô - con" còn được xây dựng và thẩm thấu qua một thời gian rất dài bằng nhiều cách khác nhau. Đơn cử như việc bao thế hệ hát có ca từ “cô giáo như mẹ hiền”. Rồi rất nhiều những diễn ngôn chính thống và phi chính thống luôn tạo hình người dạy học như người cha, người mẹ thứ hai của học sinh.
Nói thế không phải để phủ nhận rằng ý kiến của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân là viển vông, không thể thực hiện. Mà nếu muốn thực hiện, cái chúng ta cần không chỉ là những văn bản hành chính. Chúng ta cần thay đổi hoàn toàn diễn ngôn về giáo dục, về quan hệ thầy trò và truyền đạt lý do thay đổi sao để thuyết phục được cô - trò và phụ huynh.
Bởi đơn giản xưng hô là một thành tố văn hóa được hình thành qua thời gian. Cách xưng hô rất khó để thay đổi bằng một vài văn bản hành chính. Nó phải được xây dựng lại cả hệ thống liên quan và được người trong cuộc đồng cảm và thực hiện.
Còn hiện tại, các ý kiến được đưa ra như bỏ xưng hô “chú - cháu” ở công sở hay bỏ xưng hô “cô - con” ở lớp học đều đáng quý. Vì chí ít cũng có người muốn tạo ra những thay đổi tích cực. Cái cần tiếp theo là cộng đồng cùng trao đổi trên tinh thần cởi mở, xây dựng.
Còn để hiện thực hóa cách gọi này, nếu có, sẽ cần rất nhiều tháng, nhiều năm.
Cuối tuần nói một chút về chuyện lễ Mấy ngày qua, sự kiện được chú ý là Hội nghị Văn hóa toàn quốc, một Hội nghị đã rất lâu rồi mới lại được ... |
‘Tiên học lễ, hậu học văn’, sao phải bỏ? GS. Trần Ngọc Thêm vừa đề xuất quan điểm bỏ khái niệm “tiên học lễ, hậu học văn” để hướng tới một nền giáo dục ... |
Đề xuất kéo dài thời gian làm việc với giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Để lại gì cho đời
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.
game doi thuong - 25/08/2024 11:38
Để không còn chuyện “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư, trong đó giáo viên trường công được dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh các thầy cô dạy trên lớp. Điều này chính danh hóa việc dạy thêm của thầy cô dựa trên nhu cầu của học trò và phụ huynh song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần cân nhắc.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
- Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
- Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa
- Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc