Dự án Cát Linh - Hà Đông: Không phải công nhân nghỉ việc tập thể
Người lao động - 18/11/2019 12:07 Vân Anh (TH)
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm đưa vào sử dụng cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động. Ảnh: Sơn Tùng
Đó là khẳng định của đại diện Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Cty), khi trao đổi với phóng viên Báo Lao Động. Và theo giải thích của CĐCS, số lao động đã nghỉ việc đều là những lao động phổ thông và họ nghỉ rải rác từ khi dự án tuyển dụng đến nay (2015-2019), chứ không phải nghỉ ồ ạt trong thời gian gần đây.
Theo đại diện Công đoàn cơ sở (CĐCS), từ tháng 7/2015, Công ty bắt đầu tuyển dụng 651 nhân sự, cử đi đào tạo theo chương trình của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Trong số nhân sự đó có gần 40 người được cử sang Trung Quốc để đào kỹ năng lái tàu, bộ phận kỹ thuật cao; số còn lại được đào tạo trong nước với các nghề: quản lý lái tàu; quản lý nhà ga; sửa chữa công trình; vật tư; thiết bị nhà ga; điện lực; thông tin tín hiệu; đường ray; đầu máy toa xe…
Đa số người lao động xin nghỉ tại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đều là lao động phổ thông, không có bộ phận lái tàu. Ảnh minh hoạ: Sơn Tùng |
Trong thời gian đào tạo các nhân sự trên được hưởng thu nhập theo chế độ do Ban Quản lý dự án chi trả và chưa ký hợp đồng lao động với Công ty.
Đến tháng 3/2019, được sự đồng ý của Bộ Giao thông Vận tải và UBND Thành phố Hà Nội, Công ty đã tiến hành ký hợp đồng lao động với hơn 650 người. Trong thời gian vận hành thử tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, người lao động được Công ty chi trả lương theo mức lương tối thiểu vùng, khoảng hơn 4.500.000 đồng/người/tháng và được đóng đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT, BHTN…
Khi phóng viên nêu vấn đề, có phải do dự án chậm đi vào hoạt động nên ảnh hưởng đến thu nhập, tâm lý của người lao động… dẫn đến họ nghỉ việc hay không?
Đại diện CĐCS cho biết, sau thời gian được đào tạo và chưa ký hợp đồng lao động nên đến nay cũng có nhiều người nghỉ việc, bởi nhiều nguyên nhân như người lao động phải chờ đợi quá lâu, có cơ hội chọn việc khác với mức thu nhập cao hơn… và phần lớn trong số đó là lao động với ngành nghề đơn giản như hướng dẫn hành khách, phục vụ tại ga, nhân viên vé, lái xe…
Và họ nghỉ rải rác từ năm 2016 đến trước tháng 3.2019, với số lượng khoảng gần 180 người. Trong số những người nghỉ việc không có lái tàu, cán bộ kỹ thuật cao.
Thời gian qua, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cũng đã chủ động tuyển dụng bổ sung thay thế cho những trường hợp xin thôi tham gia để đảm bảo cho quá trình đào tạo cũng như vận hành thử theo kế hoạch của Dự án.
Theo Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên đường sắt Hà Nội, hiện tại số nhân sự của Dự án vẫn đảm bảo đủ để đáp ứng theo yêu cầu. Ảnh minh hoạ: Sơn Tùng |
Hiện tại số nhân sự của Dự án vẫn đảm bảo đủ để đáp ứng theo yêu cầu. Số nhân sự xin thôi không tham gia chủ yếu là lao động phổ thông, lao động không đòi hỏi nhiều về trình độ chuyên sâu. Phần lớn những nhân sự cao cấp, nhân sự đảm nhiệm vị trí đòi hỏi tay nghề cao và mang tính chuyên ngành sâu cũng như số lái tàu cơ bản giữ nguyên như ban đầu. Từ khi chạy thử đến nay số lao động xin thôi không tham gia là rất ít…
Công đoàn cơ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội, được thành lập năm 2016. Khi mới thành lập thì công đoàn cơ sở có hơn 20 đoàn viên, hiện nay số lượng đoàn viên là hơn 650 người.
TP Hà Nội đã đào tạo gần 1.000 nhân viên và lái tàu phục vụ cho việc vận hành đường sắt trên cao Cát Linh ... |
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu 20 ngày chạy thử với tần suất như khai thác thương mại để nghiệm thu.
|
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/10/2024 20:16
Nhiều doanh nghiệp tại KCN Vĩnh Phúc đồng hành cùng phong trào hiến máu tình nguyện
Phong trào hiến máu tình nguyện tại các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thu hút đông đảo người lao động tham gia.
Đời sống - 21/10/2024 18:14
Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
- Bị trầm cảm do áp lực công việc có được xem là bệnh nghề nghiệp?
- Nhiều doanh nghiệp tại KCN Vĩnh Phúc đồng hành cùng phong trào hiến máu tình nguyện
- Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân
- Câu lạc bộ RAF quyết tâm đứng bục tại PVOIL VOC 2024
- Mở rộng thị trường lao động có thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt tại châu Âu