“Đột kích”cơ sở sản xuất và thu mua mỡ bẩn tại Hưng Yên
Đời sống - 21/10/2019 12:45 Bảo Minh
Một cơ sở sản xuất mỡ bẩn tại thôn Bình Lương(Hưng Yên). |
Qua tìm hiểu, chúng tôi tìm về thôn Bình Lương (xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên), nơi chuyên sản xuất mỡ lợn bẩn để giao cho các cơ sở phi hành cũng như nhiều quán cơm bình dân.
Trước đây, thôn Bình Lương được coi là “thủ phủ” của nem chua và bì bóng, một loại thức ăn được nhiều người tiêu dùng lựa chọn, cũng vì thế mà nhiều năm liền tình trạng mất vệ sinh môi trường trong thôn cũng là mối lo lớn nhất của dân làng, nhưng vì miếng cơm manh áo, người dân vẫn phải làm vì vẫn còn hơn trồng lúa, trồng khoai.
Mấy năm gần đây người dân không còn làm nhiều như trước do khu công nghiệp được mở rộng như khu công nghiệp Tân Quang, Phố Nối A, Phố Nối B, Như Quỳnh đã thu hút một lượng lớn lao động trong thôn, nên hiện nay chỉ còn khoảng hơn 10 cơ sở theo nghề bì bóng và rán mỡ lợn.
Hãi hùng quy trình sản xuất mỡ bẩn
Chúng tôi đến một cơ sở ở thôn Bình Lương, trong lúc công nhân đang lọc bì và rán mỡ, một mùi khét lẹt, ngầy ngậy, lờm lợm bốc lên.
Mỡ được lọc từ bạc nhạc và bì lợn đã ôi thiu, hàng lấy về được đổ ngay ra nền đất gạch bẩn, đầy cát và lông lợn để lọc mỡ. |
Chủ cơ sở chia sẻ: “Sau vụ đại dịch lợn vừa qua, nguồn hàng không có nhiều, gia đình đã làm nhiều năm nay, có mối tận Sơn Tây và các tỉnh lân cận đóng bao chuyển xe khách về, nhưng hàng chỉ đủ làm cho các mối chuyên. Giá anh giao buôn là 12.000đ/kg, mỗi can khoảng 27kg, tình hình này sang tuần sau chắc phải lên 13.000đ/kg cũng không có mà bán, anh hay giao buôn cho bên Dương Quang (Gia Lâm) họ mua để phi hành, nhiều người cũng đến lấy buôn để giao cho các quán cơm bình dân”.
Vừa nói chuyện với chúng tôi nhưng tay anh vẫn thoăn thoắt lọc mỡ và chốc chốc lại đứng lên đảo chảo mỡ đang rán trên bếp lò, nhìn rất chuyên nghiệp. Chúng tôi ngỏ ý đặt mua hàng với giá cao hơn giá thị trường, nhưng anh không nhận vì hàng đang rất khan.
Rán xong một mẻ, công nhân đổ ra một thùng phi kế bên cho nguội, rồi xúc luôn số mỡ vừa lọc ra trên nền gạch bẩn đổ vào chảo mà không rửa. Khi thấy chúng tôi hơi lo ngại về vấn đề mất vệ sinh, cậu ta nhanh nhẩu bảo: “Mỡ sôi nghìn độ thế kia thì làm gì con nào sống được, anh yên tâm”.
Mỡ bẩn được đựng vào đâu để đem đi bán?
Mỡ được tiếp tục đổ ra từ một bao tải để lọc, toàn là bạc nhạc, nặng mùi ôi thiu, ngoài vỏ bao ruồi nhặng bu đen kịt. Khi chúng tôi hỏi về những chiếc can màu xanh loại 20 lít, cáu bẩn được dùng để đựng mỡ được mua từ đâu, và trước đây nó được dùng để đựng gì thì các chủ cơ sở đều cùng một câu trả lời là không biết. Nhìn sơ qua ai cũng có thể nhận ra khâu vệ sinh can thật sự rất qua loa đại khái.
Mỡ sau khi nguội được đóng vào các can như thế này để xuất đi bán. |
Tiếp đến là cơ sở nhà anh L. chuyên sản xuất và thu mua mỡ lợn. Trong vai người đi mua buôn mỡ, chúng tôi không được chào đón như các cơ sở khác. Anh L. có chút nghi ngờ và rất cảnh giác với giới báo chí, chị vợ nhanh tay đóng chặt cửa xưởng và anh L. thì đứng chặn ngang lối đi, ý như không muốn cho chúng tôi vào trong. Sau một hồi có vẻ tin tưởng, chủ của cơ sở này cũng cho chúng tôi xem mỡ được đóng sẵn trong can 20 lít, cũng là loại can như các nhà khác, và nhất định không cho chúng tôi vào thăm quan khu sản xuất.
Khi mở nắp can ra chúng tôi thấy mỡ đã vón cục trắng li ti, mùi hơi tanh lờm lợm, kinh khủng. Anh này cho biết, số mỡ này anh đã thu mua của các gia đình khác, mỡ có thể để được 3 tháng nếu không bị nước vào. Trên can không có ngày sản xuất, cũng như hạn sử dụng, thì số 3 tháng mà anh nói không biết sẽ được tính từ bao giờ?
Tóp mỡ được gom về đổ vào các phi như thế này để ép lấy mỡ lần 2. |
Chúng tôi sang một cơ sở khác ở xóm bên, sáng nay gia đình ông không rán mỡ vì con ông bận. Tiếp cận khu bếp chuyên rán mỡ chúng tôi thấy xung quanh toàn xô, chậu đựng mỡ mà không đậy nắp, một mùi thum thủm bốc lên, cạnh bên là thùng phi đựng tóp đã hoen rỉ, cáu bẩn, tóp mỡ thì mốc meo đầy lông.
Ngoài góc sân là gần 50 can loại 20 lít đã đựng đầy mỡ, ông chủ cho biết: “Số mỡ đó đã có người đặt sẵn, chiều sẽ có người đến lấy. Mỡ của ông giá 11.000đ/kg. Giá rẻ hơn các nhà khác 1.000-2.000đ/kg, vì ngoài rán từ mỡ được lọc từ bì ra, nó còn được được ép thêm từ tóp mỡ, con ông đã thu mua tóp mỡ từ các nhà khác về và ép ra lần nữa, cũng có rất nhiều người đến đây lấy buôn về phi hành hoặc làm gì thì ông cũng không biết”.
Toàn bộ số can mỡ trên đã được đóng đầy, chỉ chờ lái buôn đến lấy. |
Các chủ cơ sở còn cho biết, loại mỡ này có thể dùng để phi hành, chiên cá, sào rau, rán đậu, rán bánh trưng, xúc xích, ... Loại xấu nhất thì bán cho các công ty cám. Loại ngon thì bán ra các quán cơm sinh viên, hoặc quán cơm chuyên nấu cơm xuất cho các công ty đặt cho công nhân ăn cũng toàn dùng loại mỡ như này mới có lãi, chứ dùng dầu ngon có mà lỗ nặng.
Một can mỡ 20 lít (27kg/can), giá 12.000đ/kg, tính ra là 324.000đ/can mỡ 20 lít. Theo chúng tôi tìm được biết thì các "con buôn" còn “phù phép” bằng một loại hóa chất nào đó, để mỡ không có mùi và màu đẹp, nhìn như mỡ ngon rồi đem bán.
Khi được hỏi về tình trạng sản xuất mỡ bẩn trong thôn, chị Nguyễn Thị Đào, Trưởng thôn Bình Lương cho biết: “Cả thôn không còn hộ nào sản xuất mỡ bẩn, nếu có thì bọn chị sẽ biết ngay, mà sản xuất mỡ cũng rất sạch?”.
Khi các chủ cơ sở ý thức kém trong vệ sinh an toàn thực phẩm, lãnh đạo địa phương lại buông lỏng việc giám sát thì sức khỏe của hàng triệu người dân vẫn còn đang ngày ngày bị đe dọa một cách hết sức nghiêm trọng.
Bắc Bộ có mây nhiều vào sáng sớm, ngày nắng, trong khi khu vực Nam Bộ dự báo có mưa dông vào chiều tối ngày ... |
Hôm nay nhà bếp cho ăn món gì đấy, luôn là chủ đề quan tâm của các công nhân thường hỏi nhau mỗi khi thay ... |
Nhiều công nhân ở công ty Trung Sơn (Hưng Yên) đành mua đồ ăn sáng không rõ nguồn gốc, thậm chí là mất vệ sinh ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
Đời sống - 05/09/2024 18:04
Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.
- Phố núi Pleiku: Điểm sáng phát triển đoàn viên, công đoàn ở Gia Lai
- Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề
- Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173
- Công đoàn chi hơn 2,7 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn
- Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”