Công nhân xa quê lo lắng, áp lực khi Tết đến gần
Người lao động - 18/01/2020 09:41 Dương Thùy
Phiên chợ giảm giá dịp Tết, là nơi công nhân lựa chọn để tiết kiệm chi phí mua sắm. Ảnh Dương Thùy |
Khi người ta nô nức chờ Tết, chờ thời gian để nghỉ ngơi, để về quê quây quần bên gia đình, bên người thân. Thì một số công nhân vẫn đang tất bật với những ngày công, trăm nỗi lo lắng tết, các khoản tiền chung mang tên Tết. Họ vật lộn với tiền để lo Tết. Cho nên, đối với nhiều công nhân, họ không vui khi Tết đến.
Dạo quanh các khu trọ của công nhân những ngày giáp Tết tại gần KCN thuộc địa bàn Thủ Đức, Tân Bình, Tân Phú giống như ngày thường. Công nhân hết giờ làm là về phòng, đóng kín cửa không giao lưu, không bạn bè và không có nhu cầu đi ra ngoài. Để tìm, gặp và nói chuyện với họ quả thực khó vì ai cũng mệt mỏi. Không cần nói ra, trên khuôn mặt họ hiển hiện rất rõ: “Tôi rất mệt!” Nhu cầu duy nhất, sau giờ làm của công nhân dường như là nghỉ ngơi.
Chị Huỳnh Thị Xuân, quê Bến Tre đang làm việc tại KCN Tân Bình, tâm sự: “Tết đến nơi rồi, hôm nay đã là 23 tháng Chạp mà tôi vẫn chưa sắm sửa gì cả. Tôi mới đi làm công nhân vài tháng nay, nên tiền lương chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống. Nhìn mọi người nô nức về quê, về với gia đình mà tôi càng buồn hơn. Mấy chị cùng xóm trọ, khi đi làm về có rủ tôi ra chợ để sắm quần áo cho gia đình, người thân mà tôi phải từ chối khéo vì mệt. Chứ thực ra tôi không còn đủ tiền để sắm Tết. Ở quê tía má đều già cả, tôi tính Tết này không về, ở trên đây kiếm việc làm thêm ngoài có thêm tiền để trang trải. Nhưng nghĩ đến tía má tôi lại không đành…”
Phiên chợ nghĩa tình được LĐLĐ thành phố tổ chức hàng năm giúp đỡ công nhân khó khăn rất nhiều. Ảnh Dương Thùy |
Khi nhắc đến Tết Canh Tý 2020 sắp đến chị Thúy Trúc, quê Quảng Ngãi, đang làm việc tại KCN Tân Bình, lắc đầu: “Tết đến tôi thấy áp lực quá, ai vui chứ tôi không thấy vui. Vừa nhận tiền lương, thưởng đã đóng học cho hai đứa con rồi tiền phòng, tiền sinh hoạt của cả gia đình. Mua được 4 vé xe về quê ăn Tết cũng hết gần nửa tháng lương của tôi. Tính ra, Tết là hụt tiền chứ không được gì hết trơn. Mọi người vui vẻ về quê ăn Tết, nhưng nhiều tiền mới vui được. Chứ công nhân như hai vợ chồng tôi, lo cho con cái và trụ được ở thành phố này là may mắn lắm rồi. Tôi tính năm nay hai vơ chồng định không về. Nhưng nghĩ lại cũng tôi, khoảng 3 năm nay, vợ chồng tôi chưa ăn Tết tại quê. Chồng tôi nói, dù khó khăn bao nhiêu thì năm nay nhất định về. Thế là bao tiền tích cóp, lương thưởng của vợ chồng đều lo cho con cái, rồi tiền qua cáp tàu xe đi, về. Thế là hết!”
Không chỉ riêng chị Trúc hay chị Xuân, mà còn nhiều hoàn cảnh công nhân tại các KCN trên địa bàn TP. HCM đều ngao ngán Tết. Tết khiến họ gánh nặng, áp lực hơn và nhiều thứ phải lo lắng nhiều hơn... Nhiều công nhân đi chợ còn phải dè dặt từng đồng rau củ, huống chi Tết đến bao nhiều khoản chi tiêu, sắm sửa. Không ít công nhân lựa chọn sắm Tết thông qua các phiên chợ nghĩa tình mà LĐLĐ đã tổ chức tại một số điểm khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Họ chia sẻ thật rằng, ở những phiên chợ ấy, khi mua sắm sẽ được hàng giảm giá, lại còn được tặng phiếu mua hàng nên số tiền công nhân tiết kiệm được không hề ít.
Khép lại "giấc mơ" Thường Châu 2 năm trước, chúng ta thua nhưng đó lại là một thất bại cần thiết. |
Uống rượu đã trở thành một điều thân thuộc trong đời sống người Việt. Thế nhưng, không phải bởi Luật Phòng, chống tác hại rượu, ... |
Vì nhiều lý do, những công nhân xa nhà không thể thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo nhưng ngày này cũng gợi ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
- Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?
- Đắk Lắk: Gần 1.200 vận động viên tham gia hội thao do công đoàn tổ chức