Chuyện kể từ du học sinh Việt Nam ở Mỹ tại thời khắc Covid-19
Đời sống - 25/03/2020 09:15 Diễm Quỳnh
Giang và các du học sinh ở Mỹ chia nhau đi siêu thị mua những thứ cần thiết |
Mỗi cá nhân đều có thể tự bảo vệ mình ở mọi nơi
“Qua các kênh truyền thông, báo chí, mạng xã hội, chúng em biết ở Việt Nam bệnh nhân Covid-19 tăng chủ yếu là do các du học sinh và Việt kiều trở về. Thực tâm, những người đó khi trở về họ cũng không biết mình nhiễm Covid-19. Nhưng dù vô tình hay hữu ý thì họ cũng đã tạo nên áp lực cho hệ thống chống dịch ở Việt Nam. Chưa kể, chính họ đã gây hoang mang cho những người thân của mình. Em quyết định không về nước lúc này, một phần để tránh rủi ro cho việc học tập, sức khỏe của bản thân và đồng thời giảm áp lực cho công việc phòng, chống dịch ở quê nhà”, Hoài Nam, sinh viên trường ĐH Marrymount, bang Virginia Mỹ tâm sự.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, tính đến ngày 25/3, hầu hết các ca dương tính với Covid-19 mới phát hiện ở Việt Nam đều là du học sinh từ các nước Anh, Pháp, Mỹ… và Việt kiều trở về. Bởi vì, mỗi sự kiện xảy ra như thiên tai, địch họa và dịch bệnh thì dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới nếu ảnh hưởng đến người Việt, những đồng bào cùng dòng dõi 'con Lạc cháu Hồng' đều được Chính phủ Việt Nam đón trở về. Thế nhưng bây giờ mọi người từ tâm dịch đổ về cũng có thể sẽ mang theo mầm bệnh cho người thân tại quê nhà.
Chính vì thế nên Vũ Quỳnh Anh, du học sinh Việt Nam đang sống và học tập tại New York (Mỹ) và Thu Hà - sinh viên năm thứ nhất ngành Kỹ thuật Y thuộc ĐH Công giáo Mỹ cho rằng: “Mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm bất cứ nơi đâu, miễn là tuân thủ đúng các quy tắc được các chuyên gia và giới chức năng khuyến cáo. Ở quê nhà em còn bố mẹ, ông bà nội, ngoại đều lớn tuổi nếu trở về chẳng may mắc bệnh sẽ gây nguy hiểm cho mọi người. Rất nhớ, rất lo nhưng vì yêu mọi người nên em quyết định không trở về lúc này”.
Những điều tử tế
Nguyễn Hương Giang (người ngồi bên tay phải) du học sinh chuyên ngành Quản trị Khách sạn ở TP San Angelo (Mỹ). Ảnh: NVCC |
Nói không với việc trở về và chọn ở lại nơi xứ người, những du học sinh như Quỳnh Anh, Nam, Giang lên kế hoạch tìm kiếm thông tin về đồng bào của mình đang lao động, học tập và cả đi du lịch mắc kẹt ở Mỹ, chủ động truyền cho nhau kinh nghiệm phòng chống dịch để không bị lây nhiễm. Ngoài ra, Hội sinh viên Việt Nam tại Mỹ cũng đang vận động đóng góp ủng hộ tiền để gửi về hỗ trợ Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
“Chúng tôi trực tuyến với nhau qua mạng xã hội, bàn về việc chia nhau mua những thứ cần thiết, đem đến cho người Việt cao tuổi, hạn chế ra ngoài. Khu tôi ở trước dịch rất đông người Việt nhưng giờ còn hơn 10 người, hầu hết đều đeo khẩu trang, thậm chí là găng tay để đảm bảo an toàn. Những ngày này, ở trường được nghỉ, chúng tôi tự làm khẩu trang để đeo và phát cho mọi người, trong tình trạng khẩu trang khan hiếm và đắt đỏ ”, Hương Giang, chia sẻ.
Điều mà du học sinh Việt Nam ở Mỹ mong mỏi nhất lúc này chính là chiến thắng dịch bệnh, không đem nguy hiểm về cho người thân nơi quê nhà. Đó không chỉ đơn thuần là câu chuyện thoát khỏi tâm dịch mà là tâm lý chung của tất cả mọi người lúc xảy ra biến động. Khoảnh khắc vui buồn là lúc mỗi người xa xứ hướng về quê hương, nơi có những người thân đang ngóng chờ mình. Dẫu biết rằng trong khó khăn không thể tránh khỏi chuyện vui ít buồn nhiều nhưng đâu đó vẫn còn nguyên vẹn những điều tốt đẹp và tử tế.
Công việc mà Hội sinh viên Việt Nam tại Mỹ vận động quyên góp tiền để gửi về hỗ trợ Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 hay bảo nhau tự làm khẩu trang… là hành động đáng quý, thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với quê hương, và xứ sở nơi họ đang học tập. Dù bản thân họ cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nơi đất khách quê người.
Tình đồng bào sẽ luôn là nguồn sức mạnh to lớn để du học sinh người Việt ở Mỹ vượt qua mọi khó khăn và thử thách, nhất định là như vậy.
Tính đến 7h ngày 25/3, Covid -19 đã xuất hiện ở 197 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 420.000 ca nhiễm bệnh với hơn ... |
“Suốt trong đám tang cha, tôi chỉ được nhìn qua camera nhưng biết sao được, mình phải hy sinh lợi ích riêng vì an toàn ... |
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người lao động đã phải nghỉ việc không lương. Sau một thời gian nghỉ như vậy họ có ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 26/10/2024 22:31
Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn
Để đảm bảo an toàn cho người lao động trên biển trước khi bão số 6 (Trà Mi) đổ bộ vào đất liền, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai các giải pháp ứng phó với bão, chú trọng huy động người lao động trên biển vào đất liền trú ẩn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.
Đời sống - 25/10/2024 10:56
Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Nhà giáo.
Đời sống - 21/10/2024 18:14
Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
Đời sống - 16/10/2024 10:39
Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế
Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.
Đời sống - 14/10/2024 20:59
Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát
Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.
- Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn
- Thừa Thiên Huế: Doanh nghiệp chủ động hoãn tăng ca để công nhân an toàn tránh bão số 6
- 8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024
- Cháy một ngôi chùa
- Chị Lưu Thị Vân Anh - Chủ tịch Công đoàn tiêu biểu của Agribank Bãi Cháy Quảng Ninh