Chợ cóc tại khu công nghiệp tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm
Người lao động - 21/02/2020 08:35 Dương Thùy
Công nhân đi làm về chỉ cần dừng xe bên đường có thể mua được thực phẩm - Ảnh: N. N |
Tại KCN Tân Bình, quận Tân Bình, sau giờ tan ca buổi chiều, cùng với hình ảnh hàng nghìn công nhân nườm nượp ra về là cảnh tượng mua bán tấp nập, nhộn nhịp tại khu chợ tạm nằm ven đường, hướng rẽ vào khu trọ của công nhân. Gọi là chợ tạm, chợ cóc nhưng hàng hóa bày bán tại đây rất đa dạng với đầy đủ các mặt hàng như thực phẩm tươi sống đến rau củ quả, vật dụng gia đình…
Và đây cũng là nơi xuất hiện nhiều vấn đề về mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy thực phẩm tươi sống không được bảo quản, che chắn bụi, lại không rõ nguồn gốc, bày bán ngay bên cạnh quầy hàng gia dụng. Các hàng chế biến đồ chín cũng trong tình trạng tương tự. Ngoài ra còn nhiều loại rau củ quả cũng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bao bì, tem nhãn... Hơn nữa, những quầy hàng bán ngay ven đường, gần ngã 3 ngã tư, công nhân sau giờ làm dừng lại mua thức ăn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, dễ xảy ra tai nạn.
Nơi bán cá nằm ngay cạnh một quầy bán đồ gia dụng, nhìn rất mất vệ sinh - Ảnh: N. N |
Thực tế, những khu chợ tạm, chợ cóc thường được tổ chức ở địa điểm gần khu công nghiệp, chỗ ở công nhân. Họ chọn khách hàng chủ yếu là công nhân vì các mặt hàng đều không rõ nguồn gốc, giá bán sẽ rẻ hơn rất nhiều so với trong cửa hàng hay siêu thị. Hơn nữa, công nhân thường có thu nhập thấp, không có nhiều thời gian nên tiện đi làm về ghé bên đường mua thực phẩm là điều dễ hiểu.
Chị Minh Hương, công nhân tại KCN Tân Bình, là khách hàng quen thuộc của khu chợ tạm này chia sẻ rằng các mặt hàng rau củ quả, cá thịt rất sẵn trên đường chị đi làm về. Thấy bên đường bán và được mọi người mua đông nên chị ghé vào mua. Lâu dần thành quen, khu chợ tạm tự phát trên đường N1 trở thành nơi mua thực phẩm của gia đình chị.
Cả một đoạn đường được tận dụng làm khu chợ tạm giờ tan tầm - Ảnh: N. N |
“Tôi thấy các mặt hàng ở đây bán khá rẻ, chỉ vài ba ngàn đồng một mớ rau, hoa quả cũng chỉ 5000 đồng hay 10.000 đồng/kg. Giá cả rất phù hợp với túi tiền của công nhân chúng tôi, ăn hoài có thấy bị sao đâu, nên tôi nghĩ không vấn đề gì”, chị Hương cho biết.
Chợ tạm, chợ cóc nằm ngay ngã tư có đèn tín hiệu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông - Ảnh: N. N |
Một số tiểu thương tại đây nói rằng họ bán hàng ở gần khu công nghiệp vì có nhiều công nhân, họ chỉ cần bán rẻ hơn so với trong quầy bán của chợ hay siêu thị thì công nhân mua sẽ nhiều. Hơn nữa, họ phải cố “bám trụ” bằng được vì bán hàng tại đây không phải nộp bất cứ một loại tiền nào như thuế, phí vệ sinh và một số loại phí khác…
Chị Huỳnh Trúc Mai, một công nhân làm việc gần 10 năm tại TP. HCM cho biết: “Mình đi làm về, tiện trên đường có bán gì thì mình mua đó, làm sao biết được mà kiểm tra an toàn thực phẩm. Với lại thấy người ta mua nhiều, mình cũng mua, nhìn các mặt hàng cũng thấy tươi ngon, rau xanh là được. Quan trọng là giá rẻ, mình tiết kiệm được chi phí ăn uống, sinh hoạt gia đình... Vậy là tốt lắm rồi”.
Mặc dù thực phẩm tại chợ cóc, chợ tạm khá rẻ, được công nhân lựa chọn, nhưng vấn đề an toàn thực phẩm cần được bảo đảm. Hơn nữa, việc chợ tự phát ngay bên đường giao thông, gần ngã tư đông người sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần có biện pháp hợp lý để giải quyết vấn đề này.
Những ngày qua, thanh long rớt giá thê thảm vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhưng hôm nay, giá thanh long bất ngờ tăng vọt lên ... |
Sáng nay, công nhân Công ty TNHH JY Hà Nam đã trở lại làm việc bình thường sau nhiều ngày tập trung trước cổng công ty để ... |
Liên quan đến việc công nhân phản đối chuyên gia Trung Quốc sang làm việc, ngày 18/2 các cơ quan chức năng của tỉnh Hà ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
- Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?
- Đắk Lắk: Gần 1.200 vận động viên tham gia hội thao do công đoàn tổ chức
- Tasco Auto là nhà phân phối thương hiệu ô tô điện Zeekr tại Việt Nam