Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Cách tính giờ làm thêm và quyền lợi của người lao động

Sổ tay pháp luật - HỒNG MINH

Mặc dù pháp luật cho phép tăng số giờ làm thêm nhưng người sử dụng lao động (NSDLĐ) chỉ được tận dụng lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động (NLĐ).

Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được sự thỏa thuận, đồng ý giữa NLĐ và NSDLĐ nhằm đảm bảo tiến trình công việc và nhu cầu công việc cấp thiết.

Trong quá trình sản xuất, làm việc kinh doanh, NSDLĐ thường yêu cầu NLĐ theo các trường hợp làm việc thêm giờ trong thực tế, ví dụ như: có đơn hàng vào các dịp Lễ, Tết, mùa cao điểm; có đơn hàng cận ngày giao nhưng vẫn chưa hoàn tất, hoặc yêu cầu giao gấp trong khi thời gian nhận ngắn; có việc phát sinh cần thực hiện ngoài giờ, như kiểm kho, kiểm kê vật tư, cơ sở vật chất định kỳ, ...

Bên cạnh đó, NLĐ cũng có thể đề xuất được làm thêm giờ, tăng ca được NLĐ đưa ra để có thêm thu nhập và nhận mức lương cao hơn so với giờ làm việc bình thường theo quy định. Giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong một tuần.

Cách tính giờ làm thêm và quyền lợi của người lao động
NSDLĐ chỉ được huy động NLĐ làm thêm giờ khi có sự đồng ý của NLĐ. Ảnh minh họa: TL

Giới hạn thời gian làm thêm giờ

1. Thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động hiện hành và Điều 60 Nghị định 145 năm 2020, thời gian làm thêm giờ tối đa trong ngày được quy định như sau:

- Chế độ làm việc theo ngày đối với những ngày làm việc bình thường: Số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày.

Trong đó, thời gian làm việc bình thường được quy định là không quá 08 giờ/ngày. Do đó, thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày không được vượt quá 04 giờ/ngày.

- Chế độ làm việc theo tuần: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

Trong đó, thời giờ làm việc bình thường với chế độ thời gian làm việc theo tuần là không quá 10 giờ/ngày. Nếu thời gian làm việc bình thường là 10 giờ/ngày thì doanh nghiệp chỉ được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 02 giờ/ngày.

- Chế độ làm việc không trọn thời gian: Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày.

Điều 32 Bộ luật Lao động giải thích, làm việc không trọn thời gian được hiểu là trường hợp NLĐ có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường.

VD: Thay vì làm 08 giờ/ngày như những NLĐ bình thường khác, người làm việc không trọn thời gian có thể chỉ làm việc 06 giờ/ngày. Tương ứng với đó, thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày của người này có thể lên đến 06 giờ/ngày.

Việc quy định giới hạn thời gian làm thêm giờ nêu trên nhằm bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh của NLĐ được diễn ra thuận lợi, NLĐ được tăng thu nhập do làm thêm, nhưng không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vì phải làm thêm giờ.

Đi làm vào ngày nghỉ lễ, Tết và nghỉ hằng tuần: Thời gian làm thêm giờ tối đa 1 ngày là 12 giờ/ngày.

2. Số giờ làm thêm tối đa trong 1 tuần/tháng/năm

Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn không ban hành quy định chung về số giờ làm thêm tối đa trong 1 tuần nên các doanh nghiệp chỉ cần cân đối thời gian làm thêm giờ tối đa trong các tuần để đảm bảo không vượt quá số giờ làm thêm tối đa trong 1 tháng.

Riêng với NLĐ làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH, trong đó hướng dẫn tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần là không quá 72 giờ/tuần.

Ngoài ra, Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định số giờ làm thêm tối đa trong 1 tháng là 60 giờ/tháng và thời gian làm thêm giờ tối đa trong năm là 300 giờ/năm.

3. Quy định thời gian làm thêm giờ ban đêm

Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định chung về thời gian làm thêm giờ chứ không đề cập cụ thể đến thời gian làm thêm giờ vào ban đêm.

Như vậy, có thể hiểu rằng, thời gian làm thêm giờ tối đa vào ban đêm cũng được tính như thời gian làm thêm giờ vào ban ngày.

Trong đó, thời gian làm việc vào ban đêm được xác định là từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau.

Cách tính giờ làm thêm và quyền lợi của người lao động
Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định số giờ làm thêm tối đa 72 giờ/tuần, 60 giờ/tháng và 300 giờ/năm. Ảnh: TL

Các trường hợp NLĐ không phải làm thêm giờ:

- NLĐ dưới 15 tuổi.

- NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, ngoại trừ một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- NLĐ là người khuyết tật nhẹ, suy giảm khả năng lao động từ 51 % trở lên, khuyết tất nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

- Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

- Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

NLĐ không được từ chối làm thêm giờ trong các trường hợp sau:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của NLĐ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

- NLĐ làm thêm giờ vào các ngày thường hoặc ngày nghỉ hằng tuần, hoặc vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được NSDLĐ tính trả lương làm thêm giờ theo quy định của luật lao động.

Cách tính tiền lương làm thêm giờ

Tiền lương làm thêm vào ban ngày, nghỉ Lễ, Tết: Tại Điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.

Tiền lương làm thêm vào ban đêm: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Bộ Luật Lao động năm 2019, NLĐ làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

NLĐ làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định trên, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ Lễ, Tết.

VD: Giả sử đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ngày bình thường của NLĐ là A thì:

- Đối với lao động hưởng lương tháng, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất sẽ là: 300%A + 30% A + 20% x (300%A) = 390%A

- Đối với lao động hưởng lương ngày thì ngoài tiền lương ít nhất bằng 390%A, NLĐ còn được trả tiền lương ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.

Cách tính giờ làm thêm và quyền lợi của người lao động
NLĐ làm thêm giờ được trả lương như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%. Ảnh: TL

Các mức phạt nếu doanh nghiệp bố trí nhân viên làm thêm giờ vượt mức tối đa

NSDLĐ được phép huy động NLĐ làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người đó nhưng cũng phải đảm bảo thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định. Nếu bố trí nhân sự làm thêm giờ vượt quá mức tối đa, NSDLĐ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 12 năm 2022 như sau:

Số lượng NLĐ phải làm thêm giờ vượt quá số giờ tối đa

Mức phạt đối với NSDLĐ

Cá nhân

Tổ chức

Vi phạm từ 01 người đến 10 NLĐ

05 - 10 triệu đồng

10 - 20 triệu đồng

Vi phạm từ 11 người đến 50 NLĐ

10 - 20 triệu đồng

20 - 40 triệu đồng

Vi phạm từ 51 người đến 100 NLĐ

20 - 40 triệu đồng

40 - 80 triệu đồng

Vi phạm từ 101 người đến 300 NLĐ

40 - 60 triệu đồng

80 - 120 triệu đồng

Vi phạm từ 301 NLĐ trở lên

60 - 75 triệu đồng

120 - 150 triệu đồng

Nỗi lòng của người mẹ đơn thân muốn tăng ca làm thêm giờ nhưng không  thể Nỗi lòng của người mẹ đơn thân muốn tăng ca làm thêm giờ nhưng không thể

Được làm thêm giờ thời điểm này với công nhân là rất quý, bởi thêm giờ làm là thêm tiền. Tôi cũng rất muốn được ...

Giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm Giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm

Ngày 3/6, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Chương trình BetterWork Việt Nam tổ chức Hội thảo "Các giải pháp đảm bảo sức khỏe và an ...

Làm thêm giờ - lý luận và thực tiễn trên thế giới Làm thêm giờ - lý luận và thực tiễn trên thế giới

Trên thực tế, nhu cầu về làm thêm giờ không thuần túy chỉ là một biện pháp để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp nào?

Sổ tay pháp luật -

Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp nào?

Người lao động được từ chối làm việc trong trường hợp công việc đó có nguy cơ mất an toàn, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của bản thân.

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không?

Pháp luật lao động -

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không?

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa nơi làm việc không và nếu được, sẽ đóng cửa trong những trường hợp nào, thời điểm ra sao?

Đi làm ngày 2/9, người lao động được hưởng 490% lương

Sổ tay pháp luật -

Đi làm ngày 2/9, người lao động được hưởng 490% lương

Với ngày nghỉ lễ 2/9, người lao động đi làm sẽ được hưởng tổng cộng 490% lương. Cụ thể như sau:

Không cho người lao động nghỉ 4 ngày lễ Quốc khánh 2/9 bị phạt thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Không cho người lao động nghỉ 4 ngày lễ Quốc khánh 2/9 bị phạt thế nào?

Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, vậy nếu doanh nghiệp không cho người lao động nghỉ 4 ngày thì bị phạt thế nào?

Chi tiết cách tính lương, phụ cấp dễ hiểu theo quy định mới nhất

Sổ tay pháp luật -

Chi tiết cách tính lương, phụ cấp dễ hiểu theo quy định mới nhất

Theo quy định mới nhất, mức lương và phụ cấp đối với người lao động được hưởng đều tăng lên.

Bảng lương mới của công chức ngân hàng cao nhất là bao nhiêu?

Pháp luật lao động -

Bảng lương mới của công chức ngân hàng cao nhất là bao nhiêu?

Các ngạch công chức chuyên ngành ngân hàng quy định tại Thông tư 14/2022/TT-NHNN áp dụng Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP quy định.

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm"

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý Tôi công nhân

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Đón xem Talk Công đoàn: “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 31/8/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước Infographic

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên! Video

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Người lao động có trình độ có được nhận thêm 7% lương không?

Sổ tay pháp luật -

Người lao động có trình độ có được nhận thêm 7% lương không?

"Người lao động đã ký hợp đồng trước ngày 1/7/2024 mà có các nội dung thỏa thuận về việc trả lương cao hơn ít nhất 7% thì người lao động sẽ được hưởng tiếp các thỏa thuận này trừ có thỏa thuận khác.", đây là một trong những nội dung tư vấn của TS.LS Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp.

Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp nào?

Pháp luật lao động -

Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp nào?

Người lao động có thể đơn phường chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo nhu cầu mà không cần phải có lý do cụ thể với điều kiện phải đáp ứng thời hạn báo trước.

Điều kiện và thủ tục để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Pháp luật lao động -

Điều kiện và thủ tục để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), người lao động gửi thông báo cho người sử dụng lao động về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong thời gian quy định pháp luật.

Trường hợp nào người lao động nghỉ việc phải báo trước ít nhất 120 ngày?

Sổ tay pháp luật -

Trường hợp nào người lao động nghỉ việc phải báo trước ít nhất 120 ngày?

Theo đó, đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Căn cứ xác định người lao động không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động?

Pháp luật lao động -

Căn cứ xác định người lao động không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động?

Mức độ không hoàn thành công việc được ghi trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động của đơn vị.

Viên chức bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nào?

Pháp luật lao động -

Viên chức bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp nào?

Viên chức bị áp dụng hình thức thức kỷ luật buộc thôi việc trong các trường hợp được quy định tại Điều 19 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/09/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng

Pháp luật lao động -

Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ gì?

Sa thải NLĐ sai căn cứ hoặc trình tự, thủ tục: Phạt lên đến 40 triệu đồng, trả thêm tiền cho NLĐ

Pháp luật lao động -

Sa thải NLĐ sai căn cứ hoặc trình tự, thủ tục: Phạt lên đến 40 triệu đồng, trả thêm tiền cho NLĐ

Việc sa thải NLĐ sai căn cứ hoặc trình tự, thủ tục đều xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.

Người giao hàng, tài xế công nghệ đang chịu thiệt thòi như thế nào khi hành nghề?

Pháp luật lao động -

Người giao hàng, tài xế công nghệ đang chịu thiệt thòi như thế nào khi hành nghề?

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global, hiện nay tài xế công nghệ (vận chuyển Grab, giao hàng tiết kiệm...) chưa có các quyền của người lao động; có rất nhiều ý kiến về việc cần phải bảo vệ quyền lợi của đội ngũ tài xế công nghệ, bởi họ đang là một đội ngũ lực lượng lao động chiếm số lượng rất lớn trong xã hội.

Công ty có được kỷ luật NLĐ khi vi phạm không xảy ra tại nơi làm việc không?

Pháp luật lao động -

Công ty có được kỷ luật NLĐ khi vi phạm không xảy ra tại nơi làm việc không?

Khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải NLĐ chỉ áp dụng cho một số trường hợp nhất định, trong đó có những trường hợp hành vi vi phạm được quy định phải xảy ra tại nơi làm việc.