Từ chức và việc tạo nên đòn bẩy dư luận
Đảng với công nhân - 10/01/2023 10:47 PHẠM XUÂN DŨNG
Xưa nay chuyện từ chức tuy không phải mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ và thường được dư luận chú ý, rất nhiều khi thành chuyện thời sự. Lý do dễ thấy nhất vì đó là những người có chức vụ, có địa vị xã hội, chức vụ của họ quan hệ đến nhiều người, đến cộng đồng nên dư luận để tâm theo dõi. Và cũng cần nói thêm rằng trong một số trường hợp, người từ chức lại là những nhân vật đáng kính, có năng lực và uy tín hẳn hoi nhưng họ vẫn chọn con đường từ chức vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ở nước ta thời trung đại, cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến từng là mệnh quan triều đình Nhà Nguyễn cũng đã cáo quan (từ chức) vì thấy mình không thích hợp với triều đình phong kiến lúc bấy giờ, thấy nên từ quan để bảo toàn danh tiết. Không những thế, cụ còn có bài thơ "Di chúc" nói rõ việc này: "Đề vào mấy chữ trong bia/Rằng: "quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu".
Thời nay có những cán bộ có năng lực và uy tín nhưng vẫn chọn con đường xin về hưu trước tuổi như ông Trần Đăng Tuấn - Phó tổng giám đốc VTV hay ông Nguyễn Sự - Bí thư Thành ủy Hội An (Quảng Nam). Họ về trước nhưng vẫn để lại tiếng tốt trong Nhân dân. Như ông Nguyễn Sự mặc dù sức khỏe và năng lực còn tốt nhưng vẫn xin về trước tuổi để lớp trẻ có cơ hội kế thừa và rèn luyện trong cương vị công tác mới. Đó là điều không phải ai cũng làm được, được dư luận rât hoan nghênh bởi tính chất nêu gương của cán bộ lãnh đạo. Còn cán bộ có khuyết điểm tự giác từ chức thì Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ từ chức vào năm 2004 là một dẫn chứng.
Cần thấy rằng, Đảng và Nhà nước thời gian qua đã khuyến khích cán bộ không còn đảm bảo năng lực, uy tín từ chức. Điều này đã được đề cập đến trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12, Kết luận số 21-KL/TW của hội nghị Trung ương 4, khóa 13 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ngày 3/11/2021, Trung ương ban hành Quy định số 41-QĐ/TW để xem xét việc miễn nhiệm, cho từ chức đối với cán bộ không đạt yêu cầu về uy tín xã hội, phẩm chất chính trị, và năng lực chuyên môn. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 22/3/2022 về chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành Trung ương.
Gần đây nhất, ngày 18/8/2022, Bộ Chính trị ban hành “Quy định số 80-QĐ/TW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử”, trong đó có hướng dẫn về thực hiện miễn nhiệm, từ chức với cán bộ bị kỷ luật, không còn đạt yêu cầu. Có điều lần này, công tác nhân sự, trong đó có việc từ chức được đặt ra một cách quyết liệt với những biện pháp mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng. Ảnh: baochinhphu.vn |
Nội dung chính chúng ta đang bàn ở đây là việc từ chức của những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc mắc sai phạm, bị kỷ luật, ... cần khuyến khích từ chức và hơn thế cần tạo nên sức ép dư luận từ trong Đảng cho đến ngoài xã hội buộc họ phải từ chức. Trong năm 2022 đã có một số cán bộ như vậy đã từ chức, thôi chức, về hưu hay làm nhiệm vụ khác khi không còn thích hợp ở chức vụ cũ. Đối với các nước văn minh phát triển thì từ chức không còn là chuyện cá biệt mỗi khi anh không hoàn thiện nhiệm vụ hoặc vi phạm quy định. Có rất nhiều dẫn chứng về chuyện này, có những vụ từ chức chấn động dư luận cả nước, thậm chí cả thế giới. Chẳng hạn như sau vụ bê bối chính trị Watergate ở Mỹ liên quan đến Tổng thổng Hoa Kỳ Nixon khiến ông này không còn con đường nào khác nên buộc phải từ chức vào 8/8/1974 là một ví dụ.
Nhưng từ chức không phải là chuyện đơn giản có thể thực hiện một cách nhẹ nhàng. Sở dĩ như vậy là vì chức vụ thường gắn liền với quyền lực, quyền lợi. Hơn nữa quan niệm phản tiến bộ: "Một người làm quan, cả họ được nhờ" vẫn còn nhiều ràng buộc nên nhiều người không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí sai phạm, mất uy tín vẫn cố giữ cho bằng được "chiếc ghế" của mình. Tình trạng này đã được ông Nguyễn Đình Hương - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương khi còn sống đã nói một câu rất đáng lưu tâm: “Cán bộ tham nhũng, đút lót nhau hàng trăm tỷ, nhưng chưa thấy ai từ chức vì sai phạm. Cả cuộc đời 60 năm làm công tác tổ chức, cán bộ, tôi chưa thấy ai từ chức”. Dù câu nói xót xa cũa ông có thể chưa phản ánh đầy đủ và toàn vẹn sự thật khách quan thì vẫn rất đáng ghi nhận và vẫn mang tính thời sự khi nói đến vấn đề từ chức. Đó là chưa nói đến chuyện liên quan đến danh dự cá nhân, thể diện gia đình, dư luận nhiều chiều… nên đó là một quyết định thường là rất khó khăn.
Trở lại nội dung của Hội nghị nói trên, phát biểu chỉ đạo Hội nghị đồng chí Võ Văn Thưởng cũng đã nhấn mạnh việc nhân sự "có vào, có ra, có lên, có xuống" cần phải coi là chuyện bình thường trong công tác nhân sự, nhấn mạnh đến vai trò nêu gương của người đứng đầu. Đồng chí cũng thông tin sẽ chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm cho cán bộ do Trung ương bầu và đánh giá kết quả hai năm rưỡi thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ XIII.
Đồng chí đã lưu ý: "Thứ nhất, trong nội bộ Đảng đánh giá thấy chức trách, nhiệm vụ đó chưa hoàn thành thì có sức ép để đề cao tinh thần nêu gương, tự giác của người lãnh đạo đó. Thứ hai, ngay cả xã hội có những lĩnh vực mà sai phạm xã hội người ta không đồng tình nếu mà để một người A, B, C cụ thể với những sai phạm mà vẫn còn ở cái vị trí công tác đó".
Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng đã khẳng định quyết tâm của Đảng là tạo dư luận trong Đảng và trong xã hội để những người năng lực không tương xứng với chức vụ, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc sai phạm để gây sức ép buộc họ phải từ chức, phải thôi chức hoặc làm nhiệm vụ khác. Điều này cũng là sự thể hiện cụ thể "ý Đảng, lòng dân" trong công tác nhân sự, mà ở đây là câu chuyện từ chức.
Mặc dù quyết tâm như vậy nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận được những khó khăn cần khắc phục.
Đó là việc lấy phiếu tín nhiệm không phải lúc nào cũng chính xác. Bởi lẽ những người sống theo dĩ kiểu dĩ hòa vi quý, ít đụng chạm thì dễ được lòng mọi người nên phiếu tín nhiệm có khi không phản ánh đúng bản chất hiện tượng, sự vật, con người.
Thứ nữa là do sự ràng buộc của thể chế: "Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" nên khi có sai phạm xảy ra thì không dễ truy cứu trách nhiệm cá nhân, ngoại trừ những người trực tiếp gây ra sai phạm, từ đó việc đánh giá trách nhiệm cá nhân hay uy tín của người đứng đầu cũng không hề đơn giản.
Việc từ chức do vậy cũng đòi hỏi đạo đức cá nhân của từng người, đòi hỏi đến danh dự và lòng tự trọng mà những phẩm chất này không phải người nào cũng có.
Dù có những khó khăn nhưng nếu có quyết tâm từ những người lãnh đạo cao nhất, có phương pháp thích hợp và có sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị với sự hậu thuẫn của Nhân dân, của dư luận thì công tác nhân sự chắc rằng sẽ có những bước tiến mới hiệu quả hơn. Đó cũng là điều mà hết thảy chúng ta mong đợi.
Từ 01/01/2023: Áp dụng quy định mới về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn các cấp Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán ... |
Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp ... |
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Bộ Công thương năm 2022 Chiều 29/12, Bộ Công thương, Công đoàn Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm ... |
Tin cùng chuyên mục
Đảng với công nhân - 28/08/2024 17:57
Bình Phước: Chi bộ Đảng đầu tiên gồm 9 đảng viên thành lập trong khu công nghiệp
Ngày 28/8, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bình Phước tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Chi bộ cơ sở Công ty TNHH Freewell, thuộc Khu công nghiệp (KCN) Bắc Đồng Phú. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên thành lập trong KCN.
Đảng với công nhân - 26/08/2024 09:58
Lòng kiên định vượt gian nan, dựng xây đời no ấm ở Chư Mom Ray
Từ một vùng rừng núi hoang vu vắng bóng người, dải đất biên giới từng là nơi “bom cày, đạn xới” ngày xưa, với sự lao động sáng tạo và lòng quả cảm, kiên định theo sự lãnh đạo của tổ chức Đảng lớp lớp cán bộ, công nhân Công ty Chư Mom Ray đã cải biến, dựng xây vùng đất hoang vu thành vùng quê xanh thẳm cao su, bạt ngàn hương trái, đời sống công nhân ấm no hơn…
Đảng với công nhân - 18/08/2024 19:14
Từ người thợ dè dặt đến công nhân giỏi Thủ đô
Từ một người thợ dè dặt, sau khi vào Đảng, anh Đỗ Tuấn Tú, công nhân Công ty TNHH Bê tông đúc sẵn và Cơ khí Bình Dương (huyện Đông Anh, Hà Nội) tự tin hơn trong giao tiếp, công việc chuyên môn, có nhiều nỗ lực cống hiến hơn. Gần đây anh được tặng thưởng danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Đảng với công nhân - 03/08/2024 09:00
Vào Đảng là động lực và để nghiêm khắc hơn với chính mình
Không "đao to búa lớn", không hô hào suông, từ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, anh Nguyễn Tiến Long (công ty TNHH Cơ Nhiệt Điện lạnh Bách khoa) luôn cống hiến cho công ty bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống người lao động.
Đảng với công nhân - 27/07/2024 08:43
Gặp người đảng viên công nhân từng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối thoại cởi mở
Vào Đảng khi 27 tuổi, là công nhân làm việc trong ngành mỏ có nhiều cống hiến, từng nhận được nhiều danh hiệu, nhưng với anh Đoàn Văn Lý (SN 1983), công nhân Công ty Cổ phần Than Hà Tu (Quảng Ninh) thì cuộc gặp và được đối thoại cởi mở với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cách nay 11 năm, lại có ý nghĩa quan trọng, là động lực lớn lao để anh nỗ lực cống hiến, trở thành một trong những đảng viên công nhân tiêu biểu trong ngành than.
Đảng với công nhân - 19/07/2024 19:53
“Vào Đảng để phát huy tinh thần “Rạng Đông anh hùng có Bác Hồ”
Từ ngày vào làm việc tại Công ty Cổ phần Bóng đèn – Phích nước Rạng Đông, anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1990 tại Mỹ Đức, Hà Nội) luôn tự hào về khẩu hiệu “Rạng Đông anh hùng có Bác Hồ” và đó cũng là lý do anh khao khát được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
- Công ty may ở Nam Định tuyển hàng trăm công nhân, thưởng 1-3 triệu cho người giới thiệu thành công
- Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng: Nơi lan tỏa những giá trị nhân văn
- Rao bán Suzuki Jimny cũ giá 1,4 tỷ đồng
- Thực hư thông tin người có bằng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025
- Công nhân hối hả trên công trường dịp lễ 2/9