TP Hồ Chí Minh: Hơn 58.000 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Phóng sự điều tra - 22/02/2023 10:07 MINH ANH
Theo báo cáo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.HCM vừa gửi UBND TP.HCM về tình hình nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN), tính đến hết tháng 1/2023, trên địa bàn thành phố có hơn 58.000 doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền hơn 4.800 tỷ đồng.
Cụ thể, tính đến ngày 31/1/2023, trên địa bàn TP.HCM có 58.092 doanh nghiệp nợ BHXH, với tổng số tiền nợ 4.874,64 tỷ đồng, chiếm 7,55% so với tổng số thu BHXH bắt buộc. Sau khi trừ nợ dưới 1 tháng là 33,03 tỷ đồng và nợ khó thu là 581,74 tỷ đồng, số tiền nợ còn lại là 3.955,87 tỷ đồng, chiếm 6,13% so với tổng số thu BHXH bắt buộc.
Tính đến hết tháng 1/2023, TP Hồ Chí Minh có hơn 58.000 doanh nghiệp nợ BHXH với số tiền hơn 4.800 tỷ đồng. Ảnh minh họa |
Trong đó, có 41.176 đơn vị nợ từ 1 đến 3 tháng với số tiền nợ 1.966,23 tỷ đồng; 6.729 đơn vị nợ từ 3 đến 6 tháng với số tiền nợ 423,73 tỷ đồng; 3.546 đơn vị nợ từ 6 đến 12 tháng với số tiền khoảng 335,51 tỷ đồng. Đặc biệt, có 6.641 đơn vị nợ trên 12 tháng với số tiền nợ 1.812,14 tỷ đồng.
Theo BHXH TP.HCM, nguyên nhân khiến tình trạng nợ BHXH bắt buộc vẫn diễn ra là do tính tự giác chấp hành pháp luật BHXH, BHYT của một số đơn vị chưa cao, đặc biệt là các đơn vị sử dụng ít lao động. Nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những bất cập trong chế tài xử lý đối với các đơn vị chây ỳ, không chịu đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động. Cơ quan BHXH chưa được giao đầy đủ trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BHXH nên công tác thanh, kiểm tra, thực hiện các chế tài xử lý của ngành BHXH Việt Nam chưa đủ sức răn đe, dẫn đến một số đơn vị sử dụng lao động coi thường pháp luật, không chấp hành xử lý phạt, cố tình vi phạm.
Từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/1/2023, BHXH TP.HCM đã thực hiện chuyển UBND TP.HCM ban hành quyết định xử phạt theo thẩm quyền đối với 115 đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN với số tiền phạt là gần 16 tỷ đồng. Đã có 12 đơn vị chấp hành quyết định xử phạt, tổng số tiền phạt 1,8 tỷ đồng, 62 đơn vị giải quyết nợ với tổng số tiền là 22,25 tỷ đồng. |
Loạt doanh nghiệp lớn tại Hà Nội nợ tiền bảo hiểm, 1 doanh nghiệp BĐS nợ hơn 22 tỷ đồng Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội vừa công bố danh sách nhiều doanh nghiệp lớn đang nợ tiền bảo hiểm của người lao động ... |
Những ngân hàng, công ty bảo hiểm nợ tiền bảo hiểm của người lao động tháng 1/2023 Theo số liệu từ Bảo hiểm Xã hội Hà Nội, 1 ngân hàng và 6 công ty bảo hiểm trên địa bàn Hà Nội hiện ... |
Media Mart Việt Nam nợ đóng bảo hiểm xã hội cho 1.273 lao động Theo công bố của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội, tính đến thời điểm cuối tháng 01/2023 Công ty Cổ Phần Media Mart Việt ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 06/09/2024 15:09
Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.
Phóng sự điều tra - 04/09/2024 17:07
Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”
Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.
Pháp luật lao động - 03/09/2024 16:24
Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.
Pháp luật lao động - 01/09/2024 07:31
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 08:42
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn
Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.
Phóng sự điều tra - 30/08/2024 07:26
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng
Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề