Thực phẩm bẩn là khối u cần cắt bỏ
Đời sống - 10/11/2019 09:30 Thanh Hà
Người dân hàng ngày vẫn phải đi chợ mà không biết được nguồn gốc thực phẩm mình mua về thực sự là như thế nào. |
Ham lãi cao, không từ thủ đoạn
Câu chuyện hơn 180 học sinh của Trường mầm non xã Thanh Khương - Bắc Ninh có kết quả xét nghiệm dương tính với sán lợn sau khi ăn bữa ăn trưa ở trường tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và lương tâm của người kinh doanh.
Trước đó, vào tháng 8/2018, nhóm sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM hoảng hốt thấy trong suất cơm của mình có ròi khi đi ăn ở quán cơm cạnh ký túc xá - mà bấy lâu nay, nơi đây được coi là điểm đến thân thuộc của mỗi sinh viên với tiêu chí “ngon, bổ, rẻ”.
Cũng mới đây, ngày 10/4/2019, Bệnh viện Đa khoa Hải Dương đã tiếp nhận và cấp cứu 88 bệnh nhân được xác định là ngộ độc thực phẩm với triệu chứng đau đầu, chướng bụng, buồn nôn. Đây đều là những công nhân Công ty TNHH Ha Hae Việt Nam và có cùng dấu hiệu như vậy sau khi ăn bữa ăn ca tại công ty.
Đó chỉ là một vài ví dụ trong vô vàn những trường hợp về thực phẩm bẩn và những nguy hại của nó tới sức khỏe người tiêu dùng. Có thể thấy, thực phẩm bẩn vẫn đang len lỏi trên các nẻo đường, vào từng ngõ phố. Những thực phẩm đã bốc mùi được tẩy rửa bằng hóa chất, chế biến ngay trên nền đất, cạnh cống rãnh vẫn xuất hiện đâu đó. Theo một chuyên gia thực phẩm cho biết, vì lợi nhuận nhiều chủ kinh doanh đã sử dụng cả công nghệ sản xuất xà phòng vào chế biến cà phê nhằm tạo bọt.
Không chỉ cà phê, với 100 gram hương liệu người ta đã có thể pha ra hàng trăm ly trà chanh, trà sữa thơm ngon, giá rẻ. Và trong những tô mì, tô phở trên đường phố đều có chất phụ gia hỗ trợ chế biến rất độc hại.
Không từ thủ đoạn, bất chấp những nguy hại về sức khỏe cho người dùng, người bán hàng còn sử dụng các loại phụ gia giúp chả lụa, pa tê sậm màu khi để ngoài không khí và nhiều các loại hóa chất trong thịt lợn, thịt bò, thịt gà… Đáng lưu ý hơn là những loại hóa chất này được rao bán công khai trên mạng xã hội, chỉ cần một cuộc điện thoại đặt hàng sẽ được giao đến tận nơi mà không cần biết người ta sẽ sử dụng thế nào, vào đâu?
Theo ông Nguyễn Thanh Phong – Cục Trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế): Ngoài những điều nêu trên, hiện nay người dân đang rất ưa chuộng thực phẩm nhập khẩu được nhập qua hình thức xách tay. Nhưng chính những thực phẩm này lại mang nhiều nguy cơ về nguồn gốc, xuất xứ và rất khó kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, nhất là khi được rao bán trên mạng xã hội. Mặt khác, số lượng hàng xách tay đều có số lượng ít dẫn đến việc xử lý gặp nhiều khó khăn.
Bao giờ hết lo ngại
Nhắc đến an toàn vệ sinh thực phẩm, dường như là câu chuyện chưa bao giờ hết nóng. Cũng thật dễ hiểu, trong rất nhiều thứ liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân thì có lẽ, thực phẩm là hàng đầu. Và cũng thật nan giải khi người ta có thể nói không với mọi thứ, trừ thực phẩm!
Lợn mổ xong để ngay dưới sàn chỗ giết mổ. |
Dù rất lo ngại về tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay nhưng bạn Nguyễn Hương Ly (Đại học Sư phạm Hà Nội) vẫn thường mua thực phẩm không rõ nguồn gốc ở chợ Dịch Vọng gần chỗ trọ. Bởi theo Ly, hàng tháng bố mẹ gửi cho 2 triệu đồng trong đó có cả tiền nhà, tiền ăn và chi tiêu nên không phải lúc nào các em cũng có khả năng mua đồ tem mác trong siêu thị.
Giống như bạn Hương Ly, chị Phạm Thị Nụ (Công nhân KCN Đồng Văn, Hà Nam) vẫn thường mua thức ăn của những gánh hàng rong được gọi là chợ tạm trước cổng công ty sau mỗi giờ tan làm. Chị cũng rất lo lắng về thực phẩm không rõ nguồn gốc nhưng chị đành chấp nhận vì nó phù hợp với túi tiền cho chi tiêu của gia đình.
Thu nhập và điều kiện đời sống là một phần lý do khiến người tiêu dùng vô hình trung tiếp tay cho những kẻ sản xuất, bán buôn thực phẩm bẩn. Nhiều người tiêu dùng dù vẫn biết và nghi ngại về thực phẩm bẩn nhưng vì thiếu thông tin nên nhắm mắt cho qua.
Vì lòng tham và ham lợi nhuận, những kẻ sản xuất và bán buôn thực phẩm bẩn sẵn sàng đánh đổi sức khỏe, tính mạng của người khác, rộng hơn, nguy hiểm hơn là sự suy tàn của cả thế hệ, quốc gia.
Theo ông Nguyễn Thanh Phong, thực phẩm không an toàn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi. Đặc biệt, thực phẩm bẩn tràn lan chính là cái u ác tính cho đất nước cần sớm cắt bỏ.
Hiện nay, việc quản lý, theo dõi và kiểm tra thực phẩm bẩn của các cơ quan quản lý còn buông lỏng dẫn đến việc vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm khá phổ biến, tình trạng sử dụng chất phụ gia, chất hỗ trợ, chất bảo quản không rõ nguồn gốc ngày càng gia tăng.
Để ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thực phẩm bẩn, ngoài việc tăng cường công tác quản lý, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm cần sự vào cuộc tích cực hơn của các ngành chức năng để tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trong việc cung cấp thực phẩm, cũng như nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng trong việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Qua đó cũng cần khuyến khích, hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an toàn trong cả khâu sản xuất và chế biến thực phẩm, từ con giống, vật tư, hóa chất sử dụng trong nuôi trồng và các công việc liên quan.
Còn trong khâu phân phối, tại các chợ đầu mối phải làm rõ trách nhiệm của Ban Quản lý chợ gắn với việc đầu tư chợ đạt tiêu chuẩn. Những chợ cóc, chợ tạm, phải tăng cường kiểm tra và treo biển công khai thông báo để người tiêu dùng biết. Người tiêu dùng cũng cần hiểu đúng và đầy đủ khi mua thực phẩm nói chung và có quyền đòi hỏi nhà phân phối, tiểu thương cung cấp rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hạn sử dụng.
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
- Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?