Thiếu nữ gốc Việt sống thực vật sau ca nâng ngực hỏng
Đời sống - 19/01/2020 23:23 Ánh Dương (T.H)
Emmalyn Nguyễn hôn mê sau ca phẫu thuật nâng ngực. Ảnh: FOX 31 |
Vợ chồng ông Sonny Nguyễn nói với chương trình Problem Solvers của đài Fox 31 rằng Emmalyn muốn cải thiện diện mạo nên quyết định nâng ngực sau khi cô tốt nghiệp trung học tại một phòng khám ở Colorado ngày 1-8.
Theo đơn kiện của gia đình, tim của Emmalyn ngừng đập và cô không thể thở được trước khi các bác sĩ làm thủ thuật chỉnh sửa ngực. Theo luật sư đại diện của gia đình, ông David Woodruff, không ai trong phòng khám theo dõi và kiểm tra Emmalyn trong suốt 15 phút, và khi một y tá đến nơi, Emmalyn Nguyễn đã ngừng thở.
Bác sĩ và điều dưỡng bị cáo buộc để Emmalyn nằm im trên bàn mổ trong 5,5 giờ và không gọi điện vào số điện thoại khẩn cấp 911 trong khi mẹ Emmalyn ngồi trong phòng chờ mà không biết chuyện gì xảy ra, theo luật sư David Woodruff.
Emmalyn Nguyễn phải nằm viện, ăn bằng ống thông dạ dày trong 50 năm tới sau ca nâng ngực hỏng.
Lúc nhận ra Emmalyn gặp vấn đề, nhân viên viện thẩm mỹ đã tiến hành hồi sinh tim phổi cho cô, nhưng 5 tiếng rưỡi sau đó họ mới gọi cấp cứu. Sự chậm trễ này đã khiến cô gái trẻ không bao giờ tỉnh táo trở lại.
Fam cho hay sau khi ca phẫu thuật kết thúc, một trong số các bác sĩ đã bước ra và nói chị không được vào trong để xem tình hình con ra sao. "Anh ta còn bảo con bé ổn và có thể vì còn trẻ nên mất nhiều thời gian để tỉnh lại hơn", Fam kể.
Emmalyn Nguyễn. Ảnh: FOX 31 |
Hiện y tá gây mê Rex Meeker và bác sĩ thẩm mỹ Geoffrey Kim bị kiện vì tội tắc trách tại tòa án quận Arapahoe.
Năm 2009, y tá Meeker từng bị một người đàn ông tên John Harty kiện ra tòa. Vợ của John, bà Paula, cũng qua đời vì chết não trong một ca phẫu thuật nâng ngực, trong đó Meeker là người tiêm thuốc gây mê. Vụ việc trên sau đó được dàn xếp trong bí mật năm 2012.
"Một quy trình làm đẹp đáng ra phải theo đúng tiêu chuẩn thì lại trở thành cơn ác mộng đối với cô ấy và gia đình. Đã không có ai theo dõi cô ấy sau khi tiêm thuốc gây mê. Emmalyn phải ở một mình trong 15 phút", Wooddruff nói.
Phẫu thuật nâng ngực có thể có rất nhiều biến chứng. Biến chứng sớm nhất là sốc khi tiêm thuốc tê và biến chứng chảy máu trong mổ. Sau đó một thời gian có thể gọi là biến chứng chảy máu sau mổ. Dấu hiệu là chảy máu, ngực căng tức, mảng tím dọc hai bên sườn, quầng vú, bệnh nhân kêu đau, khó thở...
Biến chứng nhiễm trùng vết mổ xảy ra không tức thì. Thông thường xảy ra sau một thời gian từ 3 - 5 ngày đầu sau mổ. Biểu hiện: vết mổ có dịch rỉ ra, bệnh nhân sốt. Để một thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng viêm hóa mủ. Trong trường hợp này, phải lấy túi ngực đã đặt ra, rửa sạch ổ mủ, dẫn lưu ra bên ngoài. Chỉ khi nào lành lại, hết nhiễm trùng thông thường từ 3-6 tháng mới có thể đặt túi lại được.
Các bác sỹ khuyến cáo, việc phẫu thuật phải được tiến hành ở cơ sở y tế uy tín, được thực hiện bởi các bác sỹ chuyên khoa, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ phẫu thuật, bao gồm: trang thiết bị về nhà mổ, gây mê, cấp cứu để giải quyết những bất thường xảy ra trong và sau khi phẫu thuật.
“10 năm lập nghiệp ở Quảng Nam, đây là lần đầu tiên tôi đi “Chuyến xe Công đoàn”, tôi thật sự cảm thấy rất vui”, ... |
Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh vừa tiếp nhận một bệnh nhân nguy kịch do nhiễm khuẩn liên cầu lợn. Những bệnh nhân mắc liên ... |
Trước diễn biến bất thường của bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới, ngày 16/1, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn ... |
Xả thân cứu người, không kịp nghĩ tới an toàn của bản thân là những gì có thể hình dung về hành động thật đẹp ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
- Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?