Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thiếu nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân - Góc nhìn từ Bình Dương

Phóng sự điều tra - TẤN MÂN

Tuy là “lá cờ đầu của cả nước” trong xây NƠXH, nhưng cũng như tình trạng chung trên cả nước, Bình Dương vẫn đang thiếu trầm trọng NƠXH, nhà ở cho công nhân với nguyên nhân nói chung là thiếu quỹ đất, vướng mắc trong thủ tục, thiếu nguồn vốn ưu đãi và cơ chế khuyến khích thu hút vốn xã hội hóa…

Thiếu trầm trọng NƠXH

Từ 10 năm trước, tỉnh Bình Dương đã phát triển mô hình NƠXH giá rẻ bán cho người lao động có thu nhập thấp, giao cho Tổng công ty Becamex IDC thực hiện. Giai đoạn 1 đã xây dựng được 47.500 căn, giai đoạn 2 xây 118.234 căn, từ nay đến cuối năm 2023 xây tiếp 20.000 căn. NƠXH được xây dựng trên toàn tỉnh, khu vực đông công nhân lao động (CNLĐ).. Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2021-2025, tỉnh có thêm 4,2 triệu m2 sàn, tương đương 100.000 căn NƠXH được xây dựng nhưng tiến độ đạt chậm vì vướng nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân liên quan quỹ đất là chủ yếu. Ngoài ra, hiện quỹ đất NƠXH tại 32 dự án nhà ở thương mại khoảng 100ha vẫn chưa được triển khai xây dựng

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tại 22 địa phương trọng điểm trên cả nước, trong 9 tháng năm 2022 đã có 18 dự án NƠXH, nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp được khởi công, với khoảng 26.500 căn. Trong đó, Bình Dương có 5 dự án được khởi công với khoảng 20.000 căn.

Thiếu nhà ở xã hội- Góc nhìn từ Bình Dương
Thiếu quỹ đất, vướng mắc trong thủ tục là nguyên nhân dẫn đến thiếu NƠXH. Ảnh minh họa.

Từ năm 2010, tỉnh Bình Dương đã thực hiện Đề án xây dựng NƠXH, bán giá rẻ và có hỗ trợ vốn vay cho người có thu nhập thấp, công nhân, người lao động (CN-NLĐ) mua, với giá chỉ từ 100-120 triệu đồng/căn 25-30m2.

Dự kiến đến cuối năm 2023, Bình Dương sẽ đưa vào sử dụng thêm khoảng 20 ngàn căn NƠXH. Giai đoạn này, giá bán sẽ đa dạng hơn, mỗi căn dao động từ 120 đến 280 triệu đồng/căn hoặc loại cao cấp hơn với giá từ 200 đến 500 triệu đồng/căn. Ngoài ra, người lao động có thể thuê với giá 750.000 đồng/căn/tháng.

Tuy nhiên, do khoảng hơn 10 năm trở lại đây, Bình Dương đã trở thành “miền đất hứa” của hàng triệu CN-NLĐ trên cả nước hội tụ đến làm việc, khi mà năm 2016, dân số của tỉnh chỉ khoảng 2,1 triệu dân, thì năm 2019 đã tăng lên đến 2,4 triệu dân và nay đã có khoảng 2,6 triệu dân, trong đó khoảng 53% là người đến từ nhiều tỉnh, TP khác thiếu nhà ở. Do vậy, sự cung ứng NƠXH nêu trên là “không thấm vào đâu”, dẫn đến tình trạng Bình Dương đang có khoảng 1 triệu CN-NLĐ phải ở trọ chật chội, thiếu tiện nghi tối thiểu.

Thiếu nhà ở xã hội- Góc nhìn từ Bình Dương
Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham quan Khu NƠXH Becamex Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh: TB

Vì thiếu NƠXH nên xảy ra tiêu cực?

Tìm hiểu của chúng tôi tại TP Thủ Dầu Một, vào giai đoạn đầu của dự án NƠXH, khoảng từ năm 2010 đến khoảng 2017, đã có hàng chục ngàn CN-NLĐ may mắn được mua căn hộ NƠXH với những điều kiện khá dễ, khá hợp lý hợp tình như: CN-NLĐ chỉ cần đang làm việc tại địa phương, có hợp đồng lao động và bảng lương, có đóng BHXH và chưa sở hữu nhà đất ở Bình Dương là được mua NƠXH với giá chỉ 100 - 120 triệu đồng/căn, không ít người còn được mua trả góp trong cả chục năm, được vay vốn lãi suất ưu đãi...

Nhưng hiện tỉnh Bình Dương đã hết nguồn cung NƠXH, nhất là tại các đô thị công nghiệp mới phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây như Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát …thì càng thiếu NƠXH trầm trọng. Tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo tỉnh Bình Dương với hiệp hội ngành hàng mới đây, ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch HĐQT - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình góp ý: "Hiện NƠXH đang rất thiếu, tỉnh cần có quy hoạch NƠXH quy mô hơn, nhiều hơn, diện tích lớn hơn"...

Ngoài ra, điều kiện được mua NƠXH càng về sau càng khó hơn, thậm chí là nhiêu khê hơn trước rất nhiều như: Người được mua NƠXH phải có đăng ký thường trú hoặc tạm trú từ 1 năm trở lên tại Bình Dương; Phải là người có thu nhập thấp, không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc phải thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định… Do vậy đã xảy ra ra tình trạng mua đi bán lại các căn hộ NƠXH, và đã có nhiều phản ánh chính thức về tiêu cực “kinh doanh NƠXH để kiếm lời”.

Trao đổi với báo chí mới đây, một cán bộ công đoàn tại TP Thuận An không muốn nêu tên cho biết: "Hiện khu vực Thuận An, Dĩ An không còn bán NƠXH theo chính sách của Nhà nước, bán giá rẻ chính thức từ Tổng công ty Becamex IDC, trong khi nhiều CN-NLĐ thì đang rất cần mua NƠXH nên việc mua đi bán lại NƠXH với giá cao hơn giá gốc vài chục triệu đồng là xảy ra nhiều".

Thiếu nhà ở xã hội- Góc nhìn từ Bình Dương
Khu NƠXH Becamex Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương. Ảnh: Trần Tình

Cần kiểm soát chặt hơn, khoa học hơn

Tại Kỳ họp thứ 6, Khoá X, HĐND tỉnh Bình Dương giữa tháng 7 vừa qua, cử tri đã phản ánh do NƠXH thiếu nguồn cung nên đã có tình trạng mua đi bán lại kiếm lời. Trong khi CN-NLĐ, người thu nhập thấp khó tiếp cận NƠXH để an cư lạc nghiệp theo đúng tiêu chí của chính sách an sinh xã hội này thì có không ít người được mua rồi đi bán lại thu lợi nhuận, đề nghị ngành chức năng công khai, minh bạch … công bằng để những CN-NLĐ thật sự khó khăn về nhà ở mua được NƠXH..

Trả lời vấn đề trên, ông Võ Hoàng Ngân, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương khẳng định cơ quan chức năng sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm bán đúng đối tượng theo chính sách của tỉnh. Ông cũng cho biết, theo kế hoạch bán 20 ngàn căn NƠXH vào cuối 2023 cũng chỉ có giá từ 120 đến 150 triệu đồng/căn 30m2, căn hộ cao cấp hơn bán với giá khoảng 500 triệu đồng/căn, cũng có căn hộ cho thuê với giá 750.000 đồng/căn/tháng.

Ông Ngân cũng khẳng định sẽ công bố việc bán NƠXH trên website của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Chính sách Xã hội… danh sách người mua phải thông qua Sở Xây dựng để lấy ý kiến các cơ quan liên quan, công khai và xét duyệt hồ sơ...Trao đổi với báo chí về tiêu cực mà cử tri phản ánh, ông Võ Hoàng Ngân thừa nhận có nghe thông tin này nhưng chưa nắm được cụ thể. "Nếu biết được chính xác sẽ kiên quyết xử lý mạnh tay…”

Theo chúng tôi, việc phải “xin” xác nhận hộ nghèo, giấy tạm trú….từ chính quyền sở tại là kẽ hở cho vài nhân viên chính quyền tiêu cực có thể cấp các loại giấy tờ này sai đối tượng, cần lưu ý đề phòng.

Thiếu nhà ở xã hội- Góc nhìn từ Bình Dương

Bình Dương xây dựng NƠXH cho CN-NLĐ. Ảnh: TM

Vẫn biết, việc giải thích do dân số tăng cơ học quá nhanh, gây quá tải, không đáp ứng kịp nhu cầu an sinh xã hội (nhà ở, nhà trẻ, trường học, giao thông, y tế…) nghe qua thì hợp lý hợp tình nhưng CN-NLĐ nhập cư đều trẻ, khỏe, là nguồn lực quý, cống hiến cho phát triển kinh tế… thì họ phải được trả công xứng đáng, được đáp ứng nhu cầu tối thiểu - nhà ở giá hợp với thu nhập. Điều này sẽ kích thích phát triển kinh tế nhanh và ổn định, đây là điều đã được nhiều nước tiến bộ trên thế giới thực hiện, giúp họ phát triển công nghiệp giàu mạnh.

Xác định giải pháp căn cơ giải quyết vấn đề thiếu NƠXH là xây dựng nhiều hơn những căn hộ loại này, UBND tỉnh Bình Dương đã kiến nghị Chính phủ xem xét tiếp tục bổ sung nguồn vốn ưu đãi đầu tư xây NƠXH, nâng thời gian cho vay từ 20 năm trở lên với chính sách vay đơn giản và dễ dàng hơn….

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, việc phát triển NƠXH đến nay vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất để xây dựng NƠXH; vướng mắc trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; thiếu nguồn vốn ưu đãi và cơ chế khuyến khích chủ đầu tư chưa thực chất, chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp...
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Pháp luật lao động -

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Pháp luật lao động -

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng

Phóng sự điều tra -

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng

Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.

Bài 6: “Trách nhiệm về phía ngân hàng là không thể trốn tránh được”

Pháp luật lao động -

Bài 6: “Trách nhiệm về phía ngân hàng là không thể trốn tránh được”

Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.

Công ty Igarten làm ăn ra sao trước “lùm xùm” nợ bảo hiểm xã hội?

Phóng sự điều tra -

Công ty Igarten làm ăn ra sao trước “lùm xùm” nợ bảo hiểm xã hội?

Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten (Công ty Igarten) thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Egroup, nổi tiếng với STEAMe GARTEN - được giới thiệu là “hệ thống trường mầm non song ngữ đầu tiên ứng dụng giáo dục STEAM tại Việt Nam”.

Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản

Phóng sự điều tra -

Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản

Ốm đau không được hưởng chế độ; sinh con nhiều năm không được hưởng tiền thai sản… Đó là thực trạng xảy ra với nhiều người lao động đã, đang làm việc tại Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten mà nguyên nhân doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội.

game doi thuong
: Tết Độc lập Cà phê cuối tuần

game doi thuong : Tết Độc lập

Ở nơi đây, từ nhiều tuần trước Tết Độc lập, bà con người Mông đã háo hức chuẩn bị cho việc xuống núi hòa chung niềm vui của đất nước.

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý Tôi công nhân

Quy định nghỉ việc không lương: 4 điều người lao động cần lưu ý

Theo quy định, ngoài ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động còn được quyền nghỉ không lương. Tuy nhiên trên thực tế, rất ít lao động biết đến những thông tin liên quan đến loại quyền lợi này.

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm"

Đồng chí Bành Hải Ninh, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ những kinh nghiệm trong việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước Infographic

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9).
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên! Video

Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!

Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.

Đọc thêm

Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”

Phóng sự điều tra -

Bài 5: Những “luật chơi” đưa công nhân vào thế “kẹt”

Công nhân, người lao động mở tài khoản - thẻ ATM (thẻ ngân hàng ghi nợ nội địa – Debit Card, gắn với tài khoản cá nhân) có những bất cập ngay từ khâu tổ chức phát hành thẻ, khi mà họ hạ bút ký, chấp nhận những quy định mà họ không được tư vấn kỹ, cần thời gian nghiên cứu. Những chiếc thẻ ATM – tài khoản ngân hàng - ít hoặc không giao dịch, người lao động vẫn phải trả phí “oan”. Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với một số luật sư và lãnh đạo tổ chức Công đoàn, nhằm làm rõ thêm vấn đề này.

Bài 4: Từ chủ thẻ thụ động đến “con nợ” tiềm tàng

Phóng sự điều tra -

Bài 4: Từ chủ thẻ thụ động đến “con nợ” tiềm tàng

Họ là những công nhân đang sở hữu “bộ sưu tập” thẻ khá lớn, từ 3 – 5 thẻ ATM, dẫu nhu cầu hiện tại chỉ sử dụng 1 – 2 thẻ. Đấy là “di sản” từ những cách phát hành đại trà từ nhà phát hành thẻ, thông qua các công ty đến người lao động. Những chiếc thẻ “dư dùng”, bỏ không đã khiến họ thành những “con nợ” tiềm tàng, bất đắc dĩ của ngân hàng, dẫu là vài chục ngàn, vài trăm ngàn đồng hay tiền triệu.

Từ cuộc khảo sát 500 công nhân dùng thẻ ATM: Những con số không thể làm ngơ

Phóng sự điều tra -

Từ cuộc khảo sát 500 công nhân dùng thẻ ATM: Những con số không thể làm ngơ

Nhằm mang đến những thông tin khách quan, xác thực trước thực trạng sử dụng thẻ ATM trong công nhân, lao động, nhất là họ có phải bị mất phí “oan” hay không, trong một tháng qua Tạp chí Lao động và Công đoàn đã tiến hành khảo sát 500 công nhân trong các khu công nghiệp lớn của cả nước. Kết quả có nhiều con số hẳn sẽ khiến nhiều người “bừng tỉnh” từ những chiếc thẻ ngân hàng tưởng đã “ngủ yên”, không dùng.

Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?

Emagazine -

Bài 2: Không dùng thẻ vẫn tốn phí: Tiền vào túi ai?

Theo những quy định hiện hành, nếu có thẻ ngân hàng nhưng không sử dụng, khách hàng vẫn có thể tốn phí từ 50 – 60 ngàn đồng, thậm chí hàng trăm ngàn đồng mỗi năm tùy từng trường hợp và tùy loại thẻ, thậm chí khách hàng có thể kèm phí phạt thanh toán dư nợ nếu chưa trả hết nợ. Tất nhiên, bạn có càng nhiều thẻ, số tiền ấy càng lớn, có khi tốn phí tiền triệu hằng năm, cùng với những rắc rối không đáng có khác.

Cảnh báo “bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Kỳ 1: Được “tặng” thẻ tín dụng, công nhân bỗng thành “con nợ”

Phóng sự điều tra -

Cảnh báo “bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Kỳ 1: Được “tặng” thẻ tín dụng, công nhân bỗng thành “con nợ”

Trót nhận thêm một thẻ tín dụng của một ngân hàng khi mở tài khoản ATM, bẵng đi gần chục năm dù không sử dụng, chị X. tá hỏa khi nhận được thông báo khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7 triệu đồng.

Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi

Pháp luật lao động -

Ngừng việc do tăng lương: Doanh nghiệp cần chủ động để tránh thiệt thòi

Một số vụ ngừng việc tập thể gần đây của người lao động đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong việc điều chỉnh tăng lương cho công nhân lao động và phải có sớm có thông báo rõ ràng, cụ thể để người lao động yên tâm làm việc…

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao tòa phúc thẩm tạm ngừng?

Phóng sự điều tra -

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu: Vì sao tòa phúc thẩm tạm ngừng?

Trong vụ án tranh chấp lao động mà công đoàn tham gia bảo vệ quyền lợi của người lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu, phiên tòa phúc thẩm ngày 19/6 tạm ngừng xét xử.

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Tòa phúc thẩm nghị án kéo dài

Phóng sự điều tra -

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Tòa phúc thẩm nghị án kéo dài

TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa ông Lưu Chí Hiếu và bị đơn là công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3; HĐXX nghị án kéo dài và dự kiến tuyên án vào ngày 19/6.

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”

Phóng sự điều tra -

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh quyết định thanh tra đột xuất 7 doanh nghiệp; xác minh trực tiếp tại 17 doanh nghiệp thực hiện thuê lại lao động. Các doanh nghiệp, đơn vị đều vi phạm quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, dưới thành niên, tổng mức xử phạt trên 330 triệu đồng.

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Phán quyết của tòa sơ thẩm là phù hợp

Pháp luật lao động -

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Phán quyết của tòa sơ thẩm là phù hợp

Tháng 10/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng loạt bài về vụ án một người lao động khởi kiện công ty và thắng kiện, được bồi thường hơn 725 triệu đồng. Bị đơn là Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 đã kháng cáo và tòa phúc thẩm sẽ xét xử vào ngày 02/5/2024. Liên quan vụ việc này, PV có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai.